Thư gửi các học sinh
(Trích)
Các em học sinh,
Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại các gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giờ đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. [...]
Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao? [..]
Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. [...]
Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một nắm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.
Chào các em thân yêu.
Hồ Chí Minh.
- Đây là thư của Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, tháng 9 năm 1945.
- Việt Nam Dân chủ Cộng hoà: tên nước ta từ năm 1945 đến năm 1976.
- Giời: trời.
- Cơ đồ: sự nghiệp lớn lao và vững chắc; ở đây có nghĩa là đất nước, giang sơn. - Hoàn cầu: toàn thế giới.
1. Bức thư được Bác Hồ viết gửi các học sinh vào dịp nào?
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 50 Bài 2: Thư gửi các học sinh - Chân trời sáng tạo
Dựa vào bài tập 2 trang 45, lập dàn ý cho bài văn tả một danh lam thắng cảnh mà em đã có dịp đến thăm hoặc được biết qua sách báo, phim ảnh,...
Gợi ý:
Mở bài: Giới thiệu cảnh chọn tải
– Tên danh lam thắng cảnh.
– Thời điểm chọn tả.
- ?
Kết bài: Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc,... về cảnh chọn tả hoặc liên hệ thực tế.
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 48 Bài 1: Luyện tập lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh - Chân trời sáng tạo
Đọc các câu thơ, câu văn sau và thực hiện yêu cầu:
a.
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
Nguyễn Đinh Thi
b. Nắng đã chiếu sáng loà cửa biển.
Anh Đức
c. Trên quảng trường Ba Đình, cả biển người, cả rừng cờ hoa hướng về lễ đài hân hoan vẫy chào Bác.
Phan Anh
– Từ 'biển' trong câu nào được dùng với nghĩa gốc? Từ “biển' trong câu nào được dùng với nghĩa chuyển?
– Đặt một câu có từ “biển” được dùng với nghĩa chuyển.
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 48 Bài 1: Luyện tập về từ đa nghĩa - Chân trời sáng tạo
Trạng nguyên nhỏ tuổi
Nguyễn Hiền quê ở làng Dương A, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trường. Từ bé, cậu đã thể hiện tư chất vượt trội, học đâu hiểu đó, nên được mệnh danh là thần đồng.
Nhờ trí tuệ tinh thông, Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên khi mới mười hai tuổi. Nhà vua thấy Trạng còn nhỏ nên cho về nhà ba năm để học lễ. Một lần, triều đình tiếp sứ thần nhà Nguyên. Nghĩ rằng nước Đại Việt không có người tài, sứ thần bèn thách đố vua quan nhà Trần xâu sợi chỉ qua vỏ một con ốc xoắn nhỏ xíu.
Vua Trần Thái Tông truyền cho các quan tìm cách xâu chỉ qua vỏ ốc. Họ loay hoay tìm mọi cách nhưng không ai xâu được. Chợt nghĩ đến vị trạng nguyên nhỏ tuổi, Vua sai một viên quan về làng Dương A gặp Nguyễn Hiền để hỏi ý kiến.
Vừa đến đầu làng, viên quan gặp ngay một đám trẻ chăn trâu. Trong đó, có một cậu bé mặt mũi khôi ngô đang chỉ cho các bạn nặn voi bằng đất.
Viên quan đoán cậu bé ấy là trạng Hiền nhưng vẫn ra một vế đối để thử tài. Trạng nhanh chóng đáp lại bằng một về đối cứng cỏi. Viên quan phục lắm.
Biết chắc đây là người cần tìm, viên quan truyền lại ý Vua. Không cần nghĩ lâu, Nguyễn Hiền bày cho các bạn cùng hát:
Tích tịch tình tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thì lấy giấy mà bưng
Bên thì bôi mỡ kiến mừng kiến sang.
Quan nghe xong, biết đây chính là câu trả lời triều đình cần, bèn cáo từ trạng Hiền rồi vội vã về kinh.
Nhận được vỏ con ốc xoắn có sợi chỉ mảnh xâu qua, sử thần nhà Nguyễn phải bội phục tài trí của người dân Đại Việt.
Ít lâu sau, Vua cho người mang mũ áo trạng nguyên vời Nguyễn Hiền về triều giúp nước.
Theo Truyện danh nhân Việt Nam
- Làng Dương A, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trường: nay là thôn Dương A, xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
- Tinh thông: hiểu biết tường tận, thấu đáo và có khả năng vận dụng thành thạo.
- Bội phục: cảm phục sâu sắc.
1. Hai đoạn đầu giới thiệu những thông tin gì về Nguyễn Hiền?
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 46 Bài 1: Trạng nguyên nhỏ tuổi - Chân trời sáng tạo
Nhớ lại một danh lam thắng cảnh và ghi lại những điều em đã quan sát được.
Gợi ý:
a. Em đã có dịp đến thăm hoặc được biết qua sách báo, phim ảnh... về danh lam thắng cảnh nào?
b. Em đã quan sát danh lam thắng cảnh đó vào thời điểm nào?
– Một buổi trong ngày.
– Các thời điểm khác nhau.
– Một mùa trong năm.
- ?
c. Em đã quan sát theo trình tự nào?
– Tả những đặc điểm nổi bật của cảnh.
+ Bầu trời
+ Mặt nước
+ Cây cối
+ ?
– Tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
+ Mùa mưa
+ Mùa khô
+ ?
d. Em đã sử dụng những giác quan nào để quan sát?
e. Ở mỗi vị trí hoặc thời điểm quan sát, cảnh vật có những đặc điểm gì nổi bật?
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 44 Bài 8: Luyện tập quan sát, tìm ý cho bài văn tả phong cảnh - Chân trời sáng tạo
Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:
Hồ trên núi
Hồ T’Nưng là một tuyệt tác của thiên nhiên. Bốn mùa, hồ mang vẻ đẹp tự nhiên và thơ mộng.
Sáng sớm, khi sương chưa tan, T’Nưng giống như một thiếu nữ dịu dàng choàng tấm khăn voan mỏng. Nắng lên, mặt hồ trải rộng, sáng lấp lánh. Lúc này, viên ngọc bích xanh trong khổng lồ ấy phản chiếu rõ nét cảnh rừng núi, mây trời. Hoàng hôn, ráng chiều nhuộm đỏ mặt nước, gió mơn man theo những gợn sóng lăn tăn, ru hồ vào giấc ngủ say.
Vào những ngày nắng đẹp, nước trong, ngồi trên thuyền độc mộc có thể thấy từng đàn cá tung tăng bơi lội hai bên mạn thuyền. Theo thuyền len lỏi vào sâu trong rừng già, ngắm màu xanh ngút ngàn của cây lá và nghe tiếng chim hót líu lo, du khách sẽ cảm nhận được nét độc đáo, kì vĩ của hồ trên núi.
Hồ T'Nưng xứng đáng là niềm tự hào của người dân Tây Nguyên.
Theo Nguyên Sơn
- Thuyền độc mộc: thuyền dài và hẹp, làm bằng một cây gỗ to, khoét trũng.
a. Tác giả tả hồ T’Nưng vào những thời điểm nào? Ở mỗi thời điểm, hồ được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
b. Tác giả sử dụng những giác quan nào để quan sát?
c. Tìm hình ảnh so sánh, nhân hoá trong bài văn và nêu tác dụng của những hình ảnh đó.
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 44 Bài 8: Luyện tập quan sát, tìm ý cho bài văn tả phong cảnh - Chân trời sáng tạo
Bài 3 trang 43 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Thay mỗi □ trong đoạn văn sau bằng một từ phù hợp ở bài tập 2:
Lũ trẻ say sưa chơi những trò chơi của tôi hồi nhỏ. Nhìn những nét mặt □, những ánh nhìn trong trẻo của chúng, bao kí ức của tuổi thơ □ cất giữ trong lòng tôi trỗi dậy... Dưới vòm trời mùa hạ, bên gốc phượng già, tôi cùng đám trẻ trong làng bày ra những chùm hoa khế rụng, những quả dại, vỏ sò, vỏ hến,... Đồ chơi bán hàng của chúng tôi đấy. Chán đồ hàng, chúng tôi đóng kịch làm cô giáo. Đấy cũng là mơ ước của nhiều đứa. Khác với bọn con gái, đám con trai thích □ và chơi những trò □. Chúng ước mơ trở thành nhà thám hiểm □ đại dương, kĩ sư □ rô bốt,... Những ngày tháng đó thật đẹp biết bao!
Theo Trần Hoàng Quân
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 43 Bài 8: Mở rộng vốn từ Tuổi thơ - Chân trời sáng tạo
Bài 2 trang 43 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Đọc các từ sau và thực hiện yêu cầu:
a. Xếp các từ thành hai nhóm.
Từ chỉ hoạt động của trẻ em. | Từ chỉ tính nết của trẻ em. |
b. Đặt câu với một từ ở mỗi nhóm
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 43 Bài 8: Mở rộng vốn từ Tuổi thơ - Chân trời sáng tạo
Bài 1 Bài đọc trang 42, 43 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Ban mai
Tôi chạy ra bờ sông, chỗ thả mấy con ngựa. Cỏ linh lăng ướt đẫm lành lạnh quất tanh tách vào đôi chân trần, đâm đau nhói vào hai bàn chân nứt nẻ nhưng tôi vẫn cảm thấy thích thú.
Tôi vừa chạy vừa quan sát mọi diễn biến xung quanh. Mặt trời vươn mình nhô lên sau dãy núi, cây hướng dương mọc hoang trên bờ kênh vươn về phía mặt trời. Đám cúc thỉ xa đầu trắng hau háu xúm xít vây lấy nó, nhưng nó không chịu thua nó thè ra những chiếc lưỡi vàng, đón lấy những tia nắng ban mai, cho bầy quả nang chặt cứng hạt uống no ánh sáng. Kia là lối qua kênh, mặt đất nát nhừ vì xe cộ qua lại nhiều, nước rỉ qua những vệt bánh xe. Kia là đám cây bạc hà thơm thơm mọc cao ngang tầm thắt lưng, nom như một hòn đảo nhỏ màu tím nhạt. Tôi chạy trên mảnh đất quê hương, trên đầu tôi chim én thi nhau lao vun vút.
Chao ôi, nếu tôi có màu vẽ thì tuyệt quá, tôi sẽ vẽ cả vầng mặt trời buổi sáng này, cả dãy núi xanh điểm những vệt trắng kia, cả cánh đồng cỏ linh lăng long lanh sương sớm này, cả cây hướng dương mọc hoang bên bờ kênh kia!
Theo Chin-ghit Ai-ma-tốp, Phạm Mạnh Hùng địch
- Linh lăng: một loại có thường dùng làm thức ăn cho vật nuôi.
- Cúc thì xa: còn gọi là cây thanh cúc, có thể sống được ở dưới nước.
1. Nhân vật tôi cảm nhận được những gì trên đường chạy ra bờ sông?
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 42 Bài 8: Ban mai - Chân trời sáng tạo
Bài 1 trang 40 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
(Bài viết số 1)
Viết bài văn tả một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở.
Lưu ý:
Mở bài
Chọn một trong hai cách:
– Mở bài trực tiếp.
– Mở bài gián tiếp.
Thân bài
Cách 1: Tả đặc điểm nổi bật của cảnh.
– Chọn tả một vài đặc điểm nổi bật của cảnh.
– Với mỗi đặc điểm, chọn tả những chi tiết ấn tượng. Có thể tả mỗi đặc điểm nổi bật bằng một đoạn văn ngắn.
+ Hình ảnh
+ Màu sắc
+ Âm thanh
+ ?
– Sử dụng từ ngữ gợi tả, hình ảnh so sánh, nhân hoá,... để bài viết thêm sinh động.
- ?
Cách 2: Tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
– Chọn tả một vài đặc điểm nổi bật của cảnh có sự thay đổi rõ rệt vào các thời điểm quan sát. Có thể tả cảnh vào mỗi thời điểm bằng một đoạn văn ngắn.
– Sử dụng từ ngữ chỉ thời gian phù hợp với mỗi thời điểm miêu tả.
– Sử dụng từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc.
-?
Kết bài
Chọn một trong hai cách:
– Kết bài không mở rộng.
– Kết bài mở rộng.
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 60 Bài 7: Viết bài văn tả phong cảnh - Chân trời sáng tạo
Bài 2 trang 40 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Đọc các câu sau và thực hiện yêu cầu:
a.
• Mắt em bé sáng long lanh.
• Mắt quả dứa không ăn được.
b.
• Em tặng bà một chiếc khăn quàng cổ bằng len.
• Mẹ mua cho em đôi giày cao cổ rất đẹp.
– Tra từ điển để tìm hiểu nghĩa của các từ in đậm trong mỗi cặp câu.
– Nêu điểm giống nhau về nghĩa của hai từ in đậm trong mỗi cặp câu.
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 39 Bài 7: Sử dụng từ điển - Chân trời sáng tạo
Bài 1 trang 39 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu:
Hướng dẫn sử dụng từ điển để tìm hiểu nghĩa của từ đa nghĩa 1. Dò trang có chữ cái đầu tiên của từ. 2. Dò từ trên xuống theo thứ tự để tìm vị trí của từ cần tra. 3. Đọc phần giải nghĩa của từ và chọn nghĩa phù hợp. |
|
Lưu ý: - Các nghĩa của một từ đa nghĩa được trình bày trong một mục từ. - Nghĩa 1 là nghĩa gốc, các nghĩa 2, 3,... là nghĩa chuyển. - Mỗi nghĩa thường kèm theo ví dụ minh họa là các từ ngữ hoặc câu văn. |
Ví dụ: Kết 1 Đan, bện. Cổng chào kết bằng lá dừa. 2 Tập hợp lại và làm cho gắn chặt với nhau. Chiếc bè được kết từ những cây nứa. 3 Gắn bó với nhau bằng quan hệ tình cảm thân thiết. Kết bạn. 4 Dính bết vào nhau. Nhựa cây kết đặc lại. 5 Hình thành quả, củ từ hoa hay rễ. Đơm hoa kết quả. |
a. Trong ví dụ, từ “kết' được trình bày mấy nghĩa? Nghĩa nào là nghĩa gốc? Các nghĩa nào là nghĩa chuyển?
b. Đặt câu để phân biệt nghĩa gốc và 1 – 2 nghĩa chuyển của từ “kết”.
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 39 Bài 7: Sử dụng từ điển - Chân trời sáng tạo
Đọc mở rộng trang 38 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Đọc mở rộng:
Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách
Chủ điểm Khung trời tuổi thơ
(a) Tìm đọc thông báo, quảng cáo hoặc bản tin:
(b) Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách.
c. Cùng bạn chia sẻ:
– Thông báo, quảng cáo hoặc bản tin đã đọc.
– Nhật kí đọc sách.
– Hình thức của thông báo, quảng cáo hoặc bản tin.
- ?
d. Ghi lại những thông tin quan trọng trong thông báo, quảng cáo hoặc bản tin được bạn chia sẻ.
(e) Đọc một thông báo, quảng cáo hoặc bản tin được bạn chia sẻ mà em thích.
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 37 Bài 7: Chớm thu - Chân trời sáng tạo