Bài tập 7 trang 53 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc trường hợp
Vào mỗi dịp Tết, Hưng thường nhận được một khoản tiền mừng tuổi. Ngoài số tiền này, Hưng còn có thêm một khoản tiết kiệm nhỏ. Hưng nhờ bố mẹ gửi số tiền này ở ngân hàng với thời hạn 1 năm và lấy lãi vào cuối năm.
Bố mẹ Hưng dự định năm nay mua ô tô nên sẽ vay ngân hàng một khoản tiền 200 triệu trong 2 năm với lãi suất do ngân hàng quy định.
a) Ai là người cho vay và được ngân hàng trả lãi?
b) Ai là người vay và phải trả lãi ngân hàng?
c) Người cho vay và người đi vay thoả thuận với nhau những gì?
d) Hãy chỉ ra điểm giống nhau trong hành vi của Hưng và bố mẹ Hưng.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 8: Tín dụng
Bài tập 6 trang 52 SBT Kinh tế pháp luật 10: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi nói về sử dụng tiền mặt và sử dụng dịch vụ tín dụng?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Sử dụng dịch vụ tín dụng giúp chúng ta có thể thanh toán mọi lúc, mọi nơi, không giới hạn số tiền thanh toán.
B. Để sử dụng dịch vụ tín dụng, khách hàng phải đáp ứng được một số điều kiện về uy tín và thu nhập do tổ chức tín dụng đặt ra.
C. Khi sử dụng dịch vụ tín dụng, khách hàng phải trả phí hằng năm cho tổ chức tín dụng, tuỳ thuộc vào số tiền tối đa được phép chi tiêu.
D. Sử dụng tiền mặt chỉ được chi tiêu trong phạm vi số tiền hiện có.
E. Sử dụng dịch vụ tín dụng có thể chi tiêu trong khoảng hạn mức tín dụng mà ngân hàng cho phép.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 8: Tín dụng
Bài tập 5 trang 52 SBT Kinh tế pháp luật 10: Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của tín dụng?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng lượng tiền mặt trong lưu thông.
B. Là công cụ điều tiết kinh tế - xã hội quan trọng của Nhà nước.
C. Là công cụ huy động vốn thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
D. Góp phần cải thiện cuộc sống của dân cư.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 8: Tín dụng
Bài tập 4 trang 52 SBT Kinh tế pháp luật 10: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về đặc điểm của tín dụng?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Người cho vay chỉ nhường quyền sử dụng vốn cho người vay trong một khoảng thời gian nhất định.
B. Có sự thoả thuận giữa người vay và người cho vay về lãi suất phải trả theo quy định của pháp luật.
C. Có sự thoả thuận giữa người vay và người cho vay về thời hạn cho vay trong một khoảng thời gian nhất định.
D. Người cho vay nhường quyền sở hữu vốn cho người vay.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 8: Tín dụng
Bài tập 3 trang 52 SBT Kinh tế pháp luật 10: Tín dụng là khái niệm thể hiện quan hệ giữa các chủ thể nào dưới đây?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Người cho vay và người sở hữu.
B. Người cho vay và người vay.
C. Người cho vay và người quản lí.
D. Người sử dụng và người vay.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 8: Tín dụng
Bài tập 2 trang 51 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Người vay chỉ cần hoàn trả đủ số tiền gốc cho người cho vay.
B. Người vay và người cho vay được tự do thoả thuận về thời hạn cho vay và lãi suất phải trả.
C. Người cho vay giao quyền sở hữu nguồn vốn cho người vay trong một thời gian nhất định.
D. Người cho vay chỉ nhường quyền sử dụng vốn tạm thời cho người vay trong một thời gian nhất định.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 8: Tín dụng
Bài tập 20 trang 50 SBT Kinh tế pháp luật 10: Là công dân học sinh, em hãy tìm hiểu các mô hình kinh tế thích hợp trong tương lai đối với bản thân và chia sẻ với các bạn trong lớp về sự lựa chọn của mình.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Bài tập 19 trang 50 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy giới thiệu một mô hình sản xuất kinh doanh của hợp tác xã ở địa phương nơi em sinh sống và cho biết lĩnh vực sản xuất kinh doanh, ý nghĩa, hiệu qua của mô hình này.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Bài tập 17 trang 50 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy phân biệt sự khác nhau giữa mô hình kinh tế hộ gia đình và kinh tế hợp tác xã; mô hình kinh tế hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân; loại hình doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân; loại hình công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; loại hình doanh nghiệp tư nhân với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Bài tập 16 trang 50 SBT Kinh tế pháp luật 10: Những năm gần đây ở địa phương của A đẩy mạnh phong trào trồng dưa lưới trong nhà mảng, một số hộ gia đình đã bước đầu thành công trong sản xuất kinh doanh. A mong muốn sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ lựa chọn ngành học liên quan đến kĩ thuật nông nghiệp để sau này có thể phát triển mô hình trồng dưa lưới và các loại cây trồng khác. Khi biết được xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của A, bố mẹ và bạn bè khuyên A không nên học ngành này vì vất vả, không có tương lai.
a) Theo em, A có nên nghe theo lời khuyên của bố mẹ và bạn bè không? Vì sao?
b) Nếu là bạn của A, em sẽ khuyên A như thế nào?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Bài tập 15 trang 50 SBT Kinh tế pháp luật 10: Giang và Dũng thảo luận với nhau về mô hình kinh tế hợp tác xã.
Giang: Ở quê tớ có rất nhiều hộ gia đình đăng kí tham gia hợp tác xã vì hợp tác xã hỗ trợ đầu vào, bao tiêu đầu ra sản phẩm cho các hộ nông dân.
Dũng: Tớ còn nghe nói hợp tác xã hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thựcvật. Sau khi thu hoạch thì hợp tác xã bao tiêu, thu mua với giá cả được kí tronghợp đồng trước đó.
Giang: Nhưng tớ băn khoăn vì các thành viên tham gia hợp tác xã dù đóng góp nhiều hay ít vốn thi đều có quyền quyết định như nhau và khi có quá đông thành viên tham gia hợp tác xã thì việc quản lí sẽ khó khăn.
a) Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến của các bạn trong cuộc thảo luận trên? Vì sao?
b) Em hãy cho biết những ưu điểm và hạn chế của mô hình kinh tế hợp tác xã.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Bài tập 14 trang 49 SBT Kinh tế pháp luật 10: Gia đình ông X có 4 thành viên đầu tư xây dựng mô hình vườn - ao - chuồng (VAC) trên diện tích hơn 5.000m, tổng kinh phi đầu tư hoàn thiện mô hình kinh tế của gia đình ông khoảng 300 triệu đồng. Thu nhập từ chăn nuôi lợn, gia cầm được ông dùng để quay vòng đầu tư tái sản xuất và mở rộng chuồng trại. Phế phẩm chăn nuôi dùng làm thức ăn cho cá và ủ làm phân bón cho cây. Gần đây, năm bắt nhu cầu thực phẩm sạch của các hộ gia đình ở thành phố, ông mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình sản xuất kinh doanh nông sản sạch. Với mô hình kinh tế tổng hợp VAC phát triển ổn định, sau khi trừ các khoản chi phi gia đình ông X thu nhập từ 300 triệu đến 400 triệu đồng/năm.
a) Em hãy cho biết mô hình sản xuất kinh doanh nào được nhắc đến ở trưởng hợp trên. Hãy làm rõ đặc điểm mô hình sản xuất kinh doanh của ông X.
b) Em hãy làm rõ những ưu điểm và hạn chế của mô hình sản xuất kinh doanh trên.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Bài tập 13 trang 48 SBT Kinh tế pháp luật 10: Xử lí thông tin
Thông tin 1. Thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi do các cấp Hội Nông dân phát động, trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Sơn La đã có nhiều mô hình chuyển đổi đa dạng, nhất là mô hình theo hướng trồng cây ăn quả trên đất dốc. Huyện Vân Hồ cũng là một địa phương có nhiều mô hình như thể. Trong số đó phải kể đến hộ gia đình anh Tráng A Cao ở bản Hua Tạt, xã Văn Hồ với mô hình trồng cây ăn quả trên đất dốc đã cho thu nhập bình quân mỗi năm gần 400 triệu đồng.
Sau một thời gian tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm về mô hình trồng cây ăn quả đến năm 2013 gia đình anh Cao quyết định chuyển đổi cây trồng. Ban đầu khó khăn về vốn, gia đình anh đã vay tiền ngân hàng chính sách xã hội và người thân khoảng 200 triệu đồng để mua giống, phân bón, cải tạo đất. Từ nhận thức đúng về tính hiệu quả của cây ngô, cây lúa, gia đình anh đã quyết định chuyển đổi toàn bộ diện tích sang trồng các loại cây ăn quả, với định hướng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp theo hưởng hữu cơ, thân thiện với môi trường trên toàn bộ diện tích canh tác. Sau 5 năm chuyển đổi cây trồng, gia đình anh đã có thu nhập khá từ vườn cây ăn quả. Đến năm 2018, anh Cao tham gia thành lập hợp tác xã nông nghiệp A Cao gồm 7 thành viên và do chính anh làm Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp này.
Do cần cù, chăm chỉ và mạnh dạn trong chuyển đổi sang mô hình trồng cây ăn quả, gia đình anh Cao có thu nhập ổn định, xây dựng nhà và mua sắm được nhiều tài sản có giá trị. Anh chính là một tấm gương hội viên nông dân vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng, một trưởng bản đầy trách nhiệm và là một người Bí thư Chỉ bộ bản gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình, là tấm biểu đảng được ghi nhận và nhân rộng. gurong tiêu.
Thông tin 2. Cùng với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vị trí, vai trò của doanh nghiệp ngày càng được xác định rõ ràng đầy đủ hơn. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục thống nhất và nâng cao một bước nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó xác định: “... kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát triển; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội”.
Tuy vẫn có đánh giá riêng về vai trò, vị trí và định hướng phát triển của từng loại hình doanh nghiệp, nhưng nhìn chung, xuyên suốt văn kiện là tinh thần coi doanh nghiệp Việt Nam là một tổng thể gắn bó, liên kết, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh bình đẳng, tạo nên năng lực cạnh tranh của đất nước trong việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Sự phát triển về số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam góp phần quyết định vào việc thực hiện mục tiêu đưa nước ta đến năm 2025 trở thành nước đang phát triển, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp và thực hiện các mục tiêu tiếp theo đến năm 2030 và năm 2045. Văn kiện để ra mục tiêu phát triển doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh trở thành nòng cốt của kinh tế đất nước, phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp hoạt động; tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP khoảng 55%, đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp với tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP đạt 60% - 65%.
a) Em hãy cho biết các mô hình sản xuất kinh doanh nào được nhắc đến ở mỗi thông tin trên.
b) Em hãy xác định mối quan hệ giữa các loại hình doanh nghiệp và vai trò của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Bài tập 12 trang 47 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Không nên đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình vì mô hình này có nhiều hạn chế như quy mô nhỏ, vốn đầu tư thấp, chủ yếu sử dụng kinh nghiệm, công nghệ và sức lao động truyền thống.
B. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, không có tư cách pháp nhân.
C. Doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ không có lợi thế trong cạnh tranh.
D. Trong công ty cổ phần, các cổ đông được hưởng mức lợi tức như nhau.
E. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có tối thiểu hai thành viên là tổ chức, cá nhân và không giới hạn số thành viên góp vốn.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Bài tập 11 trang 47 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy lấy ví dụ cụ thể về các loại hình doanh nghiệp ở nước ta hiện nay và chia sẻ những điều em biết về việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Loại hình doanh nghiệp |
Tên doanh nghiệp |
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh |
Hình thức sở hữu |
1. Doanh nghiệp nhà nước |
|
|
|
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên |
|
|
|
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên |
|
|
|
4. Công ty cổ phẩn |
|
|
|
5. Doanh nghiệp tư nhân |
|
|
|
6. Công ty hợp danh |
|
|
|
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Bài tập 10 trang 47 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em tán thành hay không tán thành với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Sản xuất kinh doanh chỉ mang lại lợi ích cho bản thân chủ thể sản xuất.
B. Để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, các chủ thể cần sử dụng các yếu tố đầu vào một cách hợp lí.
C. Trong số các nguồn lực đầu vào của sản xuất, tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng nhất.
D. Trong giai đoạn hiện nay, nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.
E. Sản xuất kinh doanh góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường của địa phương và đất nước.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Bài tập 9 trang 46 SBT Kinh tế pháp luật 10: Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về trách nhiệm của cổ đông?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Các cổ đông chịu trách nhiệm như nhau về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp, không phân biệt số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
B. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác củadoanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
C. Cổ đông không phải chịu bất kì trách nhiệm nào về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.
D. Chỉ có cổ đông lớn nhất phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụtài sản khác của doanh nghiệp.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Bài tập 8 trang 46 SBT Kinh tế pháp luật 10: Loại hình doanh nghiệp có từ 2 đến 50 thành viên là loại hình doanh nghiệp nào dưới đây?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Công ty cổ phần.
B. Doanh nghiệp tư nhân.
C. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
D. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Bài tập 7 trang 46 SBT Kinh tế pháp luật 10: Mô hình kinh tế hợp tác xã là mô hình kinh tế thể hiện tính chất nào dưới đây.
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Tính kinh tế và tính xã hội.
B. Tính tư nhân và tính xã hội.
C. Tính hợp tác và tính tư nhân.
D. Tính kinh tế và tính tư nhân.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Bài tập 6 trang 46 SBT Kinh tế pháp luật 10: Mô hình kinh tế nào dưới đây là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, được thành lập trên tinh thần tự nguyện vì lợi ích chung của các thành viên?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Mô hình kinh tế hộ gia đình.
B. Mô hình kinh tế hợp tác xã.
C. Doanh nghiệp tư nhân.
D. Công ty cổ phần.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Bài tập 5 trang 46 SBT Kinh tế pháp luật 10: Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về đặc điểm của mô hình kinh tế hộ gia đình?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Mô hình kinh tế hộ gia đình thường có quy mô vốn lớn, có trình độ kĩ thuật cao.
B. Mô hình kinh tế hộ gia đình là mô hình kinh tế dễ huy động vốn để sản xuất kinh doanh.
C. Quy mô sản xuất kinh doanh của mô hình kinh tế hộ thường nhỏ, vốn đầu tư thấp.
D. Mô hình kinh tế hộ gia đình dựa chủ yếu vào công nghệ và sức lao động hiện đại.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Bài tập 4 trang 45 SBT Kinh tế pháp luật 10: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của sản xuất kinh doanh?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Sản xuất kinh doanh một mặt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, đồng thời tạo ra thu nhập cho chủ thể sản xuất kinh doanh.
B. Sản xuất kinh doanh chỉ mang lại lợi nhuận cho các chủ thể sản xuất kinh doanh.
C. Sản xuất kinh doanh góp phần giải quyết việc làm cho người lao động.
D. Sản xuất kinh doanh góp phần giải quyết vấn đề môi trường và thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Bài tập 3 trang 45 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy liệt kê các mô hình sản xuất kinh doanh và cho biết đặc điểm của mỗi mô hình.
Tên mô hình sản xuất kinh doanh |
Đặc điểm |
1. |
|
2. |
|
3. |
|
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Bài tập 2 trang 45 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy liệt kê các nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh và cho biết vai trò của mỗi nguồn lực đó.
Nguồn lực sản xuất |
Vai trò |
1. |
|
2. |
|
3. |
|
4. |
|
5. |
|
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Bài tập 1 trang 44 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết mô hình sản xuất kinh doanh nào được nhắc đến ở mỗi hình ảnh dưới đây và nguồn lực cần thiết của quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm đó.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Bài tập 18 trang 43 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy tìm hiểu về những loại thuế mà gia đình em phải nộp và thực hiện các yêu cầu sau:
a) Liệt kê tên những loại thuế phải nộp, đối tượng chịu thuế, người nộp thuế, số lượng nộp, thời gian nộp.
b) Đánh giá việc thực hiện quyền và nghĩa vụ thực hiện pháp luật thuế của các thành viên trong gia đình em.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 6: Thuế
Bài tập 17 trang 42 SBT Kinh tế pháp luật 10: Xử lí tình huống
Tình huống 1. Tỉnh X có Doanh nghiệp A và B được cấp giấy phép khai thác khoảng sản. Hai doanh nghiệp này không chỉ khai thác mà còn thu mua khoáng sản từ chủ mối C. Gia đình bà C nhiều năm nay thường đến các khu vực có mỏ đá quý này để khai thác và mua bán khoảng sản, một số người dân địa phương cũng khai thác nhỏ lẻ sau đó bán lại cho chủ mối C với thoả thuận, các loại thuế do chủ mối C nộp.
a) Loại thuế nào được áp dụng với việc khai thác khoáng sản trong tình huống này?
b) Theo em, việc thu mua khoáng sản của Doanh nghiệp A và B từ chủ mối C có phải nộp thuế không? Vì sao?
Tình huống 2. Chị V là nhân viên kinh doanh của một công ty tài chính. Hằng tháng chị V được công ty trả các khoản tiền như sau: lương cơ bản 10 triệu đồng, tiền công tác phí 7,5 triệu đồng, tiền thuê nhà 1 triệu đồng, tiền thưởng 10 triệu đồng.
a) Theo em, chị V phải chịu thuế thu nhập cho những khoản tiền nào? Vì sao?
b) Trong trường hợp nào thì chị V không phải đóng thuế thu nhập?
Tình huống 3. Công ty cổ phần Z có trụ sở tại tỉnh X chuyên kinh doanh mặt hàng xe mô tô nhập khẩu. Trong năm 2020, công ty nhập 100 chiếc xe mô tô dung tích xi lanh 150cm3 về Việt Nam để bán. Đến cuối năm, công ty đã bán hết số xe trên cho khách hàng trong nước và đạt doanh thu 5 tỉ đồng.
Theo em, Công ty cổ phần Z phải nộp những loại thuế nào? Giải thích tại sao.
Tình huống 4. Xí nghiệp may mặc do ông Q làm giám đốc đi vào hoạt động được 2 năm không may bị chập điện cháy kho hàng, xí nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, không thể nộp thuế đúng thời hạn quy định.
Trong trường hợp này, việc nộp thuế của ông Q sẽ được miễn hay được gia hạn? Vì sao?
Tình huống 5. Bà H mở cửa hàng kinh doanh có đăng kí kinh doanh 8 loại mặt hàng và đóng thuế đầy đủ, nhưng khi ban quản lí thị trường kiểm tra thấy trong của hàng của bà có bán tới 12 loại mặt hàng.
a) Em hãy nhận xét về việc thực hiện pháp luật thuế của bà H.
b) Nếu là người thân của bà H, em sẽ thể hiện thái độ và hành động như thế nào?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 6: Thuế
Bài tập 16 trang 42 SBT Kinh tế pháp luật 10: Chủ thể nào dưới đây thực hiện đúng hay không đúng về quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế? Giải thích vì sao.
Hành vi |
Giải thích |
1. Anh A hỗ trợ, hướng dẫn chị B nộp thuế theo quy định. Đúng Sai |
|
2. Chị C được anh A cung cấp thông tin về nghĩa vụ nộp thuế Đúng Sai |
|
3. Ông K hoàn thuế theo yêu cầu của ông D Đúng Sai |
|
4. Bà M được cơ quan thuế xác nhận mức tiền phạt do chậm nộp thuế. Đúng Sai |
|
5. Doanh nghiệp Z phát hành hóa đơn bán hàng. Đúng Sai |
|
6. Hợp tác xã X ghi chép đầy đủ những hoạt động phát sinh về nghĩa vụ thuế. Đúng Sai |
|
7. Bà H bán sản phẩm túi xách trên trang web và thu tiền mặt nhưng chưa đăng kí với cơ quan thuế. Đúng Sai |
|
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 6: Thuế
Bài tập 15 trang 41 SBT Kinh tế pháp luật 10: Công ty X ủy thác cho Công ty Z nhập khẩu một lô hàng từ Nhà sản xuất B qua cửa khẩu biên giới. Chủ thể nào dưới đây phải nộp thuế nhập khẩu?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Công ty X.
B. Công ty Z.
C. Nhà sản xuất B.
D. Công ty X và Nhà sản xuất B.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 6: Thuế
Bài tập 14 trang 41 SBT Kinh tế pháp luật 10: Loại hàng hóa nào dưới đây phải chịu thuế bảo vệ môi trường?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Bao bì nhựa mỏng đựng hàng hoá.
B. Bao bì đóng gói sẵn hàng hoá.
C. Bao bị cá nhân nhập khẩu để đóng gói sản phẩm.
D. Bao bì mua trực tiếp của người sản xuất để đóng gói sản phẩm.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 6: Thuế
Bài tập 13 trang 41 SBT Kinh tế pháp luật 10: Công ty X nhập khẩu xe ô tô 4 chỗ nguyên chiếc không phải chịu loại thuế nào dưới đây với mặt hàng ô tô?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Thuế nhập khẩu.
B. Thuế tiêu thụ đặc biệt.
C. Thuế giá trị gia tăng.
D. Thuế thu nhập cá nhân.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 6: Thuế
Bài tập 12 trang 41 SBT Kinh tế pháp luật 10: Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là:
A. doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế.
B. mọi cá nhân tổ chức có thu nhập chịu thuế.
C. hộ gia đình tham gia quá trình sản xuất.
D. người tiêu dùng các sản phẩm kinh doanh.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 6: Thuế
Bài tập 11 trang 41 SBT Kinh tế pháp luật 10: Loại thuế nào dưới đây được thu trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn).
A. Thuế giá trị gia tăng.
B. Thuế tiêu thụ đặc biệt.
C. Thuế thu nhập cá nhân.
D. Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 6: Thuế
Bài tập 10 trang 41 SBT Kinh tế pháp luật 10: Căn cứ vào phương thức thu thuế, thuế được phân loại thành:
A. thuế doanh nghiệp và thuế cá nhân.
B. thuế tiêu dùng và thuế thu nhập.
C. thuế tiêu dùng và thuế tài sản.
D. thuế trực thu và thuế gián thu.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 6: Thuế
Bài tập 9 trang 40 SBT Kinh tế pháp luật 10: Nội dung nào dưới đây không nói về vai trò của thuế.
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Thuế là khoản thu ổn định lâu dài cho ngân sách nhà nước.
B. Thuế là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
C. Thuế là công cụ điều tiết thu nhập thực hiện công bằng xã hội.
D. Thuế là phần thu nhập mà công dân nộp vào ngân sách nhà nước.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 6: Thuế
Bài tập 7 trang 39 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy phân tích vai trò của thuế thu nhập cá nhân đối với kinh tế - xã hội và đối với hệ thống thuế theo bảng dưới đây:
Vai trò |
Phân tích |
Ví dụ |
1. Đối với kinh tế - xã hội |
||
Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước |
|
|
Góp phần thực hiện công bằng xã hội |
|
|
Điều tiết vĩ mô nền kinh tế |
|
|
Phát hiện thu nhập bất hợp pháp |
|
|
2. Đối với hệ thống thuế |
||
Khắc phục hạn chế của các loại thuế khác |
|
|
Hạn chế thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp |
|
|
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 6: Thuế
Bài tập 6 trang 37 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc thông tin
CÂU CHUYỆN NGÀNH THUẾ
Những năm 1929 - 1933, nền kinh tế của các nước tư bản lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện. Đây là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lớn nhất và trầm trọng nhất trong lịch sử. Nó bắt đầu nổ ra ở Mỹ (tháng 10/1929), sau đó nhanh chóng lan ra như một “bệnh dịch” tới tất cả các nước tư bản và kéo dà đến tận giữa năm 1933.
Năm 1933, nền kinh tế các nước phương Tây đã nhanh chóng bị giảm đi 37% so với trước khủng hoảng. Số công nhân thất nghiệp lên tới mức đỉnh điểm: 50 triệu người. Chính lúc này, nhà kinh tế học người Anh John Maynard Keynes (1883 - 1946) đã đưa ra lí thuyết mới, cứu cả nền kinh tế thế giới. Trong lí thuyết của mình, ông nhấn mạnh một công cụ quan trọng, đó là thuế.
Trong khi các nhà kinh tế học khác chán nản: “chẳng thể làm gì được”, “đừng can thiệp”, “nó không hoạt động gì đâu”... thì Keynes kiên trì với quan điểm mới của mình. Ông cho rằng Nhà nước cần phải can thiệp vào nền kinh tế trong đó thuế và chi tiêu ngân sách là những công cụ cơ bản để Nhà nước quản lí và điều chỉnh giúp nền kinh tế vượt qua khủng hoảng. Cụ thể, bằng cách điều chỉnh mức chi tiêu ngân sách và thuế khoá, Nhà nước gây ảnh hưởng lên toàn thể số cầu của xã hội. (Theo Keynes, trong quan hệ với cung, số cầu không đủ gây ra nạn thất nghiệp, còn số cầu quá mức gây ra lạm phát).
Sự đúng đắn trong lí thuyết ấy đã biến một nhà kinh tế học người Anh trở thành “vị cứu tinh” cho cả nền kinh tế Mỹ khi Tổng thống Mỹ Roosevelt thử nghiệm lí thuyết này và đạt những thành công rực rỡ. Nhờ học theo cách làm của nước Mỹ, các nước phương Tây khác cũng dần vượt qua được thời kì khó khăn. Nền kinh tế thế giới thoát khỏi khủng hoảng, bắt đầu có sự tăng trưởng ổn định và đạt được những thành tựu to lớn trong những năm sau đó. Năm 1964, Tổng thống Mỹ Lyndon Joshson đã làm đẹp lòng nhân dân bằng cách giảm thuế trong cả nước để tăng sức mua và tạo việc làm. Tổng thống Richard Nixon cũng không tiếc lời khen ngợi: “Lúc này, tất cả chúng ta đều đi theo Keynes'....
a) Em hãy xác định vai trò của thuế trong thông tin trên.
b) Theo em, điều gì sẽ xảy ra đối với nền kinh của một quốc gia cũng như toàn thế giới nếu không có nguồn thu từ thuế?
GIẢM THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI NHIỀU HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 về một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19.
Theo đó, kể từ ngày 01/11/2021 đến hết ngày 31/12/2021, giảm thuế giá trị gia tăng đối với các hàng hoá, dịch vụ sau đây:
(1) Dịch vụ vận tải gồm vận tải đường sắt, vận tải đường thuỷ, vận tải hàng không, vận tải đường bộ khác; dịch vụ lưu trú; dịch vụ ăn uống; dịch vụ của các đại lí du lịch, kinh doanh tour du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch;
(2) Sản phẩm và dịch vụ xuất bản; dịch vụ điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc; tác phẩm nghệ thuật và dịch vụ sáng tác, nghệ thuật, giải trí; dịch vụ của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; dịch vụ thể thao, vui chơi và giải trí.
Tuỳ thuộc vào phương pháp tính thuế, mức giảm thuế giá trị gia tăng được áp dụng như sau: Doanh nghiệp, tổ chức tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản này được giảm 30% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng; doanh nghiệp, tổ chức tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỉ lệ phần trăm trên doanh thu sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản này được giảm 30% mức tỉ lệ phần trăm để tính thuế giá trị gia tăng.
(Theo dangcongsan.vn)
a) Theo em, việc giảm thuế giá trị gia tăng với các hàng hoá, dịch vụ có cần thiết không? Vì sao?
b) Thuế giá trị gia tăng có vai trò như thế nào đối với kinh tế xã hội? Lấy ví dụ minh hoạ.
c) Từ thông tin trên, em hãy cho biết người nộp thuế có quyền lợi gì và cần thực hiện nghĩa vụ như thế nào.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 6: Thuế