Sau đây là những câu thay đổi cấu trúc so với câu gốc trong các văn bản có trong bài học này. Nghĩa của câu thay đổi cấu trúc khác như thế nào so với câu gốc?
a.
- Câu gốc: Tôi không rõ tại sao cậu lại làm thể có lẽ cậu thực sự có điều gì đó muốn nhắn nhủ với chúng tôi.
- Câu thay đổi: Có lẽ cậu thực sự có điều gì đó muốn nhắn nhủ với chúng tôi, tôi không rõ tại sao cậu lại làm thế.
b.
- Câu gốc: Tuy nhiên, đây không phải là điều quá nghiêm trọng, và càng không phải là căn bệnh” hết cách chữa.
- Câu thay đổi: Tuy nhiên, đây không phải là “căn bệnh” hết cách chữa và càng không phải là điều quá nghiêm trọng.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 61 lớp 6 (Kết nối tri thức)
Thực hiện các yêu cầu sau:
a. Chỉ ra ý nghĩa của cụm từ in đậm trong câu sau và cho biết, nếu bỏ thành phần đó, câu thay đổi như thế nào về cấu trúc và ý nghĩa.
Giờ đây khi hồi tưởng lại, tôi đoán bạn có thể nói rằng bài tập là một kỉ niệm khó quên.
b. Văn bản Hai loại khác biệt có câu: 'Cậu đã đứng lên trả lời câu hỏi.'. Nếu câu này được viết lại thành 'Cậu đã trả lời câu hỏi và đứng lên.' thì có phù hợp không? Vì sao?
c. Câu 'Đến cuối tiết học, cậu tiến lên phía trước và bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng' có thể đổi cấu trúc: 'Đến cuối tiết học, cậu bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng và tiến lên phía trước.'. Vì sao không thể sử dụng câu biến đổi để thay cho câu gốc trong văn bản?
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 61 lớp 6 (Kết nối tri thức)
Chọn từ phù hợp nhất trong ngoặc đơn để đặt vào khoảng trống ở các câu sau và giải thích lí do lựa chọn:
a. Bị cười, không phải mọi người đều … giống nhau.
(phản ứng, phản xạ, phản đối, phản bác)
b. Trên đời, không ai ... cả.
c. Đi đường phải luôn luôn ... để tránh xảy ra tai nạn.
(nhìn ngó, dòm ngó, quan sát, ngó nghiêng)
d. Ngoài ... của bản thân, tôi còn được bạn bè, thầy cô thường xuyên động viên, khích lệ.
(sức lực, tiềm lực, nỗ lực)
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 61 lớp 6 (Kết nối tri thức)
Trả lời các câu hỏi sau:
a. Với câu “Nhờ các bạn trong lớp tôi ngày trước, mỗi người một vẻ, sinh động biết bao' có thể dùng từ kiểu để thay cho từ vẻ được không? Vì sao?
b. Từ khuất được dùng trong câu “Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn.' có phù hợp hơn so với một số từ khác cũng có nghĩa là chết như: mất, từ trần, hi sinh?
C. Vì sao trong câu “Tôi luôn nhớ về mẹ với niềm xúc động khôn nguôi.”, từ xúc động được chọn hợp lí hơn các từ khác như cảm động hay xúc cảm?
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 61 lớp 6 (Kết nối tri thức)
Hãy xác định nghĩa của thành ngữ (in đậm) trong các câu sau:
a. Tôi đã hiểu ra, mỗi lần bảo tôi: “Xem người ta kìa!” là một lần mẹ mong tôi làm sao để bằng người, không thua em kém chị.
b. Nhớ các bạn trong lớp tôi mỗi người một vẻ, sinh động biết bao.
c. Người ta thường nói học trò “nghịch như quỷ”, ai ngờ quỷ cũng là cả một thế giới, chẳng “quỷ” nào giống “quỷ” nào!
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 56 lớp 6 (Kết nối tri thức)
Thành ngữ trong các câu sau có những cách giải thích khác nhau. Theo em, cách giải thích nào hợp lí?
a. Đòi hỏi chung sức chung lòng không có nghĩa là gạt bỏ cái riêng của từng người.
Chung sức chung lòng có nghĩa là:
- Nhất trí
- Đoàn kết
- Quyết tâm cao độ.
b. Mẹ muốn tôi giống người khác, thì “người khác” đó trong hình dung của mẹ nhất định phải là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười.
Mười phân vẹn mười có nghĩa là:
- Tài giỏi
- Toàn vẹn, không có khiếm khuyết
- Đẩy đủ, toàn diện.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 56 lớp 6 (Kết nối tri thức)
Thử lược bỏ trạng ngữ trong các câu sau và chỉ ra sự khác nhau về nội dung giữa câu có trạng ngữ với câu không còn trạng ngữ:
a. Cùng với câu này, mẹ còn nói: “Người ta cười chết!”.
b. Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm.
c. Tuy vậy, trong thâm tâm, tôi không hề cảm thấy dễ chịu mỗi lần nghe mẹ trách cứ
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 56 lớp 6 (Kết nối tri thức)
Chỉ ra trạng ngữ trong các câu sau và cho biết chức năng của trạng ngữ ở từng câu:
a. Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dần dần hiều ra rằng, thế giới này là muôn màu muôn vẻ, vô tận và hấp dẫn lạ lùng.
b. Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn.
c. Dù có ý định tốt đẹp, những người thân yêu của ta đôi lúc cũng không hẳn đúng khi ngăn cản, không để ta được sống với con người thực của mình.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 56 lớp 6 (Kết nối tri thức)