Bài 1 trang 5 SBT GDCD 7: Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết:
- Tên của những truyền thống thể hiện trong hình ảnh?
- Những truyền thống này được biểu hiện ở quê hương em như thế nào?
- Em tự hào nhất về truyền thống nào của quê hương em? Vì sao?
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương
Bài tập 8 trang 67 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy ghi lại những hình ảnh của các thành viên trong gia đình khi thực hiện các hành vi, việc làm thể hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình, sau đó tập hợp lại thành một tập san và giới thiệu trước cả lớp.
Sách bài tập GDCD 7 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
Bài tập 7 trang 67 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy giải quyết tình huống sau:
Nhà của B có ba chị em. B là con trai duy nhất trong nhà. Tuy chị gái B vừa thi đậu vào đại học nhưng bố mẹ muốn để dành tiền cho B đi du học nên bắt chị của B ở nhà lấy chồng.
Câu hỏi: Nếu là B trong tình huống này, em sẽ ứng xử như thế nào? Vì sao?
Sách bài tập GDCD 7 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
Bài tập 6 trang 66 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.
Tình huống: Hôm nay, bố của H nghỉ ở nhà vì bị ốm, Mẹ H đi làm về muộn nên rất mệt. Mẹ nhờ H nấu cháo cho bố. Nhưng H và V hẹn nhau cùng đi dự sinh nhật T.
H đã nói với V:
- Bạn chờ mình nấu cháo cho bố đã nhé! Mình đến muộn một chút chắc là sẽ thông cảm thôi.
Sau đó, khi đã nấu cháo xong và mời bố ăn, H và V đi dự sinh nhật bạn.
Câu hỏi:
- Em có nhận xét gì về hành vi, việc làm của bạn H trong tình huống trên?
- Nếu gặp tình huống như H, em sẽ ứng xử như thế nào? Vì sao?
Sách bài tập GDCD 7 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
Câu 7. Hành vi nào dưới đây không thể hiện đúng quyền và nghĩa vụ của con, cháu đối với bố mẹ, ông bà trong gia đình?
A. Xoa bóp cho bà.
B. Trốn tránh làm việc nhà.
C. Giúp ông tỉa cây cảnh.
D. Tặng quà cho mẹ vào ngày 8/3.
Sách bài tập GDCD 7 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
Câu 6. Hành vi nào dưới đây không thể hiện đúng quyền và nghĩa vụ của anh, chị, em trong gia đình?
A. Chị gái thường xuyên nhường đồ chơi cho em.
B. Anh trai nuôi dưỡng em khi không còn bố mẹ.
C. Chị gái đánh em trai vì không làm bài tập.
D. Hai chị em cùng tập thể dục vào các buổi sáng.
Sách bài tập GDCD 7 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
Câu 5. Hành vi nào dưới đây thể hiện con cái thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình?
A. Làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ.
B. Mua quà tặng mẹ nhân dịp 8/3 bằng cách trộm tiền của bố.
C. Bắt bố mẹ đưa đi học dù trường học ở rất gần nhà.
D. Thường xuyên dùng tiền ăn sáng chơi điện tử.
Sách bài tập GDCD 7 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
Câu 4. Hành vi dưới đây thể hiện đúng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bố mẹ với con cái trong gia đình?
A. Tự ý đọc nhật kí của con.
B. Chăm sóc khi con bị ốm.
C. Đánh mắng khi con bị điểm thấp.
D. Chỉ tôn trọng ý kiến của con trai.
Sách bài tập GDCD 7 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
Câu 3. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi nào dưới đây của con, cháu đối với ông bà, bố mẹ?
A. Yêu quý, kính trọng.
B. Chăm sóc, phụng dưỡng.
C. Hỏi han, động viên.
D. Ngược đãi, xúc phạm.
Sách bài tập GDCD 7 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
Câu 2. Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền và nghĩa vụ của bố mẹ đối với con cái?
A. Phân biệt đối xử giữa các con.
B. Tôn trọng ý kiến của con.
C. Ngược đãi, xúc phạm con.
D. Ép buộc con làm những điều trái pháp luật.
Sách bài tập GDCD 7 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
Câu 1. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, bố mẹ có quyền và nghĩa vụ:
A. bảo vệ mọi quyền và lợi ích của con.
B. đáp ứng mọi nhu cầu của con về vật chất.
C. thoả mãn mọi nhu cầu về tinh thần của con.
D. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con.
Sách bài tập GDCD 7 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
Bài tập 2 trang 63 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy nối mỗi chủ thể ở Cột A với nội dung tương ứng ở Cột B để thể hiện quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
Sách bài tập GDCD 7 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
Bài tập 1 trang 63 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy cho biết nhận định nào đúng, nhận định nào sai khi nói về khái niệm và vai trò của gia đình. Em hãy ghi chữ Đ hoặc chữ S vào ô tương ứng với ý kiến của em trong bảng sau:
Sách bài tập GDCD 7 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
Bài tập 6 trang 62 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy xử lí tình huống sau:
Tình huống: Một người bạn thân của em gần đây có biểu hiện học hành sa sút, thường xuyên bỏ học đi chơi. Khi tìm hiểu, em biết rằng bạn đã bị một nhóm bạn xấu rủ rê chơi cờ bạc và hút ma tuý.
Câu hỏi: Trong tình huống này, em sẽ làm gì để giúp bạn thân của mình?
Sách bài tập GDCD 7 (Chân trời sáng tạo) Bài 11: Phòng, chống tệ nạn xã hội
Bài tập 5 trang 61 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi.
Tình huống 1. Một lần, trên đường đi học thêm về, đến đoạn đường vắng, H (một học sinh lớp 7) gặp chú G hàng xóm đang đi xe máy cùng đường. H đã nhờ chú G soi đường giúp mình. Lúc này, sẵn có hơi men trong người, G đã cưỡng hiếp cháu H. Sau đó, H và gia đình đã trình báo sự việc với cơ quan công an về hành vi của G.
Tình huống 2. Vì bố mẹ không cho tiền tiêu vặt nên L buồn bực, đã bỏ nhà đi. Lên thành phố, L gặp một người phụ nữ tên K, người này đã cho tiền và hứa tìm cho L một công việc kiếm nhiều tiền. L nghe lời dụ dỗ và bị bán cho một người đàn ông đang có nhu cầu mua dâm. Khi phát hiện sự việc, liên hệ với gia đình và trình báo cơ quan chức năng.
Câu hỏi: Em rút ra được bài học gì sau khi đọc hai tình huống trên?
Sách bài tập GDCD 7 (Chân trời sáng tạo) Bài 11: Phòng, chống tệ nạn xã hội
Câu 5. Bạn T và bạn K (cùng 14 tuổi) thường xuyên sang nhà bà H để tụ tập đánh bạc ăn tiền. Tại đây, T và K bị bà H dụ dỗ hút thuốc phiện và bị nghiện. Anh M (con trai bà H) biết sự việc nhưng giữ kín, không nói với ai. Một hôm, T và K đang hút thuốc phiện tại nhà bà H thì bị công an bắt quả tang. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm pháp luật?
A. Bạn T và bạn K.
B. Bạn T, bạn K và bà H.
C. Bà H.
D. Bạn T, bạn K, bà H và anh M.
Sách bài tập GDCD 7 (Chân trời sáng tạo) Bài 11: Phòng, chống tệ nạn xã hội
Câu 4. Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?
A. Tuyệt đối không giao lưu, tiếp xúc với người nghiện ma tuý vì sẽ bị lây nghiện và mang tiếng xấu.
B. Thấy người buôn bán ma tuý thì nên lờ đi coi như không biết.
C. Không mang hộ đồ vật của người khác khi không biết rõ đó là gì cho dù được trả nhiêu tiền
D. Nên dùng thử ma tuý một lần để biết cảm giác rồi tránh.
Sách bài tập GDCD 7 (Chân trời sáng tạo) Bài 11: Phòng, chống tệ nạn xã hội
Câu 3. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tệ nạn xã hội?
A. Tích cực hoạt động tập thể sẽ giúp ta tránh xa được tệ nạn xã hội.
B. Ma tuý và mại dâm là con đường lây nhiễm bệnh xã hội.
C. Tệ nạn xã hội là con đường dẫn đến tội ác.
D. Xa lánh người mắc bệnh xã hội mới bảo vệ được bản thân.
Sách bài tập GDCD 7 (Chân trời sáng tạo) Bài 11: Phòng, chống tệ nạn xã hội
Câu 2. Ý kiến nào dưới đây là biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội?
A. Hạn chế nhận thức về tác hại của tệ nạn xã hội.
B. Đẩy mạnh tuyên truyền để phòng, chống tệ nạn xã hội.
C. Chỉ chú trọng làm ăn kinh tế hơn giáo dục con cái.
D. Không cần duy trì lối sống giản dị, lành mạnh.
Sách bài tập GDCD 7 (Chân trời sáng tạo) Bài 11: Phòng, chống tệ nạn xã hội
Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phải là quy định của pháp luật nước ta về phòng, chống tệ nạn xã hội?
A. Cấm đánh bạc dưới bất cứ hình thức nào.
B. Nghiêm cấm sử dụng trái phép chất ma tuý.
C. Cấm tiếp xúc với người mắc tệ nạn xã hội.
D. Nghiêm cấm hành vi dụ dỗ, dẫn dắt mại dâm.
Sách bài tập GDCD 7 (Chân trời sáng tạo) Bài 11: Phòng, chống tệ nạn xã hội
Bài tập 1 trang 57 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy tìm hiểu những thông tin về các Bộ luật, Luật dưới đây và hoàn thành bảng sau:
Luật Phòng, chống ma tuý năm 2000 sửa đổi, bổ sung 2008
Điều 3.
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Trồng cây có chứa chất ma tuý;
2. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, mua bán, phân phối, giám định, xử lí, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nghiên cứu trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;
3. Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý; xúi giục, cưỡng bức, lôi kéo, chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma tuý;
4. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất, sử dụng trái phép chất ma tuý;
5. Hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội về ma tuý mà có;
6. Chống lại hoặc cản trở việc cai nghiện ma tuý;
7. Trả thù hoặc cản trở người có trách nhiệm hoặc người tham gia phòng, chống ma tuý;
8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý;
9. Các hành vi trái phép khác về ma tuý.
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
Điều 321.Tội đánh bạc
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kì hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5 000 000 đồng đến dưới 50 000 000 đồng hoặc dưới 5 000 000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20 000 000 đồng đến 100 000 000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50 000 000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 000 000 đồng đến 50 000 000 đồng.
Điều 327. Tội chứa mại dâm (trích)
1. Người nào chứa mại dâm, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Cưỡng bức mại dâm;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Chứa mại dâm 04 người trở lên;
đ) Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
e) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm mà tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
g) Thu lợi bất chính từ 50 000 000 đồng đến dưới 200 000 000 đồng;
h) Tái phạm nguy hiểm.
Điều 328. Tội môi giới mại dâm (trích)
1. Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
b) Có tổ chức;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Thu lợi bất chính từ 100 000 000 đồng đến dưới 500 000 000 đồng;
g) Tái phạm nguy hiểm.
Sách bài tập GDCD 7 (Chân trời sáng tạo) Bài 11: Phòng, chống tệ nạn xã hội
Bài tập 10 trang 56 SBT Giáo dục công dân 7: Em và các bạn hãy quay một video ngắn để tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn xã hội trong trường học, sau đó giới thiệu trước cả lớp về sản phẩm truyền thông đó.
Sách bài tập GDCD 7 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội
Bài tập 9 trang 56 SBT Giáo dục công dân 7: Sắp tới, nhà trường có tổ chức cuộc thi “Môi trường học đường nói không với tệ nạn xã hội”. Em hãy viết bài dự thi (khoảng 300 chữ) nói về nguyên nhân, hậu quả của một hoặc một số tệ nạn xã hội đang có nguy cơ xâm nhập vào môi trường học đường.
Sách bài tập GDCD 7 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội
Bài tập 8 trang 55 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy xử lí tình huống sau: Thấy H đang lo lắng vì đã lỡ dùng hết số tiền đóng học phí để đi chơi điện tử. Bà hàng nước gần nhà đã dụ H mang một túi nhỏ đựng ma tuý đi giao hộ và hứa sẽ trả cho H một khoản tiền đủ để đóng học phí. H phân vân một lúc, sau đó, đã nhận lời bà hàng nước. H tự nhủ: “Mình chỉ làm một lần này thôi rồi không bao giờ làm nữa, còn hơn là bị mẹ mắng.”
Câu hỏi:
- Theo em, H suy nghĩ như vậy đúng hay sai? Vì sao?
- Nếu là H, trong tình huống này, em sẽ ứng xử như thế nào?
Sách bài tập GDCD 7 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội
Bài tập 7 trang 54 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.
Giờ ra chơi, một nhóm bạn nam lớp 7D thường tụ tập chơi bài. Lúc đầu, các bạn chỉ chơi cho vui, ai thua thì bị phạt búng tai hoặc nhảy lò cò. Một lần, N đề nghị: “Chơi thế này chán lắm, hay là chúng mình chơi ăn tiền đi cho thích”. M vội can ngăn: “Không được đầu, chơi ăn tiền là đánh bạc, là vi phạm pháp luật, không cẩn thận chúng mình sa vào tệ nạn xã hội đấy!”. N đáp: “Ôi dào, mình chơi có 1.000 đồng, 2.000 đồng, số tiền nhỏ sao mà vi phạm pháp luật được. Cậu cứ nói quá!”.
Câu hỏi:
- Em đồng ý với ý kiến của N hay M trong tình huống trên? Vì sao?
- Nếu là bạn cùng lớp với N và M, em sẽ ứng xử như thế nào?
Sách bài tập GDCD 7 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội
Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân chính khiến con người vướng vào tệ nạn xã hội?
A. Đời sống vật chất được nâng cao.
B. Bố mẹ quá nuông chiều con cái.
C. Bị dụ dỗ, lôi kéo do thích thể hiện.
D. Lười lao động, đua đòi, ham chơi.
Sách bài tập GDCD 7 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội
Câu 3. Nội dung nào dưới đây không nói về tác hại của tệ nạn xã hội?
A. Ảnh hưởng xấu đến đạo đức con người.
B. Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.
C. Đề cao hoá các chuẩn mực đạo đức xã hội.
D. Làm suy thoái giống nòi, dân tộc.
Sách bài tập GDCD 7 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội
Câu 2. Những tệ nạn xã hội được xem là nguy hiểm nhất hiện nay là:
A. Cờ bạc, ma tuý, trộm cướp.
B. Cờ bạc, trộm cướp, mại dâm.
C. cờ bạc, ma tuý, mại dâm.
D. Cờ bạc, ma tuý, trộm cướp, mại dâm.
Sách bài tập GDCD 7 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội
Câu 1. Những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là:
A. thực trạng xã hội.
B. tệ nạn xã hội.
C. lối sống xã hội.
D. chuẩn mực xã hội.
Sách bài tập GDCD 7 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội