Câu hỏi 2 (trang 22 SGK Đạo đức 5 – Cánh diều): Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi:
Câu chuyện 1
Nic Vu-gic (Nick Vujicic) là một diễn giả truyền cảm hứng người Úc, sinh năm 1982. Khi chào đời, anh không có tứ chi mà chỉ có một bàn chân với hai ngón chân nhỏ. Sự khác biệt về ngoại hình khiến Nic từng bị bạn bè chê cười, trêu chọc. Đó là thời kì vô cùng khó khăn, Nic Vu-gic đã chấp nhận chung sống với sự thiếu sót trên cơ thể mình. Anh học cách dùng chân và một cái cán để viết chữ, đánh bàn phím máy vi tính, tự sinh hoạt cá nhân, chăm sóc bản thân. Anh đã vượt qua khó khăn, biến bản thân mình thành điều kì diệu trong cuộc sống. Nic Vu-gic trở thành biểu tượng mãnh liệt của nghị lực sống và lan toả năng lượng tích cực tới người xung quanh.
(Theo Sống cho điều ý nghĩa hơn, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2013)
Câu chuyện 2
Nguyễn Ngọc Ký (1947 – 2022) bị liệt cả hai tay từ nhỏ nên phải trải qua biết bao khó khăn để tập viết. Bàn chân Ký giẫm lên trang giấy, cựa quậy một lúc là nhàu nát tất cả. Mấy ngón chân của Ký quắp lại giữ cho được cây bút đã khó rồi, còn điều khiển nó viết thành chữ lại càng khó hơn. Nhiều lần bị chuột rút đau đến tái người, Ký quẳng bút vào xã nhà định thôi học. Lời khuyến khích dịu dàng của cô giáo và những cử chỉ thân thương của bạn bè đã tiếp sức cho Ký. Ký lại quắp bút vào ngón chân và lại hì hục tập viết. Kỳ kiên nhẫn, bền bỉ. Ngày nắng cũng như ngày mưa, người mệt mỏi, ngón chân đau nhức, có lúc chân bị chuột rút liên hồi... nhưng Ký không nản lòng. Buổi học nào cũng vậy, trong góc lớp, trên mảnh chiếu nhỏ, không bao giờ vắng mặt Nguyễn Ngọc Ký. Nhờ kiên trì luyện tập, Ký đã thành công, chữ viết ngày một đều, đẹp hơn. Tấm gương Nguyễn Ngọc Ký bền chí, vượt qua khó khăn, vươn lên trong học tập và cuộc sống đã được mọi người biết đến.
Câu hỏi:
a. Anh Nic Vu-gic và thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã vượt qua những khó khăn của bản thân như thế nào?
b. Nêu suy nghĩ của em về những tấm gương vượt khó kể trên.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 21, 22, 23, 24, 25 Bài 4: Em biết vượt qua khó khăn - Cánh diều
Câu hỏi 1 (trang 21 SGK Đạo đức 5 – Cánh diều): Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
Câu hỏi:
a. Các bạn trong tranh trên đã biết vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống như thế nào?
b. Em hãy kể thêm một số khó khăn trong học tập hoặc cuộc sống và cách vượt qua khó khăn đó.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 21, 22, 23, 24, 25 Bài 4: Em biết vượt qua khó khăn - Cánh diều
Câu hỏi 3 (trang 20 SGK Đạo đức 5 – Cánh diều): Nhận xét về sự vượt qua khó khăn của các bạn trong những trường hợp dưới đây:
Trường hợp 1
Đang học lớp 5, một tai nạn bất ngờ đã cướp đi đôi chân của Khánh. Để tự động viên mình, Khánh đã đọc sách về những tấm gương vươn lên của người khuyết tật. Được người thân và bạn bè giúp đỡ, Khánh đã nỗ lực vượt qua nghịch cảnh và nhanh chóng trở lại trường học tập, rèn luyện và tiếp tục theo đuổi ước mơ trở thành kĩ sư công nghệ thông tin.
Trường hợp 2
Để khắc phục nhược điểm nói lắp, An đã tìm kiếm và học hỏi các biện pháp từ sách báo, trên In-tơ-nét (Internet) và thử rèn luyện. Qua vài tuần tập luyện nhưng chưa thấy có kết quả, An rất nản lòng và không còn muốn sửa chữa khuyết điểm này nữa.
Trường hợp 3
Trang cùng gia đình chuyển từ thành phố về nông thôn sinh sống. Cách sống và giọng nói khác biệt của mọi người đã gây cho Trang nhiều khó khăn trong học tập và sinh hoạt. Để vượt qua điều đó. Trang đã tìm hiểu phong tục, thói quen sinh hoạt của người dân địa phương và các bạn trong lớp, tích cực nói chuyện và tham gia vào các hoạt động chung của tập thể. Trang còn mời các bạn về nhà chơi vào những dịp cuối tuần. Không lâu sau, Trang đã hoà nhập được với cuộc sống ở nơi đây.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 17, 18, 19, 20 Bài 3: Em nhận biết khó khăn - Cánh diều
Câu hỏi 2 (trang 19 SGK Đạo đức 5– Cánh diều): Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi, việc làm nào dưới đây? Vì sao?
a. Mỗi khi gặp bài tập khó, Hùng mở ngay sách có lời giải ra chép.
b. Dù còn mệt sau đợt ốm, nhưng Hưng vẫn cố gắng tập thể dục đều đặn mỗi sáng.
c. Biết mình nói năng chưa lưu loát, Hà thường lảng tránh các hoạt động tập thể.
d. Mỗi khi gặp khó khăn, Lan thường tìm các phương án khác nhau để giải quyết vấn đề.
e. Thấy mình chưa học giỏi môn Tiếng Việt, Trường chỉ biết than phiền với bạn bè.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 17, 18, 19, 20 Bài 3: Em nhận biết khó khăn - Cánh diều
Câu hỏi 1 (trang 19 SGK Đạo đức 5 - Cánh diều): Nhận xét các ý kiến dưới đây
a. Chỉ con nhà nghèo mới cần vượt khó vươn lên.
b. Làm bất cứ công việc gì cũng cần vượt khó thì mới thành công
c. Ý chí vượt qua khó khăn là do bẩm sinh nên không cần rèn luyện.
d. Vượt qua khó khăn giúp chúng ta biết quý trọng công sức của mình và người khác.
e. Vượt qua khó khăn làm chúng ta mất nhiều thời gian cho mỗi công việc.
g. Để vượt qua khó khăn, chúng ta luôn cần đến sự giúp đỡ của người khác trong mọi công việc.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 17, 18, 19, 20 Bài 3: Em nhận biết khó khăn - Cánh diều
Câu hỏi 2 (trang 18 SGK Đạo đức 5 – Cánh diều): Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi:
Một học sinh nghèo vượt khó
Cô hiệu trưởng trường tiểu học kể với tôi: “Xóm Trại rất nghèo, lại xa trường nhất. Thảo là học sinh vượt khó, học giỏi tiêu biểu của trường. Nhà Thảo nghèo lắm, bố mẹ lại ốm yếu. Thảo phải làm rất nhiều việc nhà giúp bố mẹ, nhưng vẫn cố gắng học tập tốt nên cả trường ai cũng ngưỡng mộ'.
Tan học, tôi theo Thảo về thăm xóm Trại. Thảo dẫn tôi đi hết con đường làng, băng qua một cánh đồng rộng mới nhìn thấy xóm Trại xa tít tắp phía bờ sông. Vừa bước theo đôi chân thoăn thoắt của cô bé, tôi vừa tranh thủ hỏi chuyện
– Đi học xa thế, Thảo có thấy vất vả không?
– Lúc đầu, cháu cũng thấy vất vả lắm chú ạ, nhất là những hôm trời mưa rét, đường trơn,...
– Bận học như thế, cháu làm việc nhà vào lúc nào?
– Dạ, sáng cháu đi học, chiều cháu cho gà, vịt ăn, rồi tưới rau giúp đỡ bố mẹ.
– Vậy cháu học bài vào lúc nào?
– Ở lớp, cháu tập trung học, chỗ nào không hiểu, cháu hỏi ngay cô giáo hoặc các bạn. Buổi tối, cháu tranh thủ học bài, làm bài và sáng hôm sau dậy sớm để xem lại các bài đã học.
Tính hồn nhiên nhưng tự tin và dáng vẻ chăm chỉ, chịu khó của cô bé khiến tôi vừa thương mến, vừa cảm phục em.
Câu hỏi:
a. Bạn Thảo đã vượt qua những khó khăn trong học tập và cuộc sống như thế nào?
b. Sự vượt khó đó đã mang lại điều gì cho Thảo?
c. Vì sao chúng ta phải biết vượt qua những khó khăn trong học tập và cuộc sống?
Giải Đạo đức lớp 5 trang 17, 18, 19, 20 Bài 3: Em nhận biết khó khăn - Cánh diều
Câu hỏi 1 (trang 17 SGK Đạo đức 5 – Cánh diều): Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu
Câu hỏi:
a. Em hãy nêu những khó khăn của các bạn trong những bức tranh trên.
b. Hãy kể thêm những khó khăn trong học tập và cuộc sống mà em biết.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 17, 18, 19, 20 Bài 3: Em nhận biết khó khăn - Cánh diều
Câu hỏi (trang 17 SGK Đạo đức 5 – Cánh diều):
Tham gia trò chơi Ai nhanh, ai đúng?
Cách chơi: Mỗi đội lần lượt tìm và nêu ra các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về đức tính siêng năng, vượt khó trong học tập và cuộc sống. Đội nào tìm được nhiều câu đúng và nhanh nhất sẽ thắng cuộc.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 17, 18, 19, 20 Bài 3: Em nhận biết khó khăn - Cánh diều
Câu hỏi 3 (trang 16 SGK Đạo đức 5 – Cánh diều): Hãy liệt kê một số việc làm mà em biết về tôn trọng hoặc chưa tôn trọng sự khác biệt đối với mọi người xung quanh và rút kinh nghiệm cho bản thân.
Việc làm thể hiện tôn trọng sự khác biệt |
Việc làm chưa thể hiện sự tôn trọng khác biệt |
? |
? |
? |
? |
Giải Đạo đức lớp 5 trang 11, 12, 13, 14, 15, 16 Bài 2: Em tôn trọng sự khác biệt - Cánh diều
Câu hỏi 3 (trang 15 SGK Đạo đức 5 – Cánh diều): Xử lí tình huống:
Tình huống 1
Lớp 5A được giao nhiệm vụ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Linh không đồng ý nhận Bình vào nhóm của mình vì cho rằng Bình chậm chạp, sẽ làm ảnh hưởng đến nhóm.
? Nếu là thành viên của nhóm, em sẽ làm gì?
Tình huống 2
Khánh ít nói, hay ngồi một mình. Lực và một số bạn trong lớp không thích chơi cùng vi cho rằng Khánh không hoà đồng, xem thường người khác.
? Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ khuyên Lực và các bạn như thế nào?
Tình huống 3
Trong các cuộc thảo luận, Hương thường không lắng nghe ý kiến của các bạn
vì cho rằng ý kiến của mình luôn đúng, còn ý kiến mọi người đều sai. Khi các bạn góp ý, Hương nói đó là tính cách riêng của mình và không muốn thay đổi.
? Nếu là bạn của Hương, em sẽ làm gì?
Tình huống 4
Hôm nay, cô giáo tổ chức cho các bạn chia sẻ về ước mơ của mình trong tương lai. Lần lượt các bạn đều mong muốn trở thành bác sĩ, giáo viên. Đến lượt mình, Toàn vui vẻ nói: 'Em ước mơ trở thành đầu bếp nổi tiếng ạ!'. Nghe thế, Thịnh và một số bạn bật cười, vì cho rằng việc nấu ăn thường chỉ dành cho phụ nữ.
? Nếu chứng kiến việc làm của Thịnh và các bạn, em sẽ làm gì?
Giải Đạo đức lớp 5 trang 11, 12, 13, 14, 15, 16 Bài 2: Em tôn trọng sự khác biệt - Cánh diều
Câu hỏi 2 (trang 14 SGK Đạo đức 5– Cánh diều): Nhận xét các ý kiến dưới đây
a. Có lời nói, việc làm phân biệt đối xử với người khác là không văn minh.
b. Vì mỗi người đều có sự khác biệt về tính cách, sở thích, thói quen... nên không ai được quyền góp ý nhận xét người khác.
c. Tôn trọng sự khác biệt của người khác phải được thể hiện bằng suy nghĩ, lời nói và hành động.
d. Tôn trọng sự khác biệt của người khác sẽ được mọi người xung quanh tôn trọng và yêu quý.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 11, 12, 13, 14, 15, 16 Bài 2: Em tôn trọng sự khác biệt - Cánh diều
Câu hỏi 1 (trang 14 SGK Đạo đức 5 - Cánh diều): Em đồng tình hay không đồng tình với thái độ, hành vi nào dưới đây? Vì sao?
a. Luôn tôn trọng sở thích của người khác.
b. Luôn vui vẻ, hoà đồng khi tham gia các hoạt động tập thể.
c. Không thích chơi với những bạn nói giọng địa phương.
d. Phân biệt đối xử với những bạn có khiếm khuyết về ngoại hình.
e. Luôn giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
g. Không phân biệt đối xử với người có màu da hay dân tộc khác.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 11, 12, 13, 14, 15, 16 Bài 2: Em tôn trọng sự khác biệt - Cánh diều
Câu hỏi 2 (trang 13 SGK Đạo đức 5 – Cánh diều): Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi:
Màu của cầu vồng
Một ngày nọ diễn ra cuộc tranh cãi giữa các màu sắc.
Màu xanh lá cây cho rằng mình quan trọng nhất, vì là màu nổi bật nhất trên Trái Đất này. Màu xanh da trời phản đối, vì cho rằng bầu trời, đại dương đều mang màu xanh da trời. Vì thế, màu xanh da trời mới là quan trọng nhất. Màu vàng phản đối và cho rằng cả hai ý kiến đều sai vì Mặt Trời, Mặt Trăng, những ngôi sao, tất cả những gì có thể chiếu sáng đều là màu vàng, không có ánh sáng thì sẽ chẳng thấy gì hết. Vì thế, màu vàng mới quan trọng nhất. Màu da cam nghe vậy liền ngắt lời, cho rằng không màu nào quan trọng bằng mình vì tất cả những gì của màu da cam đều có lợi cho sức khoẻ. Nếu không có những thứ đó, chẳng ai giữ được sức khoẻ lâu dài. Lúc này, màu tím tranh luận: 'Tớ mới là màu quan trọng bậc nhất. Vua và hoàng hậu đều mặc màu tím để chứng tỏ quyền lực'.
Các màu sắc khác cũng chuẩn bị lên tiếng về giá trị riêng biệt của mình thì bỗng nhiên cả nhóm nghe thấy một tiếng sấm rền vang, mưa ào ào tới, rồi tạnh hẳn. Một giọng nói lớn và trầm vang tới tại các màu sắc: “Hãy ngừng cãi vã, nắm tay nhau lại và đến đây mau!'.
Và kìa, lấp lánh trên bầu trời là một dải màu sắc vô cùng diễm lệ mà vẻ đẹp huy hoàng của nó vượt xa bất cứ một màu nào nếu đứng riêng lẻ một mình. Bởi vì, mỗi một màu sắc đều có nét đẹp riêng biệt, đó là duy nhất. Chính nhờ tôn trọng sự khác biệt của nhau. đã làm cho các màu sắc tuy khác nhau nhưng đã có thể cùng kết lại trong một sự hoà.
Câu hỏi: a) Các màu sắc tranh luận với nhau về vấn đề gì?
b) Theo em, vì sao phải tôn trọng sự khác biệt?
Giải Đạo đức lớp 5 trang 11, 12, 13, 14, 15, 16 Bài 2: Em tôn trọng sự khác biệt - Cánh diều
Câu hỏi 1 (trang 12 SGK Đạo đức 5 – Cánh diều): Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu:
Câu hỏi:
a. Bạn nào trong các tranh trên thể hiện tôn trọng sự khác biệt? Em hãy nêu biểu hiện tôn trong sự khác biệt?
b. Em hãy kể thêm một số biểu hiện thể hiện tôn trọng sự khác biệt với mọi người xung quanh.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 11, 12, 13, 14, 15, 16 Bài 2: Em tôn trọng sự khác biệt - Cánh diều
Câu hỏi (trang 11 SGK Đạo đức 5 – Cánh diều):
- Tham gia trò chơi Nhân vật bí ẩn và trả lời câu hỏi
Cách chơi: Học sinh xem hình ảnh của một số bạn trong lớp ( được che bằng bông hoa) và cá điểm đặc biệt về tính cách, ngoại hình, sở thích,… Học sinh lần lượt đoán nhân vật bí ẩn đằng sau bông hoa
Câu hỏi: Căn cứ vào đâu để em đoán được nhân vật bí ẩn?
Giải Đạo đức lớp 5 trang 11, 12, 13, 14, 15, 16 Bài 2: Em tôn trọng sự khác biệt - Cánh diều
Câu hỏi 1 (trang 10 SGK Đạo đức 5 – Cánh diều): Em hãy thể hiện lòng biết ơn những người có công với quê hương, đất nước bằng việc làm phù hợp (Gợi ý: viết, vẽ tranh, thiết kế áp phích, làm thơ tặng các chú bộ đội, hải đảo nhân ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12)
Giải Đạo đức lớp 5 trang 5, 6, 7, 8, 9, 10 Bài 1: Em biết ơn những người có công với quê hương, đất nước - Cánh diều
Câu hỏi 3 (trang 7 SGK Đạo đức 5 – Cánh diều): Quan sát tranh và thảo luận nhóm
Câu hỏi:
a) Em hãy nêu những lời nói, việc làm của các bạn trong tranh thể hiện lòng biết ơn những người có công với quê hương, đất nước
b) Hãy kể thêm những lời nói, việc làm khác thể hiện lòng biết ơn những người có công với quê hương đất nước mà em biết.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 5, 6, 7, 8, 9, 10 Bài 1: Em biết ơn những người có công với quê hương, đất nước - Cánh diều
Câu hỏi 2 (trang 6 SGK Đạo đức 5 – Cánh diều): Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi:
Câu hỏi:
a. Lý Tự Trọng đã có đóng góp gì cho quê hương, đất nước?
b. Vì sao chúng ta phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước?
Giải Đạo đức lớp 5 trang 5, 6, 7, 8, 9, 10 Bài 1: Em biết ơn những người có công với quê hương, đất nước - Cánh diều
Câu hỏi 1 (trang 5 SGK Đạo đức 5 – Cánh diều): Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu
Câu hỏi:
a. Các nhân vật trên có đóng góp gì cho quê hương, đất nước?
b. Hãy kể thêm tên và đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước mà em biết.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 5, 6, 7, 8, 9, 10 Bài 1: Em biết ơn những người có công với quê hương, đất nước - Cánh diều
Câu hỏi (trang 5 SGK Đạo đức 5 – Cánh diều):
- Nghe hoặc hát bài hát Nhớ ơn Bác của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và trả lời câu hỏi.
Câu hỏi: Cảm xúc của em như thế nào khi nghe hoặc hát bài hát trên?
Giải Đạo đức lớp 5 trang 5, 6, 7, 8, 9, 10 Bài 1: Em biết ơn những người có công với quê hương, đất nước - Cánh diều
Câu hỏi 1 (trang 62 SGK Đạo Đức 5 – Kết nối tri thức): Thử tài chi tiêu
Bố mẹ đưa cho em 100 000 đồng để đi chợ mua thức ăn cho một bữa cơm gia đình bốn người. Hãy căn cứ vào số tiền, nhu cầu dinh dưỡng, số lượng thành viên trong gia đình và giá cả thực phẩm để lên thực đơn các loại thực phẩm cần mua theo gợi ý sau:
Giải Đạo đức lớp 5 trang 57, 58, 59, 60, 61, 62 Bài 8: Sử dụng tiền hợp lí - Kết nối tri thức
Câu hỏi 3 (trang 61 SGK Đạo Đức 5 – Kết nối tri thức): Em hãy nhận xét về việc sử dụng tiền của các bạn trong các trường hợp dưới đây:
a Sau tết Nguyên đán, bạn Phụng đã dùng hết số tiền mừng tuổi để mua kem mời các bạn. Bạn Toàn bỏ hết số tiền đó vào lợn đất. Bạn Vân đưa số tiền đó nhờ mẹ mua thêm gà về nuôi để cuối năm bán lấy tiền mua sách vở, quần áo. Bạn Thảo lại chia số tiền đó làm nhiều phần: 50% nuôi lợn đất; 30% mua đồ dùng học tập; 10% mua quà tặng sinh nhật bố; 10% giúp đỡ một bạn trong lớp gặp khó khăn.
b Cả nhóm rủ nhau đi mua quà sinh nhật tặng Liên. Cô bán hàng nói, phải mất thêm 10 000 đồng để gói quà. Hằng nói với các bạn: “Nhà tớ cũng có giấy gói và hộp đựng quà rất đẹp. Tiện đường, chúng mình mang qua nhà tớ gói, tiết kiệm được 10 000 đồng”. Triều gạt đi: “Thôi, tưởng tiết kiệm được nhiều chứ 10 000 đồng thì bõ bèn gì!”. Quang bảo: “10 000 đồng cũng quý, nhưng theo tớ thì không cần phải gói đâu, cứ tặng thế này cũng được”.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 57, 58, 59, 60, 61, 62 Bài 8: Sử dụng tiền hợp lí - Kết nối tri thức
Câu hỏi 2 (trang 57 SGK Đạo đức 5 – Kết nối tri thức): Khám phá ý nghĩa và cách sử dụng tiền hợp lí.
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi sau:
Cô bé bán chè bưởi
Trong chương trình truyền hình Mặt trời bé con năm 2017, khán giả phải trầm trồ về khả năng kinh doanh và lập kế hoạch quản lí tiền rất hiệu quả của cô bé Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc (‘bé Bống bán chè bưởi”, sinh năm 2007) đến từ Tuyên Quang. Thành công đó đến từ năng khiếu và niềm đam mê kinh doanh của Bổng. Ngày nhỏ, khi chơi trò chơi mua sắm, Bổng sớm nhận ra rằng, muốn mua được đồ gì đó thì cần phải có tiền. Nhưng khi chơi thì có thể dùng “tiền” cắt từ những tờ giấy, còn khi mua hàng thật thì phải có tiền thật, và muốn có tiền thì bố mẹ phải làm việc. Số tiền bố mẹ Bống kiếm được chỉ có hạn nên việc chi tiêu phải cân đối và tiết kiệm để không bị lãng phí.
Để có tiền, ngay từ khi học lớp 2, Bổng đã bắt tay vào kinh doanh chè bưởi. Tiền lãi trong kinh doanh được Bống chia thành 10 phần, phân bổ như sau:
Ví Đầu tư vào nguồn vốn (5 phần): Khoản tiền này được Bống dùng làm vốn nhập hàng để kinh doanh chè bưởi.
Ví Tự do tài chính (1 phần): Khoản tiền này Bống nhờ mẹ gửi tiết kiệm hằng tháng tại ngân hàng.
Ví Tiết kiệm dài hạn (1 phần): Bống bỏ lợn khoản tiền này để mua món đồ đắt tiền như xe đạp điện....
Ví Giáo dục (1 phần): Khoản tiền này Bống dùng để tham gia các lớp học, mua sách, vở, đồ dùng học tập.
Ví Hưởng thụ (1 phần): Đó là khoản tiền Bống dùng để chăm sóc bản thân như
ăn một món ăn mà mình yêu thích, mua một đôi giày đẹp, xem một bộ phim hay....
Ví Cho đi (1 phần): Bống dùng món tiền này như một cách thể hiện lòng biết ơn cuộc sống: làm từ thiện, mua quà tặng người thân và thầy, cô giáo, thăm bạn ốm.
Nhờ biết kinh doanh và sử dụng tiền hợp lí, Bống đã tạo được nguồn thu nhập, có tiền tiết kiệm, chi tiêu, đáp ứng nhu cầu của bản thân, giúp đỡ bố mẹ và những người gặp khó khăn trong cuộc sống.
(Theo lời kể của nhân vật)
Câu hỏi:
- Bạn Bống đã sử dụng tiền như thế nào? Em có nhận xét gì về cách sử dụng tiền của bạn.
- Việc sử dụng tiền hợp lí có tác dụng như thế nào?
- Theo em, vì sao chúng ta phải sử dụng tiền hợp lí?
Giải Đạo đức lớp 5 trang 57, 58, 59, 60, 61, 62 Bài 8: Sử dụng tiền hợp lí - Kết nối tri thức
Câu hỏi 1 (trang 57 SGK Đạo đức 5 – Kết nối tri thức): Khám phá các biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí
Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu:
Câu hỏi:
- Nêu biểu hiện sử dụng tiền hợp lí của hai chị em trong các bức tranh trên.
- Kể thêm các biểu hiện khác của việc sử dụng tiền hợp lí.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 57, 58, 59, 60, 61, 62 Bài 8: Sử dụng tiền hợp lí - Kết nối tri thức