Câu hỏi 5 (trang 56 SGK Đạo Đức 5 – Kết nối tri thức): Em cùng các bạn trong nhóm xây dựng tiểu phẩm, thảo luận cách ứng phó và đóng vai thể hiện trong các trường hợp sau:
- Bị đe doạ;
- Bị chửi mắng;
- Bị bỏ rơi, ít được quan tâm.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54 55, 56 Bài 7: Phòng tránh xâm hại
Câu hỏi 4 (trang 54 SGK Đạo Đức 5 – Kết nối tri thức): Em sẽ làm gì trong các tình huống sau:
a) Thanh thường bị một nhóm bạn trong lớp trêu chọc, bàn tán về ngoại hình. Mỗi lần thấy Thanh, bạn đó lại cười cợt chê bai.
b) Trong một lần dọn dẹp nhà cửa, mẹ phát hiện Dung có một cuốn sổ nhật kí. Vì muốn biết suy nghĩ, tâm tư của con gái nên mẹ đã mở ra đọc.
c) Giờ ra chơi, Hải đang đi ở khu vực phía sau nhà vệ sinh thì nhin thấy hai bạn lớp khác đứng quây xung quanh và ép một bạn cùng lớp Hải đứng sát vào tường với vẻ mặt tức giận.
d) Trời xẩm tối, khi đang trên đường về nhà, Kiên thấy có một người đàn ông lạ mặt đi theo mình. Khi bạn đi nhanh thì người đó cũng đi nhanh, đi chậm thì người đó cũng đi chậm khiến Kiên rất sợ hãi.
e) Quỳnh đang chơi cùng bạn thì chú hàng xóm đi qua. Chú khen Quỳnh xinh gái rồi kéo Quỳnh lại, ôm vào lòng khiến bạn rất sợ hãi.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54 55, 56 Bài 7: Phòng tránh xâm hại
Câu hỏi 4 (trang 50 SGK Đạo Đức 5 – Kết nối tri thức): Tìm hiểu một số cách phòng, tránh xâm hại.
a) Nhận diện các nguy cơ bị xâm hại.
Em hãy quan sát các bức tranh và thực hiện yêu cầu:
Câu hỏi:
- Em hãy nêu tình huống có nguy cơ bị xâm hại trong các bức tranh trên và giải thích vì sao.
- Hãy nêu thêm các tình huống có nguy cơ bị xâm hại khác mà em biết.
b) Tìm hiểu cách phòng , tránh bị xâm hại
Em hãy quan sát các bức tranh và thực hiện yêu cầu:
Câu hỏi:
- Em hãy nêu cách phòng, tránh bị xâm hại trong các bức tranh trên.
- Hãy nêu thêm cách phòng, tránh bị xâm hại khác mà em biết.
c) Tìm hiểu cách ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại.
Em hãy quan sát các bức tranh và trả lời câu hỏi:
Câu hỏi:
- Em hãy nêu cách ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại trong các bức tranh trên.
- Hãy nêu thêm cách ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại khác mà em biết.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54 55, 56 Bài 7: Phòng tránh xâm hại
Câu hỏi 3 (trang 49 SGK Đạo đức 5 – Kết nối tri thức): Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em.
Đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu:
Trẻ em cũng như các cá nhân cần được bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự. Khoản 5 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 (sửa đổi, bổ sung năm 2018)
quy định: Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lí, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tồn hại khác.
Bất kì hành vi nào làm tổn hại đến trẻ em, tuỳ theo mức độ, tính chất và hậu quả có thể bị xử phạt hành chính (theo Nghị định số 130/2021/ NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ) hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (theo Điều 142, 144, 145, 146, 147 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017). Người phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có thể chịu mức án cao nhất là từ chung thân hoặc tử hình.
Phòng, tránh xâm hại trẻ em không chỉ là trách nhiệm của cá nhân, gia đình mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Điều 51 Luật Trẻ em 2016 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) quy định rõ:
1. Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em, trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi đến cơ quan có thẩm quyền.
2. Cơ quan lao động – thương binh và xã hội, cơ quan công an các cấp và Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, xử lí thông tin, thông báo, tố giác; phối hợp xác minh, đánh giá, điều tra về hành vi xâm hại, tình trạng mất an toàn hoặc gây tồn hại, mức độ nguy cơ gây tồn hại đối với trẻ em.
3. Chính phủ thiết lập tổng đài điện thoại quốc gia thường trực để tiếp nhận, xử lí thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em; quy định quy trình tiếp nhận và xử lí thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em.
Câu hỏi:
- Em hãy nêu một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54 55, 56 Bài 7: Phòng tránh xâm hại
Câu hỏi 2 (trang 48 SGK Đạo đức 5 – Kết nối tri thức): Tìm hiểu vì sao phải phòng, tránh xâm hại.
Em hãy đọc các trường hợp dưới đây, kết hợp quan sát tranh ở Hoạt động 1 phần Khám phá và thực hiện yêu cầu:
Câu hỏi:
- Em hãy dự đoán điều gì có thể xảy ra đốivoiws các bạn trong tranh ở Hoạt động 1.
- Em hãy nêu những hậu quả mà các bạn Hạt, Cân, Mận, Khởi phải gánh chịu trong các trường hợp trên.
- Theo em, vì sao phải phòng, tránh xâm hại?
Giải Đạo đức lớp 5 trang 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54 55, 56 Bài 7: Phòng tránh xâm hại
Câu hỏi 1 (trang 47 SGK Đạo đức 5 – Kết nối tri thức): Quan sát tranh, trả lời câu hỏi:
Câu hỏi:
- Em hãy nêu biểu hiện xâm hại trẻ em ở các tranh trên.
- Hãy kể thêm các biểu hiện khác của xâm hại trẻ em mà em biết.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54 55, 56 Bài 7: Phòng tránh xâm hại
Câu hỏi 5 (trang 46 SGK Đạo Đức 5 – Kết nối tri thức): Xử lí tình huống
a) Loan viết chữ đẹp nhưng tốc độ viết chậm so với các bạn. Bạn dự định từ giờ đến cuối năm lớp 5 sẽ luyện viết nhanh hơn nhưng chưa biết phải làm thế nào.
Nếu là Loan, em sẽ lập kế hoạch rèn luyện như thế nào?
b) Minh bị thừa cân so với các bạn cùng độ tuổi do ít ăn rau và đặc biệt thích đồ ăn nhanh. Bác sĩ khuyên Minh nên lập kế hoạch thay đổi cách ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. Minh không biết phải bắt đầu từ đâu.
Nếu là Minh, em sẽ lập kế hoạch thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt như thế nào?
c) Bà ngoại bị ốm nên mẹ dự định về quê một thời gian để chăm bà. Mẹ dặn Ngọc giúp bố việc nhà và chăm sóc em. Ngọc lo lắng sắp tới sẽ không thể làm được hết các việc như lời mẹ dặn.
Nếu là Ngọc, em sẽ làm gì?
Giải Đạo đức lớp 5 trang 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 Bài 6: Lập kế hoạch cá nhân
Câu hỏi 4 ( trang 47 SGK Đạo Đức 5 – Kết nối tri thức): Nhận xét kế hoạch cá nhân.
Câu hỏi:
- Em có nhận xét gì về bảng kế hoạch cá nhân của bạn Phương Anh?
- Nếu là Phương Anh, em sẽ điều chỉnh bảng kế hoạch đó như thế nào? Vì sao?
Giải Đạo đức lớp 5 trang 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 Bài 6: Lập kế hoạch cá nhân
Câu hỏi 3 (trang 44 SGK Đạo Đức 5 – Kết nối tri thức): Em có nhận xét gì về cách lập và thực hiện kế hoạch cá nhân của các bạn trong những trường hợp dưới đây?
a) Hiếu thường lên kế hoạch thực hiện nhiều mục tiêu cùng một lúc. Nhưng vì có quá nhiều việc phải làm nên bạn không thực hiện được hết các công việc đã đặt ra trong kế hoạch.
b) Khi lập kế hoạch cá nhân, Quỳnh không chỉ chú ý đến mục tiêu và kết quả mà còn tập trung vào quá trình thực hiện. Bạn thường xác định các công việc và mốc thời gian hoàn thành phù hợp với khả năng của bản thân và điều kiện thực tế.
c) Mạnh luôn kiên trì thực hiện các nội dung công việc đã đặt ra trong kế hoạch cá nhân. Nếu vì lí do nào đó mà không thực hiện được một việc, bạn sẽ đưa ra phương án điều chỉnh kế hoạch phù hợp để vẫn đạt được mục tiêu đề ra.
d) Hà lập thời gian biểu chi tiết cho các ngày trong tuần, trừ ngày thứ Bảy, Chủ nhật vì bạn cho rằng cuối tuần thì có thể thoải mái làm việc theo ý thích.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 Bài 6: Lập kế hoạch cá nhân
Câu hỏi 3 (trang 42 SGK Đạo đức 5 – Kết nối tri thức): Tìm hiểu cách lập kế hoạch cá nhân.
Đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
a) Nam đặt ra mục tiêu được chọn vào đội bóng rổ của trường để tham gia giải đấu cấp huyện.
b) Nam tính toán từ giờ đến đợt thi tuyển vào đội bóng rổ của trường còn ba tháng để thực hiện mục tiêu.
c) Nam thấy mình có lợi thế về chiều cao, nhưng thể lực và sức bền chỉ ở mức trung bình.
d) Để đạt được mục tiêu, ngoài việc lên lịch tập luyện bóng rổ hằng ngày, Man còn lên kế hoạch tập chạy bộ vào ba buổi sáng trong tuần để khắc phục điểm yếu về sức bền và thể lực.
Câu hỏi:
- Bạn Nam đã đặt ra mục tiêu gì và lên kế hoạch như thế nào để đạt được mục tiêu đó?
- Theo em, cần thực hiện những bước nào để lập kế hoạch cá nhân?
Giải Đạo đức lớp 5 trang 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 Bài 6: Lập kế hoạch cá nhân
Câu hỏi 2 (trang 41 SGK Đạo đức 5 – Kết nối tri thức): Tìm hiểu vì sao phải lạp kế hoạch cá nhân.
a) Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi:
Một ngày làm việc của Bác
Là người bảo vệ Bác, tôi thấy Bác có thói quen làm việc có kế hoạch và rất đúng giờ. Bác chủ động đặt ra thời gian làm việc và thực hành nghiêm túc không thay đổi giờ giấc sinh hoạt, kể cả mùa đông. Hằng ngày, Bác dậy từ 5 giờ, 5 giờ 15 tập thể dục, 6 giờ ăn sáng, sau đó Bác bắt đầu làm việc. Vì vậy, người phục vụ Bác cũng rất dễ dàng. [...]
Bác làm việc suốt ngày, ngày thường cũng như Chủ nhật. Sau mỗi bữa ăn, Người nghỉ một lát rồi làm việc ngay. Những việc mà Bác đã định trong kế hoạch đều giải quyết hết
( Theo Chuyện kể của những người giúp việc Bác Hồ,
NXB Thông tấn, Hà Nội)
Câu hỏi:
- Em có nhận xét gì về thói quen làm việc của Bác
- Em học tập được điều gì từ Bác
b) Đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
Trong học tập và sinh hoạt hằng ngày. Hiên thường không làm việc theo kế hoạch định trước mà để mọi việc đến đâu thì giải quyết đến đó. Hiên cảm thấy khá tự do và thoải mái khi làm theo cách này. Tuy nhiên, vào những lúc có nhiều việc ở lớp và ở nhà, Hiên hay bỏ quên, bỏ sót công việc hoặc không đủ thời gian để hoàn thành những việc cần làm. Vấn đề này cứ lặp đi lặp lại khiến bạn không ít lần gặp rắc rối và bị bố mẹ, thầy cô chê trách.
Câu hỏi:
- Em có nhận xét gì về thói quen của Hiên? Thói quen đó đã khiến Hiên gặp phải vấn đề gì?
- Theo em, vì sao phải lập kế hoạch cá nhân?
Giải Đạo đức lớp 5 trang 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 Bài 6: Lập kế hoạch cá nhân
Câu hỏi 1 (trang 40 SGK Đạo đức 5 – Kết nối tri thức): Tìm hiểu các loại kế hoạch cá nhân.
Đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
a) Buổi sáng, Nam qua rủ Tuấn đi học. Vừa thấy Nam, Tuấn hào hứng: “Tối nay, sang nhà tớ xem bóng đá nhé!... Nhưng mà mai lớp cậu có bài kiểm tra định kì nhỉ!”. Nam đáp: “Không sao! Tối nay tớ sẽ sang nhà cậu”. Thì ra, Nam đã tính toán hết rồi. Nam sẽ tranh thủ ôn bài sau giờ tan học và không chơi đá cầu với các bạn trong xóm như mọi ngày.
b) Quang mong muốn sẽ đạt giải cao trong cuộc thi cờ vua cấp trường. Để đạt được mục tiêu, Quang lên kế hoạch luyện tập chơi cờ vua trong vòng một tháng. Bạn sẽ dành một tiếng mỗi tối chơi cờ cùng bố và tham gia Câu lạc bộ cờ vua ở nhà văn hoá thôn vào cuối tuần.
c) Hà rất ngưỡng mộ chị gái vì mới học lớp 8 mà chị đã giao tiếp bằng tiếng Anh với người nước ngoài thành thạo. Bạn đặt mục tiêu khi lên lớp 8 sẽ giỏi tiếng Anh giống chị. Hà lên kế hoạch mỗi buổi tối sẽ dành 30 phút để trò chuyện với chị bằng tiếng Anh. Hà còn xin mẹ mua sách, truyện tiếng Anh để luyện đọc thêm.
Câu hỏi:
- Em hãy mô tả kế hoạch cá nhân của các bạn trong các trường hợp trên bằng cách hoàn thiện bảng theo gợi ý dưới đây:
- Theo em, dựa vào thời gian thực hiện, sẽ có những loại kế hoạch cá nhân nào?
- Hãy kể thêm các loại kế hoạch cá nhân khác mà em biết
Giải Đạo đức lớp 5 trang 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 Bài 6: Lập kế hoạch cá nhân
Câu hỏi 3 ( trang 39 SGK Đạo Đức 5 – Kết nối tri thức): Em hãy cùng các bạn trong nhóm điều tra, tìm hiểu tình hình môi trường ở trường học hoặc xung quanh nơi các em ở và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng theo gợi ý sau:
Giải Đạo đức lớp 5 trang 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39 Bài 5: Bảo vệ môi trường sống
Câu hỏi 2 ( trang 39 SGK Đạo Đức 5 – Kết nối tri thức): Em hãy cùng các bạn xây dựng nội dung và thuyết trình về chủ đề bảo vệ môi trường sống ở địa phương em.
Gợi ý nội dung:
- Thực trạng môi trường sống ở địa phương em.
- Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường sống ở địa phương em.
- Những việc cần làm để bảo vệ môi trường sống ở địa phương em.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39 Bài 5: Bảo vệ môi trường sống
Câu hỏi 2 ( trang 39 SGK Đạo Đức 5 – Kết nối tri thức): Em hãy cùng các bạn xây dựng nội dung và thuyết trình về chủ đề bảo vệ môi trường sống ở địa phương em.
Gợi ý nội dung:
- Thực trạng môi trường sống ở địa phương em.
- Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường sống ở địa phương em.
- Những việc cần làm để bảo vệ môi trường sống ở địa phương em.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39 Bài 5: Bảo vệ môi trường sống
Câu hỏi 2 ( trang 39 SGK Đạo Đức 5 – Kết nối tri thức): Em hãy cùng các bạn xây dựng nội dung và thuyết trình về chủ đề bảo vệ môi trường sống ở địa phương em.
Gợi ý nội dung:
- Thực trạng môi trường sống ở địa phương em.
- Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường sống ở địa phương em.
- Những việc cần làm để bảo vệ môi trường sống ở địa phương em.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39 Bài 5: Bảo vệ môi trường sống
Câu hỏi 5 ( trang 36 SGK Đạo Đức 5 – Kết nối tri thức):
Xử lí tình huống
a Lớp của Dung và Hiền đi dã ngoại. Cuối buổi chiều, sau khi ăn nhẹ
, Hiền vứt luôn vỏ kẹo xuống đất và đổ nước ngọt còn thừa xuống hồ. Thấy vậy, Dung nhắc nhở: “Bạn làm thế là gây ô nhiễm môi trường đấy!” Hiền liền bảo: “Một chút nước ngọt thì làm sao mà ô nhiễm hồ nước, còn vỏ kẹo thì sẽ có cô lao công thu dọn, tớ thấy nhiều người vẫn làm thế”.
Em có nhận xét gì về ý kiến của Hiền? Nếu là Dung, em sẽ nói gì với Hiền?
b. Sau khi quét đường làng xong, Kiên đề nghị các bạn trong xóm gom hết số rác đã quét dọn được thành một đống để đốt cho nhanh, đỡ mất công mang đến khu vực tập kết rác.
Việc đốt rác ở đường làng mang lại hậu quả gì? Nếu là bạn của Kiên, em sẽ làm gì?
c Chú của Mẩy cho rằng: “Từ thời ông bà, cha mẹ sinh sống trên vùng đất này đã nuôi lợn, trâu thả rông xung quanh nhà. Mình chỉ làm theo phong tục thôi, mà hầu như nhà nào cũng vậy nên quen rồi, có thấy ô nhiễm môi trường đâu'.
Theo em, việc nuôi lợn, trâu thả rỗng quanh nhà gây ô nhiễm môi trường sống như thế nào? Nếu là Mẩy, em sẽ nói gì với chú?
d) Giờ ra chơi, Sáng rủ Mai bẻ những chiếc lá bàng to trong sân trường để quạt cho mát vì cho rằng bẻ vài chiếc lá cũng không ảnh hưởng gì.
Nếu là Mai, em sẽ nói gì với Sáng?
e) Tối thứ Bảy, bạn Phong mở loa rất to để hát karaoke. Khi bác hàng xóm phàn nàn rằng tiếng ồn làm bác mệt mỏi, thì bạn trả lời: “ Chắc bác mệt vì ốm thôi, chứ sao có thể mệt mỏi vì nghe âm thanh to được ạ!”.
Em có nhận xét gì về việc làm của Phong? Nếu là Phong em sẽ làm gì?
Giải Đạo đức lớp 5 trang 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39 Bài 5: Bảo vệ môi trường sống
Câu hỏi 3 ( trang 35 SGK Đạo Đức 5 – Kết nối tri thức): Em đồng ý hay không đồng ý với những việc làm nào dưới đây? Vì sao?
Câu hỏi: Nếu người thân hoặc bạn bè của em làm những việc gây tổn hại đến môi trường như một số việc làm không đúng ở trên, em sẽ khuyên họ điều gì?
Giải Đạo đức lớp 5 trang 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39 Bài 5: Bảo vệ môi trường sống
Câu hỏi 3 ( trang 33 SGK Đạo Đức 5 – Kết nối tri thức): Tìm hiểu những việc cần làm để bảo vẹ môi trường sống.
Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu:
Câu hỏi:
- Nêu những việc cần làm để bảo vệ môi trường sống trong các tranh trên.
- Hãy kể thêm những việc làm khác để bảo vệ môi trường sống ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng mà em biết.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39 Bài 5: Bảo vệ môi trường sống
Câu hỏi 2 ( trang 32 SGK Đạo Đức 5 – Kết nối tri thức): Tìm hiểu vì sao phải bảo vệ môi trường sống.
Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:
Ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay đang có xu hướng gia tăng và là vấn đề đáng báo động vì hậu quả của nó để lại rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự sống của con người và các loài sinh vật.
Ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm bụi mịn đang trở thành vấn đề của các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Hàm lượng bụi mịn cao trong không khi làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp dưới, đột quỵ và ung thư phổi
Tiếng ồn cũng gây ra những tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ con người, làm suy giảm và mất thính lực, tinh thần căng thẳng, rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến tim mạch, cơ quan tiêu hoá, suy giảm chất lượng lao động.
Việc uống nước, tiếp xúc hay ăn các loại rau quả, thuỷ hải sản được nuôi trồng trong môi trường nước bị ô nhiễm gây nên một số bệnh về đường tiêu hoá, bệnh giun sán, bệnh về mắt, bệnh ngoài da....
Đất bị ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người thông qua tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc qua đường hô hấp do sự bốc hơi của chất gây ô nhiễm đất. Ngoài ra, còn các mối đe doạ từ sự xâm nhập của chất ô nhiễm trong đất vào tầng nước ngầm được sử dụng cho con người. Ô nhiễm kim loại nặng trong đất có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt là trẻ em,...
(Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2016 – 2020, NXB Dân trí, 2021)
Câu hỏi:
- Môi trường sống ở nước ta hiện nay đang gặp phải những vấn đề gì? Việc ô nhiễm môi trường gây tác hại gì đối với sức khoẻ con người?
- Theo em, Vì sao chúng ta cần bảo vệ môi trường sống?
Giải Đạo đức lớp 5 trang 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39 Bài 5: Bảo vệ môi trường sống
Câu hỏi 1 ( trang 31 SGK Đạo Đức 5 – Kết nối tri thức): Tìm hiểu các loại môi trường sống
Quan sát tranh, giải câu đố và trả lời câu hỏi:
Câu hỏi:
- Theo em, có các loại môi trường sống chủ yếu nào trong bức tranh trên?
- Hãy kể thêm các loại môi trường sống khác mà em biết.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39 Bài 5: Bảo vệ môi trường sống
Câu hỏi (trang 31 SGK Đạo đức 5 – Kết nối tri thức): Em cùng các bạn nghe/ hát bài “ Em yêu cây xanh” ( sáng tác: Hoàng Văn Yến) và trả lời câu hỏi: Vì sao bạn nhỏ trong bài hát lại muốn trồng nhiều cây xanh
Giải Đạo đức lớp 5 trang 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39 Bài 5: Bảo vệ môi trường sống