+4295 câu hỏi
Câu 877073:
Tự luận

Câu hỏi 2 (trang 59 SGK Đạo đức 5 Cánh diều):  Đọc thông tin và trả lời câu hỏi

PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÍ CHI TIÊU KA-KÊ-BÔ

Phương pháp quản lí chi tiêu Ka-kê-bô (Kakeibo) được nhà báo người Nhật

Ha-ni Mô-tô-kôn (Hani Motokon) sáng tạo vào năm 1904. Trong tiếng Nhật, Ka-kê-bô nghĩa là quyển sổ gia đình. Ý nghĩa của việc tạo ra phương pháp này là giúp mọi người biết cách chi tiêu hợp lí trong cuộc sống và cân bằng tài chính của gia đình.

Phương pháp quản lí chi tiêu này đang được áp dụng rộng rãi giúp cho mỗi cá nhân, gia đình có thể tiết kiệm lên tới 40% thu nhập. Để sử dụng phương pháp Ka-kê-bộ vào trong quản lí chi tiêu, bạn cần trả lời được bốn câu hỏi:

– Bạn có bao nhiêu tiền?

– Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu tiền?

– Bạn sẽ tiêu bao nhiêu tiền?

– Bạn sẽ làm gì để cải thiện?

Đây chính là những câu hỏi nhằm kê khai việc sử dụng tiền của bạn hiện tại như thế nào, mục tiêu tiết kiệm ra sao, để từ đó đưa ra biện pháp cải thiện phù hợp nhất. Việc mở sổ Ka-kê-bộ nên được bắt đầu thực hiện từ đầu tháng và tổng kết vào cuối tháng để có kết quả chính xác nhất.

Cách thức thực hiện phương pháp Ka-kê-bộ rất đơn giản. Bạn chỉ cần sử dụng một quyển sổ để ghi chép các khoản thu chi của mình và trả lời chính xác bốn câu hỏi đã được nêu ở trên. Nếu bạn liệt kê các khoản này càng chi tiết thì việc quản lí càng dễ dàng.

(Theo Mitsuki Okazaki, Phương pháp quản lí chi tiêu đơn giản và hiệu quả, NXB Công Thương)

Câu hỏi:

a. Em có nhận xét gì về cách quản lí chi tiêu theo phương pháp Ka-kê-bộ?

b. Em sẽ khuyên bạn bè như thế nào để sử dụng tiền hợp lí?

6 tháng trước 33 lượt xem

Giải Đạo đức lớp 5 trang 62, 63, 64, 65 Bài 12: Em sử dụng tiền hợp lí - Cánh diều
Câu 877068:
Tự luận

Câu hỏi 3 (trang 60 SGK Đạo đức 5 Cánh diều):  Xử lí tình huống

Tình huống 1

Na và Lan đạt giải trong cuộc thi Ô-lim-pic (Olympic) tiếng Anh và được tiền thưởng. Na rủ Lan tới trung tâm thương mại để mua sắm. Lan cũng rất thích nhưng phân vân vì gia đình Lan còn khó khăn.

? Nếu là Lan, em sẽ sử dụng số tiền thưởng của mình như thế nào?

Tình huống 2

Bố ra điều kiện, khi nào Tuấn để dành được 300 000 đồng, bố sẽ thêm tiền để mua cho bạn một chiếc xe đạp. Hôm nay là ngày Tuấn đã để dành đủ số tiền trên. Nhưng trên đường đi học về, Tuấn lại gặp một người bán món đồ chơi mà bạn đã muốn có từ lâu. Tuấn phân vân có nên mua đồ chơi đó hay không.

? Nếu là Tuấn, em sẽ làm gì? Vì sao?

Tình huống 3

Thấy chiếc mũ màu đỏ trong cửa hàng, Linh nói với Huệ: 'Tớ sẽ dùng số tiền còn lại để mua chiếc mũ này'. Huệ nói: 'Mình thấy chiếc mũ này ở cửa hàng khác giá rẻ hơn'.

? Nếu là Linh, em sẽ làm gì? Vì sao?

Tình huống 4

Mẹ cho Nga tiền để mua bộ váy mới tham gia hội diễn ở trường. Nhưng Nga thấy chị Hằng cũng có bộ váy tương tự. Nga băn khoăn nên sử dụng số tiền mẹ cho để mua bộ váy mới hay mượn bộ váy của chị Hằng.

? Nếu là Nga, em sẽ làm gì? Vì sao?

6 tháng trước 23 lượt xem

Giải Đạo đức lớp 5 trang 58, 59, 60, 61 Bài 11: Em nhận biết việc sử dụng tiền hợp lí - Cánh diều