Bài 1 Bài đọc trang 26 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Rét ngọt
Vào độ tháng Chạp, bà chọn thóc nếp cái hoa vàng hoặc nếp nhung đem rang với cát cho đến khi nổ bỏng xoè hoa rồi sảy lại, bỏ vỏ trấu và thóc chưa nổ. Bỏng nếp xay mịn, mật mía với mạch nha trộn nước nấu trên lửa liu riu đến khi sánh lại, trộn đều với gừng nướng chín thái mỏng, thảo quả tán nhỏ cùng với lạc rang giã dối. Tiếp đó, nhào kĩ chè lam cho thật dẻo, chia ra từng phân bánh, lăn cho rền và phẳng, phủ bên ngoài một lớp bột mỏng để chè lam khô. Ăn một miếng chè lam bà làm, cảm nhận vị dẻo, dai của bột nếp, vị ngọt ngào của mật, một chút cay cay của gừng, một chút bùi bùi của lạc mà thấy cả tháng Chạp xôn xao, rét bỗng dịu lại.
Mùa đông ngọt chè lam, ngọt khoai lang nướng, mặt đứa nào cũng lem nhem như mọc râu mèo, tiếng cười giòn vỡ vang cả cánh đồng. Người lớn đi làm đồng ngang qua nghỉ chân cười theo, vui vẻ cho thêm mấy bắp ngô nếp mấy hạt, mấy củ khoai mới dỡ. Gốc rạ được gom về, đồng lúa to hơn, “bữa tiệc cánh đồng' trở nên rất thịnh soạn. Bà nhìn mặt các cháu lem nhem khỏi bụi rạ rơm, cười hỏi: 'Rét có ngọt không?'. Các cháu đồng thanh thật to: “Ngọt, ngọt lắm cơ bà ạ!”.
Nguyễn Thị Việt Hà
Những chi tiết nào trong đoạn đầu cho thấy món chè lam được bà làm rất công phu?
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 25 Bài 4 : Rét ngọt - Chân trời sáng tạo
Bài 3 trang 22 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Tìm từ đồng nghĩa và nêu tác dụng của việc sử dụng từ đồng nghĩa trong mỗi đoạn thơ, câu văn sau:
a.
Nhớ ngày đông giá rét
Những lá vàng bay xa
Thân cây gầy lạnh buốt
Đứng giữa trời mưa sa.
Nguyễn Lãm Thắng
b.
Bà mình vừa ở quê ra
Bà mang cả bưởi, cả na đi cùng
Áo bà xe cọ lấm lung
Bưởi, na bả bế, bà bồng trên tay.
Phan Quế
c. Chị Sử yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị.
Anh Đức
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 21 Bài 3: Luyện tập về từ đồng nghĩa - Chân trời sáng tạo
Bài 2 trang 22 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Trong mỗi đoạn văn của các bạn học sinh viết dưới đây có từ dùng lặp lại. Đọc từng đoạn văn và thực hiện yêu cầu:
a. Chúng tôi theo chân những người dẫn đường. Trên đầu là bầu trời xanh bát ngát, không một gợn mây. Bên trái là những cảnh đồng lúa bát ngát trải dài về phía biển.
b. Người Việt Nam ở đâu cũng vậy, luôn có ý thức sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau. Mỗi khi có ai gặp khó khăn, mọi người đều sẵn sàng giúp đỡ.
c. Cần Thơ “gạo trắng nước trong' là quê hương của tôi. Dù có đi đâu, tôi cũng luôn nhớ về quê hương yêu dấu của mình.
– Chỉ ra từ dùng lặp lại trong từng đoạn văn.
– Giúp các bạn thay một trong hai từ đó bằng một từ đồng nghĩa.
– Nhận xét về cách diễn đạt trong các đoạn văn sau khi thay thế từ ngữ.
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 21 Bài 3: Luyện tập về từ đồng nghĩa - Chân trời sáng tạo
Bài 1 trang 21 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Đọc các đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:
а.
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.
Nguyễn Khoa Điềm
b.
Con đi, con lớn lên rồi
Chỉ thương bầm ở nhà ngồi nhớ con
Nhớ con, bầm nhé đừng buồn
Giặc tan, con lại sớm hôm cùng bầm.
Tố Hữu
c.
Những bà má Hậu Giang
Tiễn con đi đánh giặc
Chở che hầm bí mật
Bao năm ròng ven sông.
Xuân Quỳnh
– Tìm từ đồng nghĩa trong các đoạn thơ.
– Tìm thêm 2 – 3 từ đồng nghĩa với từ đã tìm được.
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 21 Bài 3: Luyện tập về từ đồng nghĩa - Chân trời sáng tạo
Đọc mở rộng trang 21 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách
Chủ điểm Khung trời tuổi thơ
(a) Tìm đọc truyện
Gợi ý:
Kể về một trải nghiệm thú vị |
Nói về một giấc mơ hoặc một ước mơ đẹp |
- Đất rừng phương Nam Đoàn Giỏi - Những bí mật trong Tuần thiên nhiên Phan Hà Anh |
- A-lít-xơ ở xứ sở thần tiên Lu-ít Kê-rôn - Lời ước dưới trăng Phạm Thị Kim Nhường |
Khoa học viễn tưởng |
|
- Hai vạn dặm dưới đáy biển Giuyn Véc-nơ - Tới Hệ Mặt Trời xa lạ Lê Toán |
(b) Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách.
c. Cùng bạn chia sẻ
– Truyện đã đọc.
− Nhật kí đọc sách.
– Chi tiết mà em thích nhất khi đọc truyện và giải thích lí do.
- ?
d. Ghi chép lại các sự việc chính trong một truyện được bạn chia sẻ.
e. Đọc một truyện được bạn chia sẻ mà em thích.
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 19 Bài 3: Tiếng gà trưa - Chân trời sáng tạo
Bài 1 Bài đọc trang 20 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Tiếng gà trưa
(Trích)
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng.
Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng.
Xuân Quỳnh
Đọc âm thanh tiếng gà trưa trong khổ thơ đầu đem đến cho anh chiến sĩ những cảm xúc gì?
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 19 Bài 3: Tiếng gà trưa - Chân trời sáng tạo
Bài 2 phần Viết trang 18 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Nhớ lại một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở và ghi lại những điều em đã quan sát được.
Gợi ý:
a. Em đã quan sát cảnh đẹp nào?
- Đường phố
- Công viên
- Dòng sông
- Cánh đồng
- ?
b. Em đã quan sát cảnh đẹp đó vào lúc nào?
– Một thời điểm trong ngày.
– Các thời điểm khác nhau.
- ?
c. Em đã quan sát theo trình tự nào?
– Từ xa đến gần.
– Từ ngoài vào trong.
– Từ trên xuống dưới.
- ?
d. Em đã sử dụng những giác quan nào để quan sát?
e. Ở mỗi vị trí hoặc thời điểm quan sát, cảnh vật có những đặc điểm gì nổi bật?
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 17 Bài 2: Quan sát, tìm ý cho bài văn tả phong cảnh - Chân trời sáng tạo
Bài 1 phần Viết trang 17 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:
Trăng lên
Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc mảnh dần, rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng những hương thơm ngát.
Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, thật là sáng trăng hẳn: trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao, mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không. Ánh trăng trong chảy khắp cành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xoá.
Bức tường hoa giữa vườn sáng trắng lên, lá lựu dày và nhỏ, lấp lánh như thuỷ tinh. Một cành cây cong xuống rồi vụt lên, lá rung động lấp lánh ánh trăng như ánh nước.
Theo Thạch Lam
a. Bài văn tả cảnh gì?
b. Khi mới lên và khi lên cao, trăng được tả như thế nào?
c. Dưới ánh trăng tác giả quan sát được những sự vật nào? Mỗi sự vật ấy được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
d. Tác giả sử dụng những giác quan nào để quan sát?
e. Tìm hình ảnh so sánh trong bài văn và nêu tác dụng của những hình ảnh đó.
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 17 Bài 2: Quan sát, tìm ý cho bài văn tả phong cảnh - Chân trời sáng tạo
Bài 1 Nói và nghe trang 16 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Chia sẻ với bạn về một kỉ niệm đáng nhớ của em với người thân hoặc bạn bè, thầy cô,... dựa vào gợi ý:
a. Em chọn chia sẻ về kỉ niệm nào?
b. Em nhớ những gì về kỉ niệm đó?
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 16 Bài 2: Kể về một kỉ niệm đáng nhớ - Chân trời sáng tạo
Bài 1 phần Đọc trang 16 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Quà tặng mùa hè
Từ ngày 01 đến ngày 10 tháng 6 năm 2021, 'Tuần phim hoạt hình Việt' trên VTV Go chính thức công chiếu. Đây là món quà mùa hè đặc biệt mà Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp cùng Hãng phim Hoạt hình Việt Nam thực hiện để dành tặng cho các em nhỏ.
Tuần phim gồm 50 bộ phim thuộc các thể loại 2D, 3D, cắt giấy vi tính với thời lượng phim ngắn 10 phút, phim dài 20 đến 30 phút, phim nhiều tập.
Chương trình được phát sóng vào các khung giờ:
Sáng từ 10 giờ đến 10 giờ 40 phút.
Tối từ 20 giờ đến 20 giờ 40 phút.
Chủ đề phim đa dạng, thay đổi mỗi ngày.
Ngày | Chủ đề | Ngày | Chủ đề |
01/6 | Phim giả tưởng | 06/6 | Chùm phim tổng hợp 2 |
02/6 | Phim viễn tưởng | 07/6 | Phim về đề tài môi trường |
03/6 | Chùm phim tổng hợp 1 | 08/6 | Chùm phim tổng hợp 3 |
04/6 | Phim sự tích, cổ tích | 09/6 | Phim về đề tài gia đình |
05/6 | Phim lịch sử | 10/6 | Phim về đề tài cuộc sống hiện đại, kĩ năng sống |
Chuỗi phim được công chiếu tạo nên một 'thư viện hình ảnh” sống động vừa mang tính giải trí, vừa đem lại những bài học giáo dục có ý nghĩa cho trẻ em.
Chung Hương tổng hợp
Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp cùng Hãng phim Hoạt hình Việt Nam dành tặng cho các em nhỏ món quà gì vào mùa hè?
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 15 Bài 2: Quà tặng mùa hè - Chân trời sáng tạo
Bài 1 trang 14 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:
Rừng cọ quê tôi
Chẳng có nơi nào như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng.
Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã. Búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên. Cây non vừa trồi, lá đã xoà sát mặt đất. Lá cọ tròn xoè ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy, trưa hè lấp loá nắng như rừng mặt trời mới mọc. Mùa xuân, chim chóc kéo về từng đàn. Chỉ nghe tiếng hót líu lo mà không thấy bóng chim đầu.
Căn nhà tôi núp dưới rừng cọ. Ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ. Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ. Không đếm được có bao nhiêu tàu lá cọ xoè ô lợp kín trên đầu. Ngày nắng, bóng râm mát rượi. Ngày mưa, cũng chẳng ướt đầu.
Quê tôi có câu hát:
Dù ai đi ngược về xuôi
Cơm nắm lá cọ là người sông Thao.
Người sông Thao đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình.
Theo Nguyễn Thái Vận
a. Tìm mở bài, thân bài, kết bài của bài văn.
b. Xác định nội dung của mỗi đoạn văn ở phần thân bài.
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 13 Bài 1: Bài văn tả phong cảnh - Chân trời sáng tạo
Bài 2 trang 13 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.
Theo Thuỵ Chương
a. Tác giả tả cảnh biển Cửa Tùng theo trình tự nào?
b. Theo em, trình tự miêu tả ấy có phù hợp để tả cảnh biển Cửa Tùng không? Vì sao?
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 13 Bài 1: Bài văn tả phong cảnh - Chân trời sáng tạo
Bài 1 trang 13 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:
Phong cảnh quê Bác
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Câu hát của người xưa cứ ngân nga trong tâm trí chúng tôi trên con đường chúng tôi đi về quê Bác.
Giữa khung cảnh “non xanh nước biếc', chúng tôi mải mê nhìn những cánh đồng chiêm mơn mởn, những chiếc cầu sắt mới tinh, duyên dáng, những mái trường, mái nhà tươi rói bên cạnh những rặng tre non.
Phong cảnh vùng này quả thật là đẹp. Đứng trên núi Chung, nhìn sang bên trái là dòng sông Lam uốn khúc theo dãy núi Thiên Nhẫn. Mặt sông hắt ánh nắng chiếu thành một đường quanh co trắng xoá. Nhìn sang bên phải là dãy núi Trác nối liền với dãy núi Đại Huệ xa xa. Trước mặt chúng tôi, giữa hai dãy núi, là nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìn xuống cánh đồng, có đủ các màu xanh: xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt mà của lúa chiêm đang thì con gái, xanh đậm của những rặng tre, đây đó một vài cây phi lao xanh biếc và rất nhiều màu xanh khác nữa.
Cả cánh đồng thu gọn trong tầm mắt, làng nối làng, ruộng tiếp ruộng. Cuộc sống ở đây có một cái gì mặn mà, ấm áp.
Theo Hoài Thanh, Thanh Tịnh
a. Bài văn tả phong cảnh ở đâu?
b. Xác định mở bài, thân bài, kết bài của bài văn.
c. Tác giả tả cảnh theo trình tự nào?
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 13 Bài 1: Bài văn tả phong cảnh - Chân trời sáng tạo
Bài 2 trang 12 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Thay từ in đậm trong mỗi câu sau bằng một từ đồng nghĩa:
a. Mai tặng tôi chiếc nơ cài tóc màu hồng rất đẹp.
b. Bầy ngựa tung vó trên thảo nguyên rộng lớn.
c. Xe chúng tôi vừa chạy qua quãng đường gập ghềnh, nhiều ổ gà.
d. Những cánh hoa bé xíu cố gắng vươn lên khỏi đám cỏ để đón ánh nắng mặt trời.
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 12 Bài 1: Từ đồng nghĩa - Chân trời sáng tạo
Bài 1 trang 12 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Đọc các đoạn thơ, đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:
a. Em quay đầu đỏ
Vẽ nhà em ở
Ngói mới đỏ tươi
Trường học trên đời
Em tô đỏ thắm
Cây gạo đầu xóm
Hoa nở chói ngời
A, nắng lên rồi!
Mặt trời đỏ chót
Lá cờ Tổ quốc
Bay giữa trời xanh...
Định Hải
b. Các em lớp Một phấn khởi chào đón năm học mới. Chúng tôi cũng vô cùng hân hoan.
Minh Mẫn
c. Đất nước ta thật thanh bình. Cuộc sống của người dân trên mọi miền Tổ quốc thật yên vui.
Phan Ngọc Linh
– So sánh nghĩa của các từ in đậm trong từng đoạn thơ, đoạn văn.
– Các từ in đậm trong đoạn thơ, đoạn văn nào có thể thay thế được cho nhau? Vì sao?
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 12 Bài 1: Từ đồng nghĩa - Chân trời sáng tạo
Bài 1 phần Đọc trang 11 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Chiều dưới chân núi
Bây giờ là mùa hè.
Chúng tôi đi lang thang trong khu rừng yên tĩnh đầy những cây thông to dưới chân một ngọn núi. Bống đi trước. Cái áo đỏ như một cánh bướm của nó phấp phới trên lối mòn. Tôi đi giữa. Nhi cầm máy ảnh đi sau cùng. Mùi nhựa thông đầu đó rất thơm. Và những bông hoa li ti đang bắt đầu cụp cánh vào lúc cuối ngày...
Hai đứa trẻ khiến tôi nhớ tuổi thơ của mình đến thế. Hầu như ngày nào cũng vậy, khi mặt trời bắt đầu lặn thì tôi đi từ trên núi về nhà với một bó củi khô trên vai. Nhà tôi ở chân núi, mái ngói nâu thẫm lẫn bay giữa những tán cây. Một ngọn khói vơ vẩn bay lên từ căn bếp nhỏ. Tôi biết là mẹ đã từ vườn về và bà vừa mới nhóm bếp để nấu cơm.
Còn bây giờ, chúng tôi rón rén ngồi xuống cỏ khi thấy một con cánh cam màu đỏ óng ánh đang bò rất chậm chạp trên chiếc lá to mới rụng.
Nhi thì thào hỏi tôi:
– Đêm xuống thì nó sẽ ngủ ở đâu hả mẹ?
– Đâu đó quanh đây chắc sẽ có nhà của nó. – Tôi đáp.
Và tôi kể cho các con nghe kí ức sống động trong tâm trí mình. Bọn trẻ luôn muốn biết rằng mẹ đã sống thế nào trong cái thung lũng không có ánh điện, chỉ thắp sáng bằng đèn dầu. Mẹ đã đi học thế nào khi trường ở rất xa? Mẹ làm thế nào để trở về nhà từ những cánh rừng mênh mông bất tận? Thậm chí là mẹ đã ăn gì để lớn lên?
Trong thứ ánh sáng lộng lẫy của mặt trời cuối ngày và bên màu xanh biếc tràn đầy sức sống của những tán lá, chúng tôi tựa vào nhau ngắm lũ côn trùng đang tìm đường về nhà và thấy thật yêu mến cuộc đời này.
Đỗ Bích Thuý
Ba mẹ con đi chơi ở đâu? Khung cảnh ở đó được miêu tả như thế nào?
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 10 Bài 1: Chiều dưới chân núi - Chân trời sáng tạo