Bài tập 15 trang 68 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy ước lượng số tiền em có thể tiết kiệm được hằng tháng và lập kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn, trung hạn, dài hạn từ số tiền tiết kiệm đó.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Bài tập 13 trang 68 SBT Kinh tế pháp luật 10: Mặc dù cuộc sống của gia đình A khá thoải mái nhưng A vẫn thường xuyên lập kế hoạch tài chính cá nhân và duy trì thói quen tiết kiệm đều đặn, không tiêu dùng lãng phí. Thấy vậy, bạn cùng lớp với A khuyên A không nên suy nghĩ nhiều về việc tiết kiệm và không cần lập kế hoạch tài chính cá nhân.
a) Em tán thành hay không tán thành với việc làm của A?
c) Nếu là A, em sẽ giải thích với các bạn trong lớp như thế nào?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Bài tập 12 trang 67 SBT Kinh tế pháp luật 10: Nhóm của Hằng tranh luận với nhau về kế hoạch tài chính cá nhân. Một số ý kiến được đưa ra như sau:
Hằng: Đối với học sinh, lập kế hoạch tài chính cá nhân trước hết là để mỗi học sinh có thể học cách tiết kiệm.
Hùng: Nói như Hằng cũng đúng. Nhưng tớ thấy ở tuổi học sinh, ngoài chăm chỉ tiết kiệm thì chúng mình cũng có thể tìm cách để tăng thu nhập. Chứ nếu chỉ có tiền tiết kiệm thì tớ nghĩ chúng ta còn lâu mới đạt được các mục tiêu tài chính.
Hằng: Tớ hiểu ý cậu, nhưng ở tuổi học sinh chúng ta có thể làm gì để có thêm thu nhập nhỉ? Mà tớ sợ như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc học tập.
a) Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến của bạn nào trong tình huống trên?
b) Em hãy giúp Hằng giải đáp những băn khoăn và gợi ý cách để có thể tăng thu nhập phù hợp với độ tuổi học sinh.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Bài tập 11 trang 66 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc thông tin
Một suy nghĩ phổ biến của không ít thanh niên Việt Nam là công dân sống ở các nước giàu, thu nhập cao sẽ dùng tiền rất thoải mái. Nếu có cơ hội đi nhiều nước hoặc được trò chuyện với những người làm ngành dịch vụ ở các khu vực chuyên phục vụ khách nước ngoài, bạn sẽ biết sự thật hoàn toàn khác. Điều khá thú vị ở các cường quốc hàng đầu là mọi thứ có khuynh hướng theo chiều ngược lại, hiện tượng tiêu xài hoang phí không phải là phổ biến.
Dù là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, nhưng những năm gần đây, Nhật Bản có tốc độ phát triển kinh tế không quá cao, thu nhập của lao động tăng không đáng kể. Nhận thức rõ điều đó, thanh thiếu niên các nước này có xu hướng tiết giảm chỉ tiêu thậm chí chỉ lùng sục mua những món hàng giảm giá. Sarumaru (26 tuổi) cho rằng việc mặc trên người những bộ đồ trị giá cả ngàn đô không thú vị bằng việc phối các kiểu quần áo rẻ tiền nhưng lại “hợp nhãn” với người đối diện. Sarumaru tin rằng việc hạn chế tối đa chi tiêu chắc chắn không ảnh hưởng đến sự tròn đầy, hạnh phúc trong cuộc sống.
Không chỉ thanh niên Nhật mà những cá nhân thuộc “thế hệ Millenials” (còn được gọi là “thế hệ Y', được sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1980 đến đầu năm 2000) tại Mỹ và nhiều quốc gia đã và đang phát triển dần có khuynh hướng sống tiết kiệm hẳn, sử dụng lại đồ cũ hơn là mua đồ mới. Việc mua xe hơi cũ, giường cũ, máy nghe nhạc và thậm chí váy cũ khá phổ biến. Giới trẻ Mỹ nói riêng và phương Tây nói chung đã chọn lối sống tự chịu trách nhiệm về bản thân từ năm 18 tuổi. Việc dọn ra ngoài sống riêng có “điểm cộng” giúp họ tự do hơn, nhưng đánh đổi lại họ cũng phải làm việc cật lực, sớm dẻ sẻn từng đồng đề có tiền trả thuê nhà, mức học phí đại học ngày càng phình to (nhất là ở các trường tư)... Dĩ nhiên trước đó họ từng trải qua giai đoạn sống phung phí, chỉ có điều khi nhận thức được nâng cao thì hành vi, quyết định đã thay đổi theo hướng tích cực. Chẳng hạn như câu chuyện nước Mỹ là nơi sinh ra chuỗi đồ ăn nhanh và thức uống có ga, những thử từng 'len lỏi' vào cuộc sống của người dân nơi đây, tựa như “hơi thở'. Thế nhưng, khi nhiều người nhận thức tỉ lệ béo phì một phần vì thế mà gia tăng, không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ, chuyện học hành mà còn các khía cạnh về tâm sinh lí,... họ đã chuyển biến về hành động. Một số bạn chọn tự nấu ăn và trồng các loại hoa, giúp khu vườn thêm đẹp và làm nước uống bổ dưỡng.
a) Em hãy nhận xét xu hướng chi tiêu của giới trẻ các nước trên thế giới được thể hiện trong thông tin trên.
b) Em học được điều gì từ thói quen chi tiêu, cách tiết kiệm và tự chủ tài chính của giới trẻ các nước trên thế giới.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Bài tập 10 trang 66 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc các trường hợp dưới đây
Trường hợp 1. Bố bạn A là nhân viên của một khách sạn. Mấy năm trước, thu nhập của bố bạn A rất ổn định. Tuy nhiên, từ khi xuất hiện dịch bệnh COVID-19 thu nhập của gia đình A giảm đáng kể. Sau vài tháng kinh doanh thua lỗ, khách sạn nơi bố của A làm việc đã sa thải gần hết nhân viên trong đó có bố của A. Đang là nguồn thu nhập chủ yếu trong gia đình, giờ đây bố của A phải tự xoay sở để nuôi gia đình và lo cho hai chị em A học hành. Tuy nhiên, do bố của A luôn biết tính toán, cân nhắc chi tiêu và có một phần quỹ tài chính dự phòng các biến cố nên cuộc sống hiện tại của gia đình A vẫn ổn định.
Trường hợp 2. Vợ chồng chị H kết hôn được 5 năm và có hai con nhỏ. Anh chị sống cùng bố mẹ chồng ở ngoại thành nhưng công việc ở trong nội thành nên anh chị dự định dùng số tiền tiết kiệm được mấy năm, để mua một căn chung cư gần nơi làm việc. Vợ chồng anh chị tính toán để mua được căn chung cư này sẽ phải dùng hết tiền tiết kiệm, xin ông bà nội hỗ trợ một phần, số còn lại sẽ vay ngân hàng và trả nợ dần. Vừa mới chuyển về nhà mới được một năm thì vợ chồng chị H quyết định rao bán căn nhà do bố chồng chị bị ung thư, không thể trả nợ vay ngân hàng và lo chi phí học hành cho hai con.
a) Các nhân vật trong thông tin trên đang gặp phải những vấn đề tài chính nào?
b) Vì sao bố của A vẫn có thể ổn định được cuộc sống gia đình mặc dù bị mất việc còn vợ chồng chị H không thể thực hiện được mục tiêu tài chính của mình?
c) Theo em, việc lập kế hoạch tài chính cá nhân có tầm quan trọng như thế nào.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Bài tập 9 trang 65 SBT Kinh tế pháp luật 10: Bắt đầu lên lớp 10, Lan lập kế hoạch tài chính cá nhân để đạt được các mục tiêu đề ra. Hằng tháng, Lan lập kế hoạch chi tiêu của cá nhân để cân đối chi tiêu hợp lí. Mọi khoản chi tiêu đều được Lan phân chia rõ ràng như chi phí sinh hoạt, chi phí học hành, giải trí và một phần tiết kiệm. Với số tiền tiết kiệm được trong 1 năm. Lan định lên lớp 11 sẽ mua một khoá học ôn thi trực tuyến.
Lan đặt mục tiêu thi đỗ vào một trường đại học chuyên ngành công nghệ thông tin. Sau khi ra trường, Lan đặt mục tiêu tìm một công việc ổn định, lập kế hoạch tài chính cá nhân cho tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư. Dự định lâu dài có thể mua được nhà trên thành phố và tiếp tục học thêm kĩ năng công nghệ thông tin.
a) Em hãy cho biết những loại kế hoạch tài chính cá nhân nào được đề cập ở trường hợp trên.
b) Em hãy phân tích mối quan hệ giữa các loại kế hoạch tài chính cá nhân. Theo em, để đạt được những mục tiêu tài chính cá nhân đã đề ra, mỗi người cần tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân như thế nào?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Bài tập 8 trang 65 SBT Kinh tế pháp luật 10: Huyền đặt mục tiêu kế hoạch tài chính cá nhân trong 3 năm sẽ mua được một chiếc máy tính xách tay. Huyền đã xác định mục tiêu cụ thể như sau:
- Tính toán số tiền cần thiết để mua máy tính là 12 triệu đồng.
- Cách để có tiền mua máy tính: để dành tiền mừng tuổi, tiết kiệm tiền bố mẹ cho hằng tháng và cùng chị gái bán hàng trực tuyến để tạo thêm thu nhập.
- Thời gian hoàn thành: 3 năm sau.
a) Em hãy xác định loại kế hoạch tài chính của Huyền trong trường hợp trên.
b) Em hãy nhận xét cách xác định mục tiêu và cách thức thực hiện kế hoạch tài chính mà Huyền đặt ra.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Bài tập 7 trang 65 SBT Kinh tế pháp luật 10: Để theo dõi và kiểm soát thu chi, mỗi cá nhân không nên thực hiện việc làm nào dưới đây?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Tính toán thu chi hợp lí sao cho các khoản chi tiêu không vượt quá thu nhập.
B. Tìm cách để cắt giảm các khoản chi tiêu cần thiết và tăng chi tiêu các khoản không thiết yếu.
C. Thực hiện tiêu dùng thông minh để cắt giảm chi phí cho các khoản chi tiêu.
D. Ghi chép thu chi hàng tháng để có thể kiểm soát tình hình tài chính cá nhân.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Bài tập 6 trang 64 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy sắp xếp lại thứ tự các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân và yêu cầu cụ thể trong từng bước cho phù hợp.
Thứ tự các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân |
Yêu cầu trong từng bước lập kế hoạch tài chính cá nhân |
1. Thiết lập quy tắc thu chi cá nhân cụ thể. |
a. Căn cứ vào tình hình tài chính cá nhân hiện tại để có kế hoạch hợp lí nhằm đạt được mục tiêu đề ra. |
2. Xác định mục tiêu và thời hạn của kế hoạch tài chính cá nhân |
b. Các quy tắc cơ bản cần thực hiện như: tránh chi tiêu không kế hoạch, cân nhắc sự cần thiết của hàng hóa trước khi mua, lựa chọn tiêu dùng thông minh,... |
3. Xác định tình hình tài chính hiện tại, thu và chi thường xuyên của cá nhân |
c. Phải quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Khi tình hình tài chính cá nhân thay đổi thì cần cập nhật thường xuyên, điều chỉnh để bản kế hoạch thực tế hơn. |
4. Tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân. |
d. Mục tiêu của kế hoạch tài chính cá nhân đặt ra phải cụ thể, phù hợp với khả năng, có dự kiến thời gian để hoàn thành. |
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Bài tập 5 trang 64 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây?
(Khoanh tròn chữ cái trước những câu em đồng tình)
A. Cần xây dựng ngân sách cho mọi kế hoạch tài chính cá nhân.
B. Cần bám sát kế hoạch tài chính cá nhân và không chi tiêu vượt mức.
C. Khi xác định mục tiêu tài chính cá nhân, cần căn cứ vào khả năng tài chính hiện tại của bản thân.
D. Nên ưu tiên cho các mục tiêu tài chính trước mắt, các mục tiêu tài chính lâu dài chưa cần tính đến.
E. Kiểm soát tài chính cá nhân sẽ làm mất đi sự thoải mái trong cuộc sống.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Bài tập 4 trang 63 SBT Kinh tế pháp luật 10: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về các loại kế hoạch tài chính cá nhân?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựu chọn)
A. Xét theo thời gian thực hiện, kế hoạch tài chính cá nhân được phân chia thành kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
B. Thời gian thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân của mỗi người là khác nhau.
C. Thực hiện các mục tiêu tài chính cá nhân ngắn hạn là cơ sở để thực hiện mục tiêu tài chính cá nhân trung hạn và dài hạn.
D. Cần tập trung cho mục tiêu tài chính cá nhân dài hạn, không cần thiết thực hiện mục tiêu tài chính cá nhân ngắn hạn và trung hạn.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Bài tập 3 trang 63 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết ý nghĩa của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân trong các trường hợp dưới đây.
Trường hợp |
Ý nghĩa |
1. Chị H lập kế hoạch tiết kiệm tiền chi tiêu hằng tháng để mua bảo hiểm cho gia đình. |
|
2. Gia đình bạn M thường xuyên lập kế hoạch chi tiêu hằng tháng để cân đối thu chi trong gia đình. |
|
3. Bạn K lập kế hoạch tiết kiệm tiền để mua một số dụng cụ thí nghiệm phục vụ cho học tập của bản thân. |
|
4. Bạn N lập kế hoạch tiết kiệm tiền chi tiêu và đi làm thêm để mua một chiếc máy tính xách tay. |
|
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Bài tập 2 trang 63 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy liệt kê các loại kế hoạch tài chính cá nhân (theo thời gian thực hiện) và cho ví dụ cụ thể.
Loại kế hoạch tài chính cá nhân |
Thời gian thực hiện |
Ví dụ minh họa |
1. |
|
|
2. |
|
|
3. |
|
|
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Bài tập 12 trang 61 SBT Kinh tế pháp luật 10: Q rất thích sử dụng thẻ tín dụng vì nhiều ưu điểm trong thanh toán như có thể thanh toán mọi lúc, mọi nơi trong hạn mức tín dụng, được hưởng những ưu đãi từ ngân hàng và các đối tác liên kết, sử dụng thẻ tín dụng rất tiện lợi. Nhiều lần đi mua sắm, Q chi tiêu “vung tay quá trán”. Thấy vậy, bạn của Q là H đã khuyên bạn mình cần cân nhắc trước khi sử dụng thẻ nhưng Q không nghe.
a) Em hãy nhận xét cách sử dụng thẻ tín dụng của Q. Nếu là H, em sẽ đưa ra lời khuyên thế nào để giúp Q có thể thay đổi thói quen sử dụng thẻ tín dụng?
b) Theo em, sự khác biệt giữa sử dụng tiền mặt với sử dụng thẻ tín dụng là gì?
c) Em hãy liệt kê những sai lầm khi sử dụng thẻ tín dụng để có thể giúp mọi người sử dụng thẻ tín dụng dùng cách và có trách nhiệm.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 9: Dịch vụ tín dụng
Bài tập 11 trang 60 SBT Kinh tế pháp luật 10: Xử lí tình huống
Tình huống 1. Chị T dùng thẻ tín dụng của một ngân hàng để trả hóa đơn khi đi ăn ở nhà hàng, tổng cộng 609 000 đồng. Do đi nước ngoài 1 tháng và quên thời hạn thanh toán, sau đó chị T bị tính lãi 222 000 đồng cộng với số tiền phạt 80 000 đồng, tổng cộng 302 000 đồng, gần một nửa so với số tiền đã cà thẻ.
Tình huống 2. Chị H chủ thẻ tín dụng của Ngân hàng T, đi nước ngoài và có thẻ tín dụng hơn 102 triệu đồng, sau đó do bị giới hạn mức chuyển khoản trong ngày nên chỉ chuyển khoản thanh toán trước 100 triệu đồng, 2 triệu còn lại chị định thanh toán vào hôm sau, nhưng do bận rộn công việc nên quên thanh toán, cũng bị tính lãi và phí phạt trên toàn bộ dư nợ.
a) Theo em, tại sao chị T và chị K phải trả tiền lãi cao như vậy?
b) Em hãy cho biết những rủi ro mà chủ thẻ tín dụng có nguy cơ mắc phải.
c) Theo em, để tránh những rủi ro khi sử dụng thẻ tín dụng, chủ thẻ tín dụng cần phải nắm vững những quy định gì?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 9: Dịch vụ tín dụng
Bài tập 10 trang 59 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc thông tin
Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 28/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư số 19/2016/TT-NHNN về hoạt động thẻ ngân hàng. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/4/2020.
Thông tư số 28/2019/TT-NHNN quy định như sau: 'Đối với chủ thẻ phụ là người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước. Không còn yêu cầu phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật'.
Xu hướng này sẽ khuyến khích trẻ tự lập và tự thanh toán một số hàng hoá dịch vụ cho mình qua hình thức thẻ tín dụng. Một phần giúp cho thị trường thẻ Việt Nam phát triển ngang hàng với các nước trong khu vực, thu hút thanh toán không dùng tiền mặt. Bên cạnh đó, trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, việc mua sắm online phổ biến. Việc cho trẻ em được mở tài khoản ngân hàng, mở thẻ tín dụng để thanh toán sẽ phần nào giúp các em chủ động hơn, thuận tiện vì hơn trong việc thực hiện các giao dịch mua bán hàng hoá phục vụ nhu cầu học tập, cuộc sống của chính các em được dễ dàng. Mặt khác, điều này còn thuận tiện hơn vì không bị giới hạn bởi số tiền có trong tài khoản như hình thức thẻ ghi nợ. Điều này cũng giúp phụ huynh tiết kiệm thời gian và tạo điều kiện thuận lợi hơn khi cho con cái mua sắm đồ dùng thiết yếu cho cuộc sống của con mình.
Thông thưởng, người trẻ rất dễ sập bẫy chi tiêu. Nhất là các em thiếu niên từ đủ 15 tuổi vì nhận thức của trẻ còn hạn hẹp để sử dụng thẻ tín dụng một cách thông minh, hiệu quả, thậm chí không gây thiệt hại cho bố mẹ. Chưa kể đến thông tin về cách bảo vệ an toàn thông tin thể tránh bị kẻ xấu lợi dụng trong môi trường Internet phổ biến hiện nay. Do đó, nếu trẻ không có tài sản cá nhân riêng và có thẻ tín dụng, việc chi tiêu vô tội vạ ngay cả khi không có tiền sẽ khiến cá nhân các em và phụ huynh sẽ gặp rắc rối với ngân hàng chủ thể khi ngân hàng yêu cầu thanh toán có tinh đến lãi suất và phạt chậm trả,...
a) Em hãy cho biết người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng những loại thẻ nào.
b) Theo em, những thuận lợi và rủi ro của việc sử dụng thẻ tín dụng đối với người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự là gì?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 9: Dịch vụ tín dụng
Bài tập 9 trang 59 SBT Kinh tế pháp luật 10: Anh H muốn mua một chiếc máy tính tại cửa hàng máy tính X. Sau khi nhân viên tư vấn về các dịch vụ mua hàng, anh H lựa chọn mua trả góp thông qua công ty tài chính liên kết với cửa hàng. Anh trả trước 40% giá trị sản phẩm, số tiền còn lại sẽ trả góp thông qua công ty tài chính. Sau khi hoàn tất thủ tục mua trả góp, anh H được nhận máy tính.
a) Em hãy cho biết tín dụng tiêu dùng được thực hiện thông qua hình thức nào.
b) Em hãy so sánh chi phí sử dụng tiền mặt và mua trả góp.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 9: Dịch vụ tín dụng
Bài tập 8 trang 59 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy phân biệt tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại theo các tiêu chí dưới đây.
Tiêu chí |
Tín dụng ngân hàng |
Tín dụng thương mại |
1. Chủ thể liên quan |
|
|
2. Đối tượng |
|
|
3. Lãi suất |
|
|
4. Thời hạn |
|
|
5. Tiêu chí khác |
|
|
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 9: Dịch vụ tín dụng
Bài tập 7 trang 58 SBT Kinh tế pháp luật 10: Anh T dùng thẻ tín dụng do ngân hàng cấp để trả tiền mua sắm quần áo. Căn cứ vào mức lương của anh T là 10 triệu đồng, ngân hàng cho phép anh T sử dụng dịch vụ thẻ với hạn mức tín dụng là 40 triệu đồng. Sau một thời gian theo thoả thuận, anh T phải thanh toàn lại cho ngân hàng. Sau thời gian đó, nếu không trả hết số tiên đã vay, anh T sẽ phải chịu lãi.
a) Em hãy xác định các hình thức tín dụng ngân hàng được các cấp ở trường hợp trên và cho biết đặc điểm của hình thức đó.
b) Theo em, sử dụng thẻ tín dụng có ưu điểm và hạn chế gì?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 9: Dịch vụ tín dụng
Bài tập 6 trang 58 SBT Kinh tế pháp luật 10: Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về tín dụng thương mại?
(Khoanh tròn trước những câu em lựa chọn)
A. Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh thông qua các hình thức như mua bán chịu hàng hóa, trả góp hoặc trả chậm.
B. Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng thương mại và chủ thể tiêu dùng.
C. Đối tượng huy động, cho vay của tín dụng thương mại là tiền tệ.
D. Công cụ của tín dụng thương mại là giấy chứng nhận mua bán chịu (thương phiếu).
E. Tín dụng tiêu dùng xuất hiện bên cạnh tín dụng thương mại nhằm kích thích việc tiêu thụ sản phẩm.
G. Người tiêu dùng cũng có thể đi vay các tổ chức trung gian tài chính (ngân hàng thương mại, công ty tài chính) để thanh toán tiền mua hàng tiêu dùng của các doanh nghiệp.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 9: Dịch vụ tín dụng
Bài tập 5 trang 58 SBT Kinh tế pháp luật 10: Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về tín dụng nhà nước?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với các chủ thể kinh tế thông qua việc phát hành công trái, trái phiếu.
B. Hoạt động tín dụng nhà nước vì mục tiêu lợi nhuận là chủ yếu.
C. Lãi suất cho vay tín dụng nhà nước là ưu đãi do Nhà nước quy định.
D. Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán các khoản cho vay.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 9: Dịch vụ tín dụng
Bài tập 4 trang 57 SBT Kinh tế pháp luật 10: Gia đình bạn X dự định mua nhà mới nhưng còn thiếu 200 triệu đồng. Bố của X đã mang căn cước công dân, sổ hộ khẩu, giấy xác nhận lương hằng tháng đến ngân hàng để vay tiền số tiền trên. Nhân viên ngân hàng cho biết bố của X là công chức nhà nước, có thu nhập ổn định nên có thể vay không cần đảm bảo trong thời hạn 1 năm. Hãy cho biết hình thức tín dụng ngân hàng mà bố của X đã sử dụng.
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Vay trả góp.
B. Vay không hoàn trả.
C. Nay tín chấp.
D. Vay thế chấp.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 9: Dịch vụ tín dụng
Bài tập 3 trang 57 SBT Kinh tế pháp luật 10: Bố của Minh dự định mua một chiếc ô tô để kinh doanh dịch vụ chở khách và đã mang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến ngân hàng để vay số tiền 500 triệu đồng, với lãi suất × %/năm trong 5 năm. Hãy cho biết hình thức tín dụng ngân hàng mà bố của Minh đã sử dụng.
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Vay tín chấp.
B. Vay thế chấp.
C. Vay trả góp.
D. Vay trả chậm.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 9: Dịch vụ tín dụng
Bài tập 2 trang 56 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy đọc bảng số liệu dưới đây và trả lời câu hỏi.
Bảng 1. Lãi suất gửi tiết kiệm Ngân hàng A từ tháng 01 năm 20xx dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp
Kì hạn |
Cá nhân |
Doanh nghiệp |
Không kì hạn |
0,10% |
0,20% |
1-2 tháng |
3.10% |
3.00% |
3-5 tháng |
3.40% |
3.30% |
6-8 tháng |
4,00% |
3.70% |
9-11 tháng |
4,00% |
3,70% |
12-17 tháng |
5,60% |
4,90% |
18-24 tháng |
5,60% |
4,90% |
Bảng 2. Lãi suất cho vay của Ngân hàng A từ tháng 01 năm 20xx
Sản phẩm |
Lãi suất (%/năm) |
Mức vay tối đa |
Thời hạn |
Xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mua nhà ở |
7,00% |
85% nhu cầu |
15 năm |
Tiêu dùng trả góp |
7,00% |
80% chi phí |
5 năm |
Cầm cố giấy từ có giá |
7,00% |
Linh hoạt |
Linh hoạt |
Hạn mức tín dụng |
6,00% |
Linh hoạt |
1 năm |
Mua phương tiện đi lại |
7,00% |
85% chi phí |
Linh hoạt |
Hạn mức tín dụng dành cho hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nhỏ |
6,00% |
200 triệu đồng |
3 năm |
Hỗ trợ du học |
7,00% |
85% chi phí |
Linh hoạt |
Lưu vụ đối với nông dân |
6,00% |
Linh hoạt |
1 năm |
Vốn ngắn phục vụ sản xuất kinh doanh |
6,00% |
Linh hoạt |
1 năm |
Vốn đầu tư cố định sản xuất kinh doanh |
6,00% |
Linh hoạt |
Linh hoạt |
a) Em hãy cho biết hoạt động tín dụng của Ngân hàng A (nhận gửi, cho vay) được thực hiện như thế nào.
b) Từ sự phân tích trên, em hãy cho biết tín dụng ngân hàng có những đặc điểm gì. Hãy so sánh lãi suất gửi tiết kiệm và lãi suất cho vay của ngân hàng trong thông tin trên.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 9: Dịch vụ tín dụng
Bài tập 14 trang 55 SBT Kinh tế pháp luật 10: Anh S lấy lí do cần huy động vốn kinh doanh bất động sàn để vay tiền của những người thân quen ở địa phương và các xã lân cận với lãi suất cao hơn nhiều so với ngân hàng. Cầm tiền của người này, anh S đưa cho người khác vay với lãi suất cao hơn để hưởng lãi chênh lệch. Những tháng đầu, anh S trả tiền lãi đầy đủ cho mọi người để tạo lòng tin. Bố của K thấy số tiền lãi rất lớn nên định rút tiền gửi ngân hàng để cho anh S vay.
a) Em hãy nhận xét hành vi của anh S.
b) Nếu là K, em sẽ khuyên bỏ như thế nào?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 8: Tín dụng
Bài tập 13 trang 55 SBT Kinh tế pháp luật 10: Thấy một số bạn trong lớp liên tục thay điện thoại mới, D đã xin tiền gia đình để mua nhưng bố mẹ không đồng ý vì điện thoại của D vẫn còn tốt. Một số bạn gọi ý D vay tín dụng đen để có tiền mua điện thoại vì thủ tục vay nhanh gọn, không cần thế chấp.
a) Theo em, D có nên vay tín dụng đen hay không? Vì sao
b) Nếu là bạn của D, em sẽ khuyên D như thế nào?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 8: Tín dụng
Bài tập 12 trang 55 SBT Kinh tế pháp luật 10: Có quan điểm cho rằng, sử dụng tín dụng có thể xem như một giải pháp hữu ích đối với các chủ thể của nền kinh tế, nhưng nó cũng có thể đẩy chúng ta vào những tình huống mất kiểm soát.
Em hãy bình luận ý kiến trên và cho biết cách sử dụng dịch vụ tín dụng sao cho hiệu quả và hợp lí nhất.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 8: Tín dụng
Bài tập 11 trang 55 SBT Kinh tế pháp luật 10: Lan mơ ước sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ tiếp tục theo học một trường đại học chuyên ngành kinh tế. Suốt 12 năm học phổ thông, Lan luôn nỗ lực phấn đấu và đạt thành tích cao trong học tập. Nhưng nghĩ đến hoàn cảnh gia đình khó khăn, Lan lo lắng không có đủ tiền để học đại học. Nhiều khi thấy bố mẹ làm việc vất vả, Lan muốn từ bỏ ước mơ của mình để đi làm kiếm tiền giúp đỡ bố mẹ.
a) Sau khi đã nắm rõ vai trò của tín dụng, em có thể tháo gỡ những lo lắng của Lan như thế nào?
b) Em hãy đóng vai là người tư vấn tín dụng chính sách để định hướng cho Lan có thể tiếp tục theo đuổi đam mê của mình.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 8: Tín dụng
Bài tập 10 trang 54 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc thông tin
Từ khi triển khai chính sách tín dụng học sinh, sinh viên đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội đã tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp nhằm huy động đủ nguồn vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của các đối tượng chính sách. Với mục tiêu không để một học sinh, sinh viên nào đã trúng tuyển đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí, chính sách tín dụng học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội đã chuyển tại vốn vay đến đúng đối tượng hưởng lợi và được sử dụng có hiệu qua.
Chính sách tín dụng học sinh, sinh viên đã rút ngắn chênh lệch giữa các vùng miền. Bất kể học sinh, sinh viên ở nông thôn hay vùng núi, hải đảo, vùng xa xôi thuộc đối tượng vay vốn chính sách tín dụng học sinh, sinh viên theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg và các văn bản sửa đổi, bổ sung, khi thực hiện các quy trình, thủ tục vay vốn theo quy định sẽ được vay vốn để học tập, có cơ hội thoát nghèo vươn lên trong cuộc sống.
Việc cho vay theo chính sách tín dụng học sinh, sinh viên diễn ra trong một quá trình dài, tuy nhiên, chi phí vận hành của chính sách tín dụng này được tiết giảm tối đa. Điều đó là nhờ việc trực tiếp cho vay hộ gia đình học sinh, sinh viên thông qua ủy thác một số nhiệm vụ đối với tổ chức chính trị - xã hội đã chuyển tải vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả người vay và ngân hàng.
Bên cạnh đó, chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên được vận hành bởi bộ máy gọn nhẹ và có thể cho vay được nhiều đối tượng: học sinh, sinh viên mồ côi, học sinh, sinh viên thuộc hộ gia đình nghèo, học sinh, sinh viên thuộc bởi gia đình cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn đột xuất, hộ vay vốn lao động nông thôn học nghề, hộ vay vốn bộ đội xuất ngũ học nghề với dư nợ tập trung chủ yếu ở đối tượng hộ cận nghèo, hộ có khó khăn đột xuất, hộ nghèo. Ngân hàng Chính sách xã hội kết hợp các tổ chức chính trị xã hội là Hội Phụ nữ, Hội Nông dân. Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên đến từng thôn, xóm, trong gia đình ở khắp mọi miền Tổ quốc để tuyên truyền, triển khai thực hiện chính sách tín dụng học sinh sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Có thể thấy, chính sách tín dụng học sinh, sinh viên đã mang một ý nghĩa lớn cả về kinh tế, chính trị và xã hội, tạo ra sự gắn kết giữa kinh tế và xã hội trong công tác xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, sự bình đẳng trong giáo dục, góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
Em hãy cho biết vai trò của tín dụng được thể hiện như thế nào ở thông tin trên và nêu ý nghĩa của tín dụng đối với sự phát triển giáo dục và đào tạo ở nước ta.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 8: Tín dụng
Bài tập 9 trang 53 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy so sánh chi phí sử dụng tiền mặt và mua tín dụng. Theo em, việc sử dụng tiền mặt và mua tín dụng có ưu điểm và nhược điểm như thế nào?
Sử dụng tiền mặt |
Mua tín dụng |
|
Ưu điểm |
|
|
Nhược điểm |
|
|
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 8: Tín dụng
Bài tập 8 trang 53 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy làm rõ vai trò của tín dụng trong các trường hợp sau.
Trường hợp 1. Anh Trung muốn thành lập doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhưng thiếu vốn đầu tư. Được sự hỗ trợ của ngân hàng, anh Trung đã tiếp cận được vốn vay để sản xuất kinh doanh. Với chiến lược kinh doanh rõ ràng, sau 3 năm anh Trung đã hoàn trả ngân hàng cả gốc và lãi.
Trường hợp 2. Bố mẹ bạn Mai dự định xây nhà mới nhưng vẫn thiếu 100 triệu đồng. Bố của Mai đã đến ngân hàng để vay 100 triệu với thời hạn vay 1 năm và lãi suất theo quy định của ngân hàng.
Trường hợp 3. Nhờ chương trình vay vốn ưu đãi của Nhà nước, nhiều hộ gia đình nghèo đã được vay vốn sản xuất kinh doanh. Nhiều hộ gia đình trong số đó đã thoát nghèo nhờ vốn tín dụng chính sách.
Trường hợp 4. Nhận thấy thị trường đang khan hiếm vốn trong khi nhu cầu vốn gia tăng, các ngân hàng đã kịp thời cung ứng nguồn vốn cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất và cá nhân vay vốn để duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 8: Tín dụng