Câu hỏi 4 ( trang 30 SGK Đạo Đức 5 – Kết nối tri thức): Xử lí tình huống:
a Trên đường đi học về, Dũng và Phong thấy một số bạn đang chui qua lỗ hồng hàng rào để hái ổi của một nhà dân bên đường. Dũng nói với Phong: “Mình phải ngăn các bạn kia lại!”. Phong kéo tay Dũng và nói: “Thôi, mặc kệ đi!”.
Nếu có mặt ở đó, em sẽ làm gì?
b Nhung có sở thích làm đồ tái chế nên thường thu thập chai nhựa, hộp giấy bỏ đi. Một số bạn chế giễu, trêu chọc và gọi bạn là “Nhung nhặt rác”.
Nếu chứng kiến việc làm đó của các bạn, em sẽ làm gì?
c) Thấy bà bán hàng đánh rơi tiền, Hà nhặt lên và đưa lại cho bà. Nga trách Hà: “Nếu cậu không trả tiền cho bà thì bây giờ chúng mình có tiền mua kem rồi.”
Nếu là bạn của Nga và Hà, em sẽ nói gì?
Giải Đạo đức lớp 5 trang 25, 26, 27, 28, 29, 30 Bài 4: Bảo vệ cái đúng, cái tốt
Câu hỏi 3 ( trang 29 SGK Đạo Đức 5 – Kết nối tri thức): Bạn nào biết bảo vệ hoặc chưa biết bảo vệ cái đúng cái tốt? Vì sao?
a) Lớp Lan đi tham quan trang trại sinh thái, Thấy Lan cầm chiéc túi đựng vỏ bánh kẹo, Bình nói: “ Sao bạn không vứt luôn ở gốc cây đi!”. Lan trả lời:” Lát nữa đến chỗ có thùng rác, tớ sẽ vứt”.Thấy thế Minh nói với Bình: “ Lan làm như vậy là đúng rồi”
b) Là lớp trưởng, Hoa luôn thẳng thắn phê bình các bạn đi học muộn khiển những bạn đó ghét Hoa. Ngân cảm thấy ái ngại cho Hoa nhưng không dám bệnh vụng bạn
c) Nhìn thấy một người phụ nữ đang có ý định vứt rác xuống sông, Thắng liền
nhờ chú bảo vệ gần đó đến can thiệp.
d) Huy, Hoà và Thức cùng đi học. Trên đường đi, Huy dừng lại để kéo cành cây gãy vào lề đường. Thức cằn nhằn: “ Hơi đâu mà cậu làm thế! Đi thôi! Muộn giờ học rồi đấy!” Thấy vậy, Hoà nói: “ Nếu để cành cây như vậy sẽ gây nguy hiểm cho người đi đường. Chúng mình cùng làm cho nhanh đi”
Giải Đạo đức lớp 5 trang 25, 26, 27, 28, 29, 30 Bài 4: Bảo vệ cái đúng, cái tốt
Câu hỏi 3 ( trang 27 SGK Đạo Đức 5 – Kết nối tri thức): Tìm hiểu một số cách đơn giản để bảo vệ cái đúng, cái tốt.
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
Câu hỏi:
- Trong các trường hợp trên, các bạn đã bảo vệ cái đúng, cái tốt như thế nào?
- Theo em có những cách nào để bảo vệ cái đúng, cái tốt?
Giải Đạo đức lớp 5 trang 25, 26, 27, 28, 29, 30 Bài 4: Bảo vệ cái đúng, cái tốt
Câu hỏi 2 ( trang 26 SGK Đạo Đức 5 – Kết nối tri thức): Tìm hiểu vì sao phải bảo vệ cái đúng, cái tốt.
Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi:
Bảo vệ như thế là rất tốt
Đơn vị bảo vệ Bác Hồ ở chiến khu có thêm một chiến sĩ mới. Đó là Lí Phúc Nha, người dân tộc Sán Chỉ.
Ngày đầu đứng gác trước nhà Bác, Nha vừa tự hào, vừa lo. Anh chăm chú nhìn con đường dẫn vào vọng gác. Đang quan sát, bỗng anh thấy từ xa một cụ già cao, gầy, chân đi dép cao su rảo bước về phía mình.
Nha chưa kịp hỏi, ông cụ đã cất tiếng chào:
– Chú gác ở đây à?
Nói rồi, cụ định đi vào nhà. Nha vội nói:
– Cụ cho cháu xem giấy tờ ạ!
Ông cụ vui vẻ nói:
– Bác đây mà.
– Bác cũng phải có giấy! Có giấy mới được vào ạ!
Lúc ấy, đại đội trưởng chạy tới, hoảng hốt:
– Bác Hồ đây mà. Sao đồng chí không để Bác vào nhà của Bác?
Nhưng Bác Hồ đã ôn tồn bảo:
– Chú ấy làm nhiệm vụ bảo vệ như thế là rất tốt.
(Theo Kể chuyện Bác Hồ, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
Câu hỏi:
- Cái đúng, cái tốt cần phải bảo vệ trong câu chuyện trên là gì? Lời nói của Bác thể hiện điều gì?
- Theo em, Vì sao chúng ta cần bảo vệ cái đúng, cái tốt?
Giải Đạo đức lớp 5 trang 25, 26, 27, 28, 29, 30 Bài 4: Bảo vệ cái đúng, cái tốt
Câu hỏi 1 ( trang 25 SGK Đạo Đức 5 – Kết nối tri thức): Nhận biết cái đúng, cái tốt cần được bảo vệ.
Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu:
Câu hỏi:
- Hãy chỉ ra những cái đúng, cái tốt cần được bảo vệ trong những tranh trên.
- Em hãy kể thêm những cái đúng, cái tót khác cần được bảo vệ mà em biết.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 25, 26, 27, 28, 29, 30 Bài 4: Bảo vệ cái đúng, cái tốt
Câu hỏi 2 (trang 24 SGK Đạo đức 5 – Kết nối tri thức): Em hãy tìm hiểu về một tấm gương học sinh vượt khó và chia sẻ với các bạn theo gợi ý:
- Giới thiệu về bạn đó và những khó khăn mà bạn đã gặp.
- Bạn đã làm gì để vượt qua khó khăn?
- Em học được điều gì từ tấm gương đó?
Giải Đạo đức lớp 5 trang 19, 20, 21, 22, 23, 24 Bài 3: Vượt qua khó khăn
Câu hỏi 2 (trang 20 SGK Đạo đức 5 – Kết nối tri thức): Tìm hiểu biểu hiện và ý nghĩa của việc biết vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống
Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi:
Chăm ngoan, học giỏi
Bạn Hoàng Thu Huế, học sinh lớp 5, trường Tiểu học Hợp Thành (thành phố Lào Cai) có hoàn cảnh gia đình rất đáng thương. Bố mất sớm, mẹ bỏ đi từ khi bạn còn rất nhỏ. Huế lớn lên trong tình yêu thương, đùm bọc của ông bà ngoại.
Điều kiện gia đình rất khó khăn, ông bà thì yếu, đau ốm luôn nên cuộc sống càng thêm cực nhọc. Khi được hỏi khó khăn thế bạn có nghĩ đến chuyện phải nghỉ học không, Huế nói:
- Càng khó khăn, em càng phải học thật giỏi để mong sau này thoát khỏi cảnh nghèo đói.
Nhà xa nên hàng ngày, cứ 5 giờ sáng là Huế đã thức dậy để đi bộ đến trường. Cuộc sống vất vả là vậy nhưng Huế luôn cố gắng tự rèn luyện, trong lớp chăm chú nghe thầy, cô giáo giảng bài. Về nhà, sau khi giúp đỡ ông bà làm các việc nhà như quét nhà, nấu cơm, nấu cám cho lợn ăn, bạn luôn cần mẫn tự học.
Thương ông bà và không để phụ lòng thầy, cô giáo và những người từng giúp đỡ mình, Huế càng quyết tâm học. Không chỉ học giỏi, bạn còn hát rất hay, là hạt nhân trong đội văn nghệ của nhà trường, lớp phó phụ trách văn thể. Nhờ những cố gắng của mình, trong 4 năm liên tục, Huế luôn đạt danh hiệu “Học sinh Giỏi”.
(Theo Truyện đọc Đạo đức 4, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014)
Câu hỏi:
- Bạn Huế đã vượt qua khó khăn như thế nào? Việc biết vượt qua khó khăn đó đã đem lại điều gì cho bạn?
- Nêu cảm nghĩ của em về tấm gương vượt khó của Huế.
- Theo em, vì sao chúng ta cần biết vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống?
Giải Đạo đức lớp 5 trang 19, 20, 21, 22, 23, 24 Bài 3: Vượt qua khó khăn
Câu hỏi 1 (trang 19 SGK Đạo đức 5 – Kết nối tri thức): Nhận biết những khó khăn cần phải vượt qua trong học tập và trong cuộc sống
Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu:
Câu hỏi:
- Em hãy chỉ ra khó khăn của các bạn trong bức tranh trên.
- Kể thêm những khó khăn khác trong học tập và cuộc sống mà em biết.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 19, 20, 21, 22, 23, 24 Bài 3: Vượt qua khó khăn
Câu hỏi 3 (trang 17 SGK Đạo đức 5 – Kết nối tri thức): Đưa ra lời khuyên cho bạn.
a. Mai đang chơi với một nhóm bạn thì thấy Hà đi qua. Mai định rủ Hà vào chơi cùng thì một bạn trong nhóm nói: “Chơi với Hà làm gì! Bạn ấy điệu lắm!'. Nếu là Mai, em sẽ nói gì với bạn? Vi sao?
b. Cùng là thành viên trong đội văn nghệ của trường, Hương chia sẻ với Lan: 'Tớ mong sau này sẽ trở thành nghệ nhân quan họ như bà của tớ'. Lan tỏ vẻ chê bai: 'Cậu buồn cười thật! Lẽ ra phải mơ ước thành ca sĩ nổi tiếng chứ!'. Em sẽ khuyên Lan điều gì? Vi sao?
c. Cuối tuần, hai chị em Na được mẹ đưa đi mua quần áo mới. Thấy em định chọn chiếc áo màu hồng, Na cằn nhằn: 'Sao em có thể thích cái màu này được nhỉ'.
Em sẽ khuyên Na điều gì? Vì sao?
Giải Đạo đức lớp 5 trang 13, 14, 15, 16, 17, 18 Bài 2: Tôn trọng sự khác biệt của người khác
Câu hỏi 2 (trang 15 SGK Đạo đức 5 - Kết nối tri thức): Tìm hiểu vì sao phải tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người
Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi:
Cây cọ nhí
Cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về, những cây cọ lại miệt mài chuẩn bị cho lễ hội xin chữ đầu năm. Đây là dịp để chúng trổ tài về thư pháp. Cây cọ nào cũng mềm mại, uyển chuyển, tập thả từng nét duyên dáng bên mực tàu, giấy đỏ, giống như người vũ công đang biểu diễn trên sân khấu vậy.
Hôm ấy, ông đã mang về một cây cọ nhí nhỉ nhỏ xinh, thanh mảnh, treo ngay ngắn trên kệ bút. Thấy vậy, các cây cọ khác đều xì xào bàn tán:
- Cọ gì mà nhỏ như vậy? Chắc không được việc gì đâu.
Đằng xa cũng có tiếng nói vọng lại:
- Chắc dùng để vẽ nét phụ ấy mà, quan tâm làm gì!
Một cây cọ khác cũng lên tiếng:
- Chúng ta chỉ cần lướt nhẹ đã tạo ra điểm nhấn quan trong rồi, đâu cần ai phụ thêm nét nhỉ?
Rồi các cây cọ nhìn nhau cười ha ha. Cọ nhí không biết phải giải thích thể nào, đành chọn cách lòng im.
Ngày hội xin chữ đã đến, cọ nhí được ông đồ dùng để điểm tô thêm những cánh hoa đỏ cho cánh đảo, những vệt vẫn nhỏ trên thân đào, ... Bức tranh cây đào bỗng chốc trở nên sống động. Lúc này, các cây cọ mới nhận ra rằng tuy cọ nhí nhỏ bé nhưng cũng có sứ mệnh của riêng mình. Chúng hối hận xin lỗi cọ nhỉ. Vậy là hiểu lầm trong quá khứ được xóa bỏ, ai nấy đều vui vẻ cùng nhau tạo nên những bức tranh đầy ý nghĩa cho mọi người.
(Theo Bảo Cầu Vồng, tập 80, số 1, năm 2020)
Câu hỏi:
- Thái độ của các cây cọ khác đối với cọ nhí thể hiện điều gì?
- Vì sao các cây cọ khác lại cảm thấy hối hận?
- Nêu những lí do cần phải tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 13, 14, 15, 16, 17, 18 Bài 2: Tôn trọng sự khác biệt của người khác
Câu hỏi 1 (trang 13 SGK Đạo đức 5 - Kết nối tri thức): Tìm hiểu một số biểu hiện tôn trọng sự khác biệt
Đọc các trường hợp dưới đây và thực hiện yêu cầu:
a. Thái có cơ thể mập mạp nên khi được các bạn gọi vào sân đá bóng, bạn sợ mình chạy không nhanh sẽ khiến đội bị thua. Thấy vậy, Minh động viên: “Đừng lo! Bạn có thể di chuyển không nhanh nhưng lại có khả năng tranh chấp bóng tốt hơn chúng tờ đấy!'.
b. Lớp Nga có một bạn bị khuyết tật ở chân, phải ngồi xe lăn nhưng điều đó không cân trở việc bạn hoà nhập với các bạn khác trong lớp. Các bạn cũng thường xuyên chơi đùa cùng nhau rất vui vẻ.
c. Trong chuyền du lịch ở vùng cao, Hoa chăm chú nhìn các bạn người dân tộc thiểu số và nói với mẹ: 'Con thấy các bạn kia ăn mặc lạ lẫm mẹ ạ!'. Nghe mẹ giải thích rằng mỗi dân tộc đều có nét đặc trưng riêng về trang phục, Hoa vui về nói: 'Con hiểu rồi ạ! Con đến làm quen và hỏi thêm về trang phục của các bạn, mẹ nhé!'.
d. Lớp 5A tổ chức Đại hội Chi đội. Thấy Huy băn khoăn không biết nên bầu cho bạn nam hay bạn nữ làm Chi đội trưởng, Luân gợi ý: 'Nam hay nữ đều có thể làm Chỉ đội trưởng, miễn là bạn đó gương mẫu, tích cực với hoạt động của lớp'.
Câu hỏi:
- Nêu biểu hiện tôn trọng sự khác biệt của người khác trong mỗi trường hợp trên.
- Kể thêm các biểu hiện tôn trọng sự khác biệt của người khác mà em biết.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 13, 14, 15, 16, 17, 18 Bài 2: Tôn trọng sự khác biệt của người khác
Câu hỏi (trang 13 SGK Đạo đức 5 – Kết nối tri thức):
- Tham gia trò chơi 'Bạn ấy là ai?'.
- Em hãy mô tả nét riêng về ngoại hình, tính cách, sở thích,... của một bạn trong lớp để các bạn khác đoán xem đó là ai.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 13, 14, 15, 16, 17, 18 Bài 2: Tôn trọng sự khác biệt của người khác
Câu hỏi 2 (trang 12 SGK Đạo đức 5 - Kết nối tri thức): Hãy tạo ra một sản phẩm (viết đoạn văn, về bức tranh, thiết kế poster,...) thể hiện lòng biết ơn những người có công với quê hương, đất nước.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Bài 1: Biết ơn những người có công với quê hương, đất nước - Kết nối tri thức
Câu hỏi 4 (trang 11 SGK Đạo đức 5 – Kết nối tri thức): Em có nhận xét gì về thái độ, hành vi của các bạn trong các trường hợp dưới đây?
Câu hỏi: Em có lời khuyên gì dành cho các bạn có thái độ, hành vi chưa đúng trong những trường hợp trên?
Giải Đạo đức lớp 5 trang 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Bài 1: Biết ơn những người có công với quê hương, đất nước - Kết nối tri thức
Câu hỏi 3 (trang 8 SGK Đạo đức 5 – Kết nối tri thức): Tìm hiểu những việc cần làm để thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước.
Câu hỏi:
- Em hãy kể những việc làm thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước trong các bức tranh trên.
- Kể thêm những việc làm khác thể hiện lòng biết ơn với người có công với quê hương, đất nước.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Bài 1: Biết ơn những người có công với quê hương, đất nước - Kết nối tri thức
Câu hỏi 2 (trang 7 SGK Đạo đức 5 – Kết nối tri thức): Tìm hiểu vì sao phải biết ơn người có công với quê hương, đất nước.
Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
a. Sáng Chủ nhật, các bạn trong thôn đến Nhà Văn hóa để nghe bác trường thân nói chuyện. Bác kế: Thôn mang tên người đã có công giúp dân đắp để lấn biển, mở mang đồng ruộng để sản xuất, vượt qua đói nghèo, xây dựng thôn giàu đẹp, yên vui.
b. Kỉ niệm ngày Thương binh liệt sĩ 27 tháng 7, giáo viên và học sinh dâng hương lên tượng đài 'Tổ quốc ghi công'. Thầy trò rưng rưng xúc động nhớ lời Bác Hồ từng nói: 'Máu đào của các liệt sĩ đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đó chói. Sự hi sinh anh dũng của các liệt sĩ đã giúp cho đất nước Việt Nam của chúng ta được nở hoa độc lập, kết quả tự do'.
Câu hỏi:
- Vì sao chúng ta cần phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước?
Giải Đạo đức lớp 5 trang 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Bài 1: Biết ơn những người có công với quê hương, đất nước - Kết nối tri thức
Câu hỏi 1 (trang 5 SGK Đạo đức 5 - Kết nối tri thức): Tìm hiểu những đóng góp của người có công với quê hương đất nước
a. Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
Võ Thị Sáu - nữ anh hùng huyền thoại vùng Đất Đỏ
Chị Võ Thị Sáu (1933-1952), sinh tại xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chị tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi và trở thành nữ chiến sĩ trình sát nổi tiếng gan da của đội Công an xung phong Đất Đỏ. Tháng 2 năm 1950, khi dùng lựu đạn tập kích ciệt hơi tên ác ôn Cả Suốt. Cả Đay, không may chị bị sa vào tay địch. Bị bắt giam trong tủ, chị Sáu vẫn tiếp tục làm liên lạc và cùng các đồng chỉ đấu tranh đòi cải thiện cuộc sống nhà tù. Kẻ địch dùng mọi cực hình tra tấn nhưng không khai thác được gì nên đã đưa chị về giam ở khám Chí Hoà, Sài Gòn và mở phiên toà, tuyên án tử hình chị. Đứng trước toà, chị Võ Thị Sáu khi ấy mới 17 tuổi lớn giọng đanh thép: 'Yêu nước, chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội.”
Thực dân Pháp đưa chị cùng một số người tù cách mạng ra nhà tù Côn Đảo. Đêm trước khi bị hành hình, chị đã gửi lòng mình với đất nước, nhân dân bằng những bài ca cách mạng. Viên cố đạo hỏi chị: 'Trước khi chết, con có điều gì ân hận không?'. Chị nhìn thẳng vào mặt ông ta, trả lời: 'Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và lũ tay sai bán nước. Ra đến pháp trường, chị yêu cầu không bịt mắt để được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng.
(Theo Bùi Việt Thanh, Hoài Lộc, Võ Thị Sáu, NXB Kim Đồng, 2021)
Câu hỏi:
- Chị Võ Thị Sáu đã có công gì đối với quê hương, đất nước?
- Hãy chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận của em về tấm gương đó.
b) Em hãy quan sát, tìm hiểu về các nhân vật trong những bức ảnh dưới đây và thực hiện yêu cầu:
Câu hỏi:
- Nêu những đóng góp cho quê hương, đất nước của các nhân vật trong mỗi bức ảnh trên.
- Hãy kể thêm tên và đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, giáo dục,... mà em biết.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Bài 1: Biết ơn những người có công với quê hương, đất nước - Kết nối tri thức
Câu hỏi (trang 5 SGK Đạo đức 5 – Kết nối tri thức):
- Em hãy nghe/ hát bài “Biết ơn chị Võ Thị Sáu” (Sáng tác Nguyễn Đức Toàn) và chia sẻ cảm xúc của em về bài hát đó.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Bài 1: Biết ơn những người có công với quê hương, đất nước - Kết nối tri thức