Bài tập 5 trang 100 SBT Kinh tế pháp luật 10: Nội dung nào sau đây không phải là quyền con người, quyền và nghĩa công dân về chính trị?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Quyền được bảo đảm an sinh xã hội.
B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C. Quyền kết hôn và li hôn.
D. Quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 16: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Bài tập 4 trang 100 SBT Kinh tế pháp luật 10: Quyền con người có từ khi nào?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Từ khi sinh ra.
B. Khi là công dân của một nước.
C. Ở một độ tuổi nhất định.
D. Do pháp luật quy định.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 16: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Bài tập 3 trang 100 SBT Kinh tế pháp luật 10: Khẳng định nào sau đây là đúng về quyền con người?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Quyền con người là quyền bẩm sinh, khách quan ở mỗi người.
B. Quyền con người là quyền tự nhiên, vốn có, khách quan của con người.
C. Quyền con người là quyền khách quan và gắn với con người.
D. Quyền con người là quyền bẩm sinh và ở mỗi người là khác nhau.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 16: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Bài tập 2 trang 99 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hành vi nào dưới đây là thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân về kinh tế, văn hoá, xã hội?
(Đánh dấu X vào ô tương ứng)
Hành vi |
Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân về kinh tế |
Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân về văn hóa |
Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân về xã hội |
1. Trong quá trình kinh doanh, bà K đã đóng thuế cho cơ quan nhà nước. |
|
|
|
2. Gia đình luôn tạo điều kiện cho em N học tập. |
|
|
|
3. Ông D tiến hành đăng kí kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. |
|
|
|
4. Bạn M được tham gia cuộc thi vẽ về quê hương. |
|
|
|
5. Chị S đã được cứu chữa kịp thời khi bị tai nạn trong quá trình làm việc ở nhà máy. |
|
|
|
6. Anh R được làm công việc phù hợp với khả năng của bản thân ở cơ quan. |
|
|
|
7. Mỗi sáng chủ nhật G thường tham gia dọn vệ sinh đường làng. |
|
|
|
8. Vợ chồng chị M được hưởng trợ cấp thất nghiệp do ảnh hưởng của dịch COVID-19. |
|
|
|
9. Ông P là người dân tộc thiểu số được hưởng chính sách bảo hiểm y tế theo quy định của Chính phủ. |
|
|
|
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 16: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Bài tập 1 Trang 98 SBT Kinh tế pháp luật 10: Quan sát và cho biết các hình ảnh dưới đây thể hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân ở lĩnh vực nào.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 16: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Bài tập 15 trang 97 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy liệt kê các hoạt động của địa phương trong thực hiện quy định của Hiến pháp về chế độ chính trị. Theo em, các hoạt động đó có ý nghĩa gì đối với bản thân và gia đình?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị
Bài tập 13 trang 97 SBT Kinh tế pháp luật 10: Trường của M tổ chức cuộc thi tìm hiểu về đảo Trường Sa, tuy nhiên, một số bạn trong lớp lại cho rằng hoạt động này là không cần thiết vì học sinh chỉ cần hiểu rõ địa phương nơi mình sinh sống.
Trong trường hợp trên, nếu là M em sẽ giải thích như thế nào cho các bạn?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị
Bài tập 12 trang 97 SBT Kinh tế pháp luật 10: Uỷ ban nhân dân xã B đã tích cực tuyên truyền và tạo mọi điều kiện cho nhân dân trực tiếp, bình đẳng, bỏ phiếu kín để bầu cử Hội đồng nhân dân. Nhưng anh G lại thấy đây là hoạt động không cần thiết vì đó là hoạt động tự nguyện của mỗi người.
Em hãy nhận xét hành động của Uỷ ban nhân dân xã B và suy nghĩ của anh G.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị
Bài tập 11 trang 96 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc câu chuyện
KHÔNG AI ĐƯỢC VÀO ĐÂY
Sáng ngày 27/4/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi bỏ phiếu bầu Hội đồng nhân dân cấp huyện, xã,... Người bỏ phiếu tại hòm phiếu số 6, đơn vị 1, tiểu khu 1, khu phố Ba Đình, Hà Nội, đặt tại Nhà thuyền Hồ Tây.
Khi Bác Hồ đến, trong nhà thuyền đã có nhiều cử tri đang bỏ phiếu. Tổ bầu cử thấy Bác đến, ra hiệu để đồng bảo tạm dừng và tạo “điều kiện' để Bác bỏ phiếu trước. Biết ý, Bác nói:
- Ai đến trước, viết trước, Bác đến sau, Bác chờ. Bác chờ cho đến hàng mình mới nhận phiếu và vào “buồng” phiếu.
Nhà báo Ma Cường chợt nghĩ thật là 'hạnh phúc một đời của người làm báo”, “cơ hội ngàn năm có một” và vội giơ máy lên bẩm. Rất nhanh, Chủ tịch Hồ Chí Minh lấy tay che phiếu lại, nói với Ma Cường.
- Không ai được vào đây. Đây là phòng viết phiếu kín của cử tri. Phải bảo đảm tự do và bí mật cho công dân.
Nhà báo buông máy, nhưng vẫn thấy hạnh phúc.
Theo lời kể của các đồng chí ở gần Bác, trước khi đi bầu cử Bác không cho ai 'gợi ý”, cả, Bác nói:
- Ấy, đừng có “lãnh đạo” Bác nhé. Bác không biết Đảng uỷ hướng dẫn danh sách để ai, xoá ai đâu nhé. Đưa lí lịch của những người ứng cử đây để Bác xem.
Có chú nào dự buổi ứng cử viên trình bày ý kiến với cử tri, nói lại để Bác cân nhắc. Bác tự bầu.
a) Theo em, nội dung câu chuyện đã đề cập đến nguyên tắc bầu cử nào được quy định trong Hiến pháp?
b) Câu chuyện có ý nghĩa gì đối với bản thân em?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị
Bài tập 10 trang 96 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc thông tin
Từ phá thế bị bao vây, cấm vận, Việt Nam đã tạo dựng và củng cố vững chắc cục diện đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá, thuận lợi cho công cuộc đổi mới. Cho đến nay, chúng ta đã mở rộng và nâng tầm quan hệ ngoại giao với tất cả các nước láng giềng, các nước lớn, các đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống, từ đó tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của quốc tế đối với công cuộc đổi mới của nhân dân ta.
Đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân và đối ngoại của các ngành, lĩnh vực, địa phương, doanh nghiệp ngày càng mở rộng, chủ động, tích cực và đi vào chiều sâu. Trong đó, Đảng ta đã có quan hệ với 247 chính đảng ở 11 quốc gia, bao gồm khoảng 90 đảng cộng sản và công nhân quốc tế, các đảng cầm quyền và tham chính có vai trò quan trọng. Quốc hội có quan hệ với quốc hội, nghị viện của hơn 140 quốc gia và tham gia tích cực tại nhiều diễn đàn nghị viện quốc tế quan trọng. Hoạt động đối ngoại của Chính phủ trên các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hoá - xã hội được đẩy mạnh, góp phần tăng cường sự tin cậy chính trị và đan xen lợi ích với các đối tác. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức hữu nghị của nhân dân cũng đã triển khai đối ngoại thiết thực, góp phần củng cố quan hệ hữu nghị với nhân dân các nước, quảng bá sâu rộng công cuộc đổi mới, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới.
Em hãy xác định nội dung đường lối đối ngoại của nước ta được thể hiện trong thông tin trên theo quy định của Hiến pháp.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị
Bài tập 9 trang 95 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hành vi nào sau đây không thể hiện việc tuân thủ Hiến pháp về chế độ chính trị?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Anh D tích cực phê phán các hành vi xâm phạm biên giới quốc gia.
B. Ông M đã tố cáo hành vi tham nhũng của cán bộ xã.
C. Cô T thường tham gia xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
D. Bà P luôn từ chối phát biểu trong cuộc họp dân cư.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị
Bài tập 8 trang 95 SBT Kinh tế pháp luật 10: Mỗi hành vi dưới đây là biểu hiện của hình thức nào về dân chủ?
(Đánh dấu X vào ô tương ứng)
Hành vi |
Dân chủ trực tiếp |
Dân chủ gián tiếp |
1. Phát biểu ý kiến trong cuộc họp dân cư. |
|
|
2. Bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã. |
|
|
3. Tố cáo hành vi tham nhũng. |
|
|
4. Ứng cử Hội đồng nhân dân cấp xã. |
|
|
5. Góp ý luật khi được Quốc hội trưng cầu ý dân. |
|
|
6. Đại biểu Hội đồng nhân dân thay mặt nhân dân tham gia xây dựng luật. |
|
|
7. Thực hiện ủy thác của nhân dân quản lí xã hội. |
|
|
8. Khiếu nại hành vi xâm phạm đến quyền lợi của bản thân. |
|
|
9. Tham gia bàn bạc ý kiến xây dừng khu dân cư văn hóa. |
|
|
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị
Bài tập 7 trang 94 SBT Kinh tế pháp luật 10: Nội dung nào sau đây không phải là đường lối đối ngoại của nước ta theo quy định của Hiến pháp?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
B. Đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ.
C. Chủ động và tích cực hội nhập.
D. Can thiệp vào công việc nội bộ.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị
Bài tập 6 trang 94 SBT Kinh tế pháp luật 10: Nhân dân thực hiện dân chủ bằng những hình thức nào?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Dân chủ trực tiếp và dân chủ thuần tuý.
B. Dân chủ hình thức và dân chủ gián tiếp.
C. Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.
D. Dân chủ đại diện và dân chủ hình thức.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị
Bài tập 5 trang 94 SBT Kinh tế pháp luật 10: Theo Hiến pháp năm 2013, toàn bộ quyền lực nhà nước là thuộc về ai?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Giai cấp công nhân.
B. Nhân dân lao động.
C. Nhân dân.
D. Giai cấp nông dân.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị
Bài tập 4 trang 94 SBT Kinh tế pháp luật 10: Nội dung nào sau đây thể hiện bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định trong Hiến pháp năm 2013?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
B. Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
C. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
D. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị
Bài tập 3 trang 94 SBT Kinh tế pháp luật 10: Lãnh thổ của Việt Nam được quy định như thế nào trong Hiến pháp?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm vùng đất, vùng trời và vùng biển.
B. Thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển, vùng trời.
C. Độc lập và thống nhất lãnh thổ bao gồm vùng đất, vùng trời và vùng biển.
D. Độc lập và thống nhất lãnh thổ bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển, vùng trời.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị
Bài tập 2 trang 93 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hình thức chính thể của nước ta là gì?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Cộng hoà dân chủ.
B. Dân chủ cộng hoà.
C. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa.
D. Cộng sản chủ nghĩa.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị
Bài tập 1 trang 93 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết mỗi hình ảnh nói về nội dung nào của chế độ chính trị được quy định trong Hiến pháp.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị
Bài tập 12 trang 92 SBT Kinh tế pháp luật 10: Ông Q băn khoăn, khi ban hành các văn pháp pháp luật ở địa phương, Uỷ ban nhân dân xã sẽ dựa vào những căn cứ nào để ban hành?
Căn cứ vào những kiến thức đã học, em hãy giải thích cho ông Q về việc này.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 14: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 11 trang 92 SBT Kinh tế pháp luật 10: Là trưởng thôn của khu dân cư, ông K thường xuyên động viên mọi người tham gia hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương. Ông thường tích cực cùng cư dân tổ chức các hoạt động vào mỗi sáng chủ nhật hằng tuần. Nhưng trong các cuộc họp khu dân cư thì ông lại không lắng nghe các góp ý và quyết định theo ý mình.
a) Em hãy nhận xét về thái độ, hành vi của ông K.
b) Theo em, ông K nên làm gì để có thể hoàn thành tốt vai trò của người cán bộ trong tuân thủ Hiến pháp?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 14: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 10 trang 92 SBT Kinh tế pháp luật 10: Thời gian gần đây, H nghe thấy trên đài truyền thanh của khu dân cư phát động cuộc thi “Tìm hiểu về Hiến pháp mới do Quốc hội ban hành”. H rất hào hứng tham gia và chia sẻ với các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, em của H (15 tuổi) không muốn tham gia với lí do bản thân còn nhỏ chưa cần tìm hiểu về Hiến pháp.
a) Em hãy nhận xét về thái độ và hành vi của H.
b) Em có đồng ý với ý kiến của em H không? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 14: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 9 trang 91 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc thông tin
Nếu trong Hiến pháp năm 1980 và 1992 Hiến pháp được coi là “luật cơ bản của Nhà nước” thì ở Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận Hiến pháp là “luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Một chữ khác biệt song lại thể hiện sự phát triển một bước lớn về nhận thức.
Nhân danh “nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” tức là nhân danh những giá trị gì được gọi là cao cả nhất, lớn lao nhất tồn tại trên lãnh thổ quốc gia. Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nghĩa rằng Hiến pháp là luật cơ bản không phải chỉ đối với Nhà nước mà còn đối với toàn xã hội và các chủ thể trong đó. Chính vì vậy, hiệu lực pháp lí cao nhất của Hiến pháp đối với “nước” thì cũng có nghĩa là giá trị tối cao đối với không chỉ bộ máy nhà nước mà còn đối với bất kì người dân, tổ chức hay chủ thể nào trong xã hội. Khi nói Hiến pháp là luật cơ bản của nước còn có nghĩa Hiến pháp chứa đựng giá trị cao nhất, nền tảng nhất của cả quốc gia, dân tộc. Hiến pháp, do đó, có hiệu lực tối cao đối với bất kì hành vi hay công cụ pháp lí nào của các cơ quan nhà nước cũng như hành vi của các chủ thể khác trong xã hội.
Theo em, thông tin trên đã đề cập đến đặc điểm nào của Hiến pháp? Giải thích vì sao.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 14: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 8 trang 91 SBT Kinh tế pháp luật 10: Mỗi điều luật sau đây thể hiện nội dung nào trong quy định của Hiến pháp năm 2013? Vì sao?
A. Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. (Điều 25)
B. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. (Khoản 1, Điều 20)
C. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. (Khoản 2, Điều 2)
D. Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường; thực hiện phân công, phân cấp, phân quyển trong quản lí nhà nước; thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân. (Điều 52)
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 14: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 7 trang 90 SBT Kinh tế pháp luật 10: Theo em, nội dung của các văn bản pháp luật khác cần được ban hành như thế nào trong quan hệ với Hiến pháp?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Chỉ cần phủ hợp với tình hình địa phương, không cần căn cứ vào Hiến pháp.
B. Không được trái với quy định của Hiến pháp.
C. Có mối quan hệ chặt chẽ với Hiến pháp.
D. Có thể dự báo cho sự thay đổi của Hiến pháp.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 14: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 6 trang 90 SBT Kinh tế pháp luật 10: Khẳng định nào dưới đây là đúng về đặc điểm của Hiến pháp?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nhất của đất nước.
B. Hiến pháp chỉ áp dụng cho một số chủ thể pháp luật.
C. Hiến pháp là văn bản pháp luật có hiệu lực trong từng hoàn cảnh cụ thể.
D. Hiến pháp được xây dựng theo ý chí của riêng giai cấp cầm quyền.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 14: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 5 trang 90 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hành vi nào dưới đây là thực hiện nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Doanh nghiệp A không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
B. Bả X tự giác thực hiện các quy định của Hiến pháp.
C. Chị H tham gia các tổ chức chống phá Nhà nước.
D. Công ty Y khai thác tài nguyên khi chưa được sự đồng ý của Nhà nước.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 14: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 4 trang 90 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hành vi nào dưới đây là không tuân thủ Hiến pháp?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Ông B là cán bộ nhà nước luôn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển.
B. Anh D chủ động tham gia hoạt động phòng chống tham nhũng.
C. Chị M có hành vi xả rác thải ra môi trường.
D. Bà T tích cực tuyên truyền chính sách của Nhà nước trong khu dân cư.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 14: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 3 trang 90 SBT Kinh tế pháp luật 10: Khẳng định nào dưới đây là đúng nhất về Hiến pháp?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành.
B. Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành.
C. Hiến pháp là văn bản luật do Chính phủ thực hiện.
D. Hiến pháp là văn bản luật thể hiện ý chí của Nhà nước.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 14: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 2 trang 89 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hiến pháp quy định nội dung nào sau đây?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Từng vấn đề cụ thể của đất nước.
B. Các vấn đề cấp bách của quốc gia.
C. Những vấn đề cơ bản nhất của quốc gia.
D. Mọi vấn đề cụ thể của đất nước.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 14: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 1 trang 89 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết mỗi hình ảnh thể hiện nội dung gì về công dân tuân thủ Hiến pháp. Giải thích vì sao.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 14: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 13 trang 88 SBT Kinh tế pháp luật 10: Trước năm 2015, tình hình kinh tế - xã hội ở một số xã trong huyện M gặp nhiều khó khăn, còn nhiều gia đình nghèo khó túng thiếu, trong khi huyện N và huyện D bên cạnh đã có bước phát triển mới về kinh tế - xã hội. Trước tình hình này, chính quyền địa phương huyện đã cử một số cán bộ đi học tập kinh nghiệm, tìm hiểu về các mô hình hoạt động sản xuất của huyện N và huyện D. Sau đợt học tập kinh nghiệm này, Hội đồng nhân dân huyện M đã ban hành nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và các năm tiếp theo, Uỷ ban nhân dân huyện đã triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, phản công trách nhiệm cho các thành viên Uỷ ban nhân dân tổ chức thực hiện. Với hoạt động của chính quyền địa phương, đến nay huyện M đã trở thành một huyện giàu có và vững bước đi lên trên con đường phát triển.
Em hãy cho biết chức năng của Hội đồng nhân dân huyện M đã được thể hiện như thế nào trong thông tin trên.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 13: Chính quyền địa phương
Bài tập 12 trang 88 SBT Kinh tế pháp luật 10: Trong buổi trao đổi về chính quyền địa phương, ở lớp 10A có ý kiến cho rằng, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp xã, huyện đều có chung chức năng và hoạt động, vì đều có chung một trụ sở làm việc, đều có chung mục tiêu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Theo em, ý kiến trên đây là đúng hay sai? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 13: Chính quyền địa phương
Bài tập 11 trang 88 SBT Kinh tế pháp luật 10: Anh C làm hồ sơ dự tuyển vào một công ty nên anh chuẩn bị các giấy tờ cần thiết theo quy định. Nhưng khi anh A chuẩn bị đến Uỷ ban nhân dân xã để chứng thực bằng tốt nghiệp trung học phổ thông và giấy khai sinh thì chị A lại nói Uỷ ban nhân dân không có quyền chứng thực các giấy tờ này. Anh C băn khoăn không biết Uỷ ban nhân dân xã có thẩm quyền chứng thực bằng tốt nghiệp và giấy khai sinh hay không?
Em hãy giúp anh C giải quyết nỗi băn khoăn này.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 13: Chính quyền địa phương
Bài tập 10 trang 88 SBT Kinh tế pháp luật 10: Tại một cuộc họp của Uỷ ban nhân dân xã S, một uỷ viên Hội đồng nhân dân đề nghị Hội đồng nhân dân ban hành kế hoạch phát triển kinh tế và trật tự an toàn ở địa phương trong hai năm 2021, trong đó đề nghị phân công hai uỷ viên trực tiếp chỉ đạo thực hiện công tác này. Một uỷ viên khác của Hội đồng nhân dân phát biểu không đồng ý, vì cho rằng đây là nhiệm vụ hoạt động của Uỷ ban nhân dân, không phải của Hội đồng nhân dân.
Theo em, ý kiến nào trên đây là đúng? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 13: Chính quyền địa phương