Làm thủ công
Lý lấy giấy màu và kéo ra cắt chữ U. Cắt mãi, chữ vẫn méo. Diệp đứng cạnh, sốt ruột:
– Đưa tớ cắt hộ. Tay cậu lồng nga lồng ngóng thế nào ấy.
Sợ Lý không tin minh cắt đẹp, Diệp mở vỡ ra khoe:
– Đây, chữ U của tớ đây. Đẹp chưa?
Lý nhìn chữ U của bạn mà thêm. Bạn ấy cắt đẹp thế mà mình thì cắt xấu ơi là xấu. Thôi, mình nhờ Diệp cắt vậy. Cô giáo chẳng dặn bạn bè phải
giúp đỡ nhau là gi?
Lý đưa kéo cho Diệp. Đường kéo của Diệp lia ngọt xốt trên tờ giấy màu. Diệp đua chữ U mới cắt rất đẹp cho Lý:
– Này, cậu dán vào vở đi
Lý ngắn ngữ. Tưởng Lý chế, Diệp thanh minh:
– Đẹp như của tớ đấy!
Bỗng Lý thắc mắc:
– Nãy, làm thủ công để làm gì nhỉ?
Diệp tròn xoe mắt:
– Ơ, cô giáo chẳng bảo chúng minh tập cho khéo tay là gi?
Lý lưỡng lự một chút rồi trả chữ U cho Diệp:
– Thôi, trả cậu. Tớ tự cắt lấy.
Diệp ngạc nhiên:
– Cậu cắt có đẹp đâu!
Lý dứt khoát:
– Tớ phải tự cất thì mới khéo tay được.
Lý mim mồi, chăm chú cắt. Một chữ, hai chữ, ba chữ,... Đến chữ thứ mười hai thì Lý ung ý. Em dần vào vở.
Chữ U ấy của Lý được cô khen trước lớp.
Theo NGUYỄN BÙI VỢI
Đọc hiểu
Vì sao Diệp muốn giúp Lý cắt chữ U?
Bài 3: Có học mới hay Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Chọn 1 trong 2 chủ đề sau
Nêu ý kiến của em về một câu tục ngữ dưới đây:
a) Có cày có thóc, có học có chữ.
b) Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.
c) Chậm đến đâu, học lâu cũng biết
d) Học thầy không tày học bạn.
Bài 3: Có học mới hay Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Tìm ý và lập dàn ý cho bài văn tả một người bạn mà em quý mến
1. Sử dụng sơ đồ tư duy để tìm ý:
- Viết ra giấy bất kì từ nào thể hiện suy nghĩ hoặc kết quả quan sát của em (từ khoá).
- Lựa chọn, kết nối các ý:
+ Nối các từ khoá có quan hệ gần nhất với nhau.
+ Bỏ bớt những từ không phù hợp hoặc không cần thiết.
+ Sắp xếp lại các từ khoá theo bậc từ ý lớn đến ý nhỏ.
Bài 3: Có học mới hay Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về học hành ( học bài, làm bài, vận dụng bài học vào cuộc sống; gương thiếu nhi chăm học,…)
- 1 bài văn tả người ( hoặc 1 bài báo về việc học hành).
Bài 3: Có học mới hay Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Trái cam
(Trích)
Con vừa ở lớp về
Sà ngay vào luống đất
Bố cười hỏi gieo gì
Con khum tay bí mật...
Bắt chước cô làm đất
Con cuốc, cão, xáo tơi
Tay nhỏ vun ủ hạt
Đất mịn vồng mâm xôi.
Bắt chước cô tưới nước
Con nhẹ nhàng đôi tay
Nước rơi như mưa bay
Thấm xuống thành một ngọt.
Bố lên đường công tác
Mùng vẫn nhận thư con
Kể chuyện học, chuyện trường
Chữ con dần ngay ngắn...
Thấm thoắt năm năm trời
Bố về, cam đỏ ối.
Con bút một trái ngon
Đặt nặng lòng tay bố
Tươi như Mặt Trời đỏ
Điều bí mật của con...
Theo THẠCH VĂN THÂN
Đọc hiểu
Theo em, chi tiết bạn nhỏ vừa ở lớp về đã “Sà ngay vào luống đất” thể hiện điều gì?
Bài 3: Có học mới hay Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Em cần cố gắng thêm về mặt nào?
Bài 2: Bạn nam, bạn nữ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Em đạt yêu cầu ở mức nào?
Bài 2: Bạn nam, bạn nữ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Chọn 1 trong 2 đề sau:
a) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một sự việc hoặc một tác phẩm mà em đã đọc (hoặc đã nghe) trong Bài 2
b) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong tác phẩm mà em đã đọc ( hoặc đã nghe) về bình đẳng giới
Bài 2: Bạn nam, bạn nữ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Những câu chuyện mà chiến dịch nhận được có tác dụng gì? Tìm các ý đúng:
a) Giới thiệu một chiến dịch hoạt động vì quyền lợi của trẻ em gái.
b) Tạo động lực cho trẻ em gái nỗ lực học tập, biến ước mơ thành hiện thực.
c) Kể về điều kiện học tập còn nhiều khó khăn của trẻ em gái dân tộc thiểu số.
d) Truyền cảm hứng để trẻ em gái có những khát khao về một tương lai tốt đẹp.
Bài 2: Bạn nam, bạn nữ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Nhờ đâu mà nhân vật trong những câu chuyện ở bài đọc có thể hoàn thành ước mơ của mình? Tìm ý đúng:
a) Nhờ được nghe nhiều câu chuyện truyền cảm hứng từ những người thành đạt.
b) Nhờ được tham gia chiến dịch 'Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái'.
c) Nhờ đi nhiều nơi và tham gia các hoạt động trao quyền cho phụ nữ.
d) Nhờ quyết tâm vượt khó, không từ bỏ con đường học tập.
Bài 2: Bạn nam, bạn nữ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái
Chiến dịch toàn cầu “Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái' được UNESCO phát động nhằm bảo vệ những tiến bộ đạt được trong giáo dục trẻ em gái, đảm bảo cho việc học tập của các em được liên tục và an toàn.
Tại Việt Nam, từ tháng 8 đến giữa tháng 9 năm 2021, chiến dịch nhận được 50 câu chuyện truyền cảm hứng về các bạn nhỏ trên khắp mọi miền đất nước. Đó là chuyện một cô gái Tây từng đi bộ 40 ki-lô-mét đến trường, nay trở thành nữ doanh nhân thành đạt. Một cô gái Xtiêng đã bỏ qua những lỗi ngăn cản để đạt được ước mơ trở thành nhiếp ảnh gia. Một nữ giảng viên người Thái vượt qua bao gian khó tuổi thơ, trở thành người đi đầu trong các hoạt động trao quyền cho phụ nữ,... Họ có được điều đó là nhờ không từ bỏ con đường học tập của mình. Những câu chuyện đời thực ấy góp phần truyền cảm hứng cho trẻ em gái tiếp tục hành trình học tập hướng tới tương lai.
Như một làn gió lãnh, “Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái' nhen lên khát khao, giúp trẻ em gái hoàn thành ước mơ của mình.
Theo THU HÀ
Câu hỏi và bài tập:
Chiến dịch “Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái” được phát động nhằm mục đích gì? Tìm các ý đúng:
a) Nhằm bảo vệ những tiến bộ đạt được trong giáo dục trẻ em gái.
b) Nhằm đảm bảo cho việc học tập của trẻ em gái được liên tục.
c) Nhằm đảm bảo cho việc học tập của trẻ em gái được an toàn.
d) Nhằm thu thập những câu chuyện về việc học của trẻ em gái.
Bài 2: Bạn nam, bạn nữ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Chọn 1 trong 2 đề sau
a) Viết đoạn văn nêu một phẩm chất cần có của thiếu nhi và những việc em sẽ thực hiện để có phẩm chất đó. Trang trí hoặc vẽ hình minh hoạ cho bài viết.
b) Viết đoạn văn giới thiệu một bạn trong lớp mà em quý mến (giấu tên), sao cho bạn khác đọc ( hoặc nghe) đoạn văn có thể biết em viết về ai. Trang trí hoặc vẽ hình minh hoạ cho bài viết.
Bài 2: Bạn nam, bạn nữ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Viết lại đoạn văn dưới đây, sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu
Ai cũng khen bạn Vân (lớp trưởng lớp tôi) là một cán bộ gương mẫu. Thực ra, lúc đầu, chúng tôi (mấy anh chàng hay coi thường con gái) không tin Vân làm được lớp trưởng. Nhưng bây giờ thì khác rồi, cả lớp đều bị Vân thuyết phục…
Theo KIM NGÂN
Bài 2: Bạn nam, bạn nữ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Tìm 4 vị trí có thể thêm dấu gạch ngang đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong đoạn chuyện sau:
Sáng Chủ nhật, mẹ đi vắng, chỉ có hai anh em Sơn ở nhà. – Sơn ơi! Chợt có tiếng mẹ gọi. Mẹ về rồi đây!
Sơn chạy vội ra đón mẹ rồi nhanh nhẹn rất nước, mời mẹ:
– Mẹ uống nước đi ạ. Giọng Sơn đang hăm hở bỗng trở nên lúng túng. Mẹ ơi, từ lúc mẹ đi chợ, em vẫn chơi ngoan nhưng con mới chỉ kịp quét nhà, đun nước thôi ạ... Mẹ cười:
– Thế là con làm được nhiều việc giúp mẹ rồi. Này nhé: Con chơi với em, quét nhà sạch sẽ, lại còn đun nước. Vậy là được ba việc rồi. Con trai của mẹ ngoan quá!
Theo VŨ ANH
Bài 2: Bạn nam, bạn nữ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Các dấu gạch ngang dưới đây được dùng để làm gì?
Tôi đến nhà Xác-đi – ở ngay trước trường – và trông thấy cái tủ sách của cậu ấy, tôi thấy thèm quá.
Xtác-đi không mua được nhiều sách – nhà cậu ấy không giàu – nhưng cậu bảo quản sách rất cẩn thận và dành tất cả số tiền mình có vào việc mua sách. Bằng cách ấy, Xtác-đi đã có một tủ sách nhỏ.
Theo A-MI-XI (Hoàng Thiếu Sơn dịch)
Bài 2: Bạn nam, bạn nữ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Cuộc họp bí mật
Ê-lê-na bị vấp ngã. Cô bé oà khóc. Thầy giáo bảo Đi-tô:
– Em hãy giúp bạn đứng lên!
Đi-tô miễn cưỡng bước lại chỗ Ê-lê-na, gắt gỏng: – Đứng lên! Có gì mà nức nở?
– Giu-ri-cô đỡ bạn và an ủi bạn đi! – Thầy giáo nói. Giu-ri-cô lừng khừng bước lại, xốc nách bạn:
– Não, đứng lên mau!
Giu-ri-cô mạnh tay quá nên Ê-lê-na đứng lên rất khó nhọc. Cậu bé vừa buông tay, cô bé lại ngã khuỵu xuống và khóc to hơn.
Giu-ri-cô trở về chỗ cũ, đổ lỗi cho bạn:
– Em đã đỡ rồi mà bạn ấy không đúng, vẫn cứ khóc!
Không chờ thầy giáo nhắc, Xa-sa chạy đến chỗ Ê-lê-na, cúi xuống an ủi bạn rồi đưa hai tay cho bạn. E-lê-na nin khóc, cầm tay cậu bé, gượng đứng lên. Thầy giáo quyết định tổ chức một cuộc họp bí mật để giúp các học sinh nam biết cách quan tâm, giúp đỡ các bạn nữ. Thầy gọi các em lại gần, nói:
– Thầy sẽ lập nhóm những người đàn ông chân chính. Em nào muốn tham gia thì giơ tay.
Xa-sa giơ tay đầu tiên. Sau đó, tất cả đều giơ tay.
– Em nào cũng muốn làm người đàn ông chân chính. Vậy, từ hôm nay, các em phải tuân theo nội quy của hội. Các em đồng ý chứ?
– Đồng ý ạ!
– Chúng ta bắt đầu từ điều thứ nhất: quan tâm và ăn cần với các bạn nữ. Từ hôm ấy, các bạn nam thay đổi đến mức nhiều bạn nữ ngạc nhiên: “Chuyện gì xảy ra thế nhỉ?'.
– Không có gì đâu. Thầy sẽ tổ chức một cuộc họp bí mật với các bạn nữ. Các em cũng cần biết cách ân cần với bạn nam, biết đi thong thả, không chen lấn,... Thầy giáo vui vẻ nói.
Theo A-MÔ-NA-SVIII (Vũ Nha dịch)
Đọc hiểu
Em hiểu thầy giáo muốn nhắn nhủ điều gì với các bạn học sinh nam khi yêu cầu Đi-tô và Giu-ri-cô giúp đỡ Ê-lê-na?
Bài 2: Bạn nam, bạn nữ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Trao đổi về nội dung tác phẩm được giới thiệu.
a) Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào trong tác phẩm? Nêu tình cảm, cảm xúc của em về nhân vật ( hoặc chi tiết, hình ảnh) đó.
b) Tác phẩm đó nói lên điều gì?
Bài 2: Bạn nam, bạn nữ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều