Câu hỏi:
78 lượt xemCách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp…” trong truyện Thần Trụ Trời gợi cho bạn nhớ đến truyền thuyết nào của người Việt Nam? Hãy tóm tắt truyền thuyết ấy và chỉ ra điểm tương đồng giữa hai tác phẩm.
Lời giải
Hướng dẫn giải:
- Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp,…” trong truyện Thần Trụ Trời gợi nhớ đến truyền thuyết “Sự tích bánh chưng, bánh giầy” của người Việt Nam.
- Tóm tắt: Vua Hùng thứ sáu có hai mươi người con trai, nhà vua muốn lựa chọn một người để nối nghiệp nên bảo các con, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương thì sẽ được đức vua truyền ngôi cho. Các con đều đua nhau sắm những lễ vật thật hậu, thật ngon và độc nhất vô nhị, đây đều là những sản vật được các lang cho người đi khắp nơi tìm kiếm chỉ với mong muốn lấy được lòng của nhà vua. Nhưng chỉ duy nhất có người con trai thứ mười tám của đức vua là Lang Liêu, chàng vẫn rất buồn vì chàng rất nghèo, chàng không có đủ tiền để tìm kiếm sản vật như các anh trai của mình được. Chàng làm nông nghiệp nên chỉ có dư lúa gạo. Vì suy nghĩ quá nhiều mà chàng đã thiếp đi, trong giấc mơ, một vị thần đã bảo với chàng cách làm lễ vật. Tỉnh dậy, chàng thực hiện theo là lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, một loại bánh tròn tượng trưng cho trời, một loại bánh vuông, tượng trưng cho đất. Bánh tròn chàng đặt tên là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng. Nhà vua rất hài lòng về lễ vật của Lang Liêu dâng lên nên ngài đã quyết định nhường ngôi cho chàng.
- Điểm tương đồng giữa hai tác phẩm: Đều đưa ra lí giải sự xuất hiện của trời và đất. Trong hai văn bản đều mang tính hư cấu tưởng tượng, có xuất hiện các vị thần. Thời gian và không gian không xác định.
Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận ra Thần Trụ Trời là một truyện thần thoại?