Trong các câu sau đây, câu nào sai?
a) Máy tính có thể giúp em tìm kiếm thông tin, tài liệu học tập
b) Máy tính chỉ dùng cho mục đích giải trí
c) Nhờ có máy tính, em có thể trao đổi thông tin, hợp tác với bạn bè
d) Máy tính có thể giúp em tải hình ảnh, video về từ Internet.
Giải Tin học lớp 5 trang 5, 6 Bài 1. Lợi ích của máy tính - Cánh diều
Trao đổi với bạn về dự định giới thiệu một nhân vật trong tác phẩm (câu chuyện hoặc bộ phim, vở kịch) mà em đã đọc (đã xem):
a) Em muốn giới thiệu nhân vật nào? Đó là nhân vật trong tác phẩm nào?
b) Nhân vật đó có những đặc điểm nổi bật gì?
c) Bày tỏ tình cảm của em đối với nhân vật đó.
Bài 1: Trẻ em như búp trên cành Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Nhân vật chính trong Chuyện con mèo dạy hải âu bay là một chú mèo có tên Giô-ba. Đó là một con mèo đen to đùng, mập ú, sống ở khu bến cảng cũng với cậu chủ nhỏ, người đã cứu thoát nó từ miệng một con bồ nông tham ăn, khi nó còn là một chú mèo con bé tẹo. Giô-ba là con mèo biết giữ lời hứa nhất mà mình từng biết. Khi nhận lời giúp đỡ cô hải âu bị nạn, nó đã chăm lo cho quả trúng mà cô hải âu để lại, nuôi dạy cô bé hải âu con trưởng thành và tìm mọi cách để dạy cô bé bay, đưa cô bé về với thế giới hải âu. Giô-ba cũng là con mèo thông minh và có trái tim nhân hậu nhất. Nó đã dạy cho mình biết: Yêu thương là học cách chấp nhận sự khác biệt và không đòi hỏi người khác phải giống mình. Mình yêu quý Giô-ba, con mèo đen to đùng, mập ú, và mong muốn tìm cho riêng mình một chú mèo như Giô-ba.
MINH AN
a) Qua câu mở đoạn, em hiểu đoạn văn giới thiệu nhân vật nào, trong cuốn sách nào?
b) Những câu nào cho biết chi tiết về ngoại hình và hoạt động, tính cách của nhân vật đó?
c) Câu kết đoạn thể hiện điều gì?
Bài 1: Trẻ em như búp trên cành Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Thư gửi các học sinh
(Trích)
Các em học sinh,
Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy, gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giờ đi các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. [...]
Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao? [...]
Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. [...]
Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.
Chào các em thân yêu
HỒ CHÍ MINH
Đọc hiểu
Ngày khai trường năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
Bài 1: Trẻ em như búp trên cành Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Câu hỏi 2 (trang 12 SGK Đạo đức 5 - Kết nối tri thức): Hãy tạo ra một sản phẩm (viết đoạn văn, về bức tranh, thiết kế poster,...) thể hiện lòng biết ơn những người có công với quê hương, đất nước.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Bài 1: Biết ơn những người có công với quê hương, đất nước - Kết nối tri thức
Câu hỏi 4 (trang 11 SGK Đạo đức 5 – Kết nối tri thức): Em có nhận xét gì về thái độ, hành vi của các bạn trong các trường hợp dưới đây?
Câu hỏi: Em có lời khuyên gì dành cho các bạn có thái độ, hành vi chưa đúng trong những trường hợp trên?
Giải Đạo đức lớp 5 trang 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Bài 1: Biết ơn những người có công với quê hương, đất nước - Kết nối tri thức
Câu hỏi 3 (trang 8 SGK Đạo đức 5 – Kết nối tri thức): Tìm hiểu những việc cần làm để thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước.
Câu hỏi:
- Em hãy kể những việc làm thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước trong các bức tranh trên.
- Kể thêm những việc làm khác thể hiện lòng biết ơn với người có công với quê hương, đất nước.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Bài 1: Biết ơn những người có công với quê hương, đất nước - Kết nối tri thức
Câu hỏi 2 (trang 7 SGK Đạo đức 5 – Kết nối tri thức): Tìm hiểu vì sao phải biết ơn người có công với quê hương, đất nước.
Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
a. Sáng Chủ nhật, các bạn trong thôn đến Nhà Văn hóa để nghe bác trường thân nói chuyện. Bác kế: Thôn mang tên người đã có công giúp dân đắp để lấn biển, mở mang đồng ruộng để sản xuất, vượt qua đói nghèo, xây dựng thôn giàu đẹp, yên vui.
b. Kỉ niệm ngày Thương binh liệt sĩ 27 tháng 7, giáo viên và học sinh dâng hương lên tượng đài 'Tổ quốc ghi công'. Thầy trò rưng rưng xúc động nhớ lời Bác Hồ từng nói: 'Máu đào của các liệt sĩ đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đó chói. Sự hi sinh anh dũng của các liệt sĩ đã giúp cho đất nước Việt Nam của chúng ta được nở hoa độc lập, kết quả tự do'.
Câu hỏi:
- Vì sao chúng ta cần phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước?
Giải Đạo đức lớp 5 trang 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Bài 1: Biết ơn những người có công với quê hương, đất nước - Kết nối tri thức
Câu hỏi 1 (trang 5 SGK Đạo đức 5 - Kết nối tri thức): Tìm hiểu những đóng góp của người có công với quê hương đất nước
a. Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
Võ Thị Sáu - nữ anh hùng huyền thoại vùng Đất Đỏ
Chị Võ Thị Sáu (1933-1952), sinh tại xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chị tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi và trở thành nữ chiến sĩ trình sát nổi tiếng gan da của đội Công an xung phong Đất Đỏ. Tháng 2 năm 1950, khi dùng lựu đạn tập kích ciệt hơi tên ác ôn Cả Suốt. Cả Đay, không may chị bị sa vào tay địch. Bị bắt giam trong tủ, chị Sáu vẫn tiếp tục làm liên lạc và cùng các đồng chỉ đấu tranh đòi cải thiện cuộc sống nhà tù. Kẻ địch dùng mọi cực hình tra tấn nhưng không khai thác được gì nên đã đưa chị về giam ở khám Chí Hoà, Sài Gòn và mở phiên toà, tuyên án tử hình chị. Đứng trước toà, chị Võ Thị Sáu khi ấy mới 17 tuổi lớn giọng đanh thép: 'Yêu nước, chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội.”
Thực dân Pháp đưa chị cùng một số người tù cách mạng ra nhà tù Côn Đảo. Đêm trước khi bị hành hình, chị đã gửi lòng mình với đất nước, nhân dân bằng những bài ca cách mạng. Viên cố đạo hỏi chị: 'Trước khi chết, con có điều gì ân hận không?'. Chị nhìn thẳng vào mặt ông ta, trả lời: 'Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và lũ tay sai bán nước. Ra đến pháp trường, chị yêu cầu không bịt mắt để được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng.
(Theo Bùi Việt Thanh, Hoài Lộc, Võ Thị Sáu, NXB Kim Đồng, 2021)
Câu hỏi:
- Chị Võ Thị Sáu đã có công gì đối với quê hương, đất nước?
- Hãy chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận của em về tấm gương đó.
b) Em hãy quan sát, tìm hiểu về các nhân vật trong những bức ảnh dưới đây và thực hiện yêu cầu:
Câu hỏi:
- Nêu những đóng góp cho quê hương, đất nước của các nhân vật trong mỗi bức ảnh trên.
- Hãy kể thêm tên và đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, giáo dục,... mà em biết.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Bài 1: Biết ơn những người có công với quê hương, đất nước - Kết nối tri thức
Câu hỏi (trang 5 SGK Đạo đức 5 – Kết nối tri thức):
- Em hãy nghe/ hát bài “Biết ơn chị Võ Thị Sáu” (Sáng tác Nguyễn Đức Toàn) và chia sẻ cảm xúc của em về bài hát đó.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Bài 1: Biết ơn những người có công với quê hương, đất nước - Kết nối tri thức