Câu hỏi:
67 lượt xemBài tập 8 trang 115 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc thông tin.
Sáng ngày 15/12/2021, Viện kiểm sát nhân dân huyện Đ đã phối hợp với Toà án nhân dân cùng cấp tổ chức xét xử theo thủ tục rút gọn vụ án Phạm Văn T phạm tôi “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự.
Theo quyết định truy tố: Khoảng 2 giờ ngày 15/11/2021, bị cáo Phạm Văn T có hành vi trộm cấp chiếm đoạt 1 chiếc điện thoại di động trị giá 4 800 000 đồng của chị Đinh Thị P. Hành vi đó của bị cáo Phạm Văn T đã phạm vào tội 'Trộm cấp tài sản', quy định tại khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự. Vụ án đủ điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn, vì vậy các cơ quan tiến hành tố tụng huyện Đ đã ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử để xử lí theo quy định của pháp luật.
Tại phiên toà, Viện kiểm sát nhân dân huyện Đ đọc cáo trạng luận tội bị cáo. Xét tính chất, mức độ phạm tội của bị cáo, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Phạm Văn T 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Em hãy cho biết nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân được thể hiện như thế nào qua thông tin trên.
Lời giải
Hướng dẫn giải:
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Tòa án nhân dân:
+ Nhiệm vụ: Bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
+ Quyền hạn: Xét sử vụ án trộm cắp tài sản.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân:
+ Nhiệm vụ: Bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
+ Quyền hạn: Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
Bài tập 2 trang 112 SBT Kinh tế pháp luật 10: Những nhiệm vụ dưới đây là của Quốc hội hay Chính phủ?
(Đánh dấu X vào ô tương ứng)
Nhiệm vụ |
Quốc hội |
Chính phủ |
A. Xây dựng và tổ chức thi hành Hiến pháp, pháp luật. |
|
|
B. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật. |
|
|
C. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội. |
|
|
D. Thống nhất quản lí nhà nước về các lĩnh vực trong xã hội. |
|
|
E. Thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia. |
|
|
G. Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân. |
|
|
H. Quyết định những vấn đề cơ bản và quan trọng của quốc gia. |
|
|
I. Quyết định các vấn đề chiến tranh và hòa bình. |
|
|
K. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. |
|
|
L. Quyết định các biện pháp bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia. |
|
|
M. Lãnh đạo công tác của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp. |
|
|
N. Quyết định nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. |
|
|
O. Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ. |
|
|
P. Quyết định chính sách cơ bản về dân tộc, tôn giáo. |
|
|