Câu hỏi:
50 lượt xemBài 15 trang 12 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đọc thông tin
Thông tin 1: Hoạt động xuất khẩu tôm của Việt Nam phục hồi rất tốt từ đầu năm 2022. Tuy nhiên, kể từ giữa năm 2022, giá tôm nguyên liệu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã tăng kỉ lục. Bên cạnh đó, sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, các nhà máy, xí nghiệp đều đã mở cửa trở lại thu hút lao động, giá nhân công biến động theo hướng tăng gây khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản vốn cần nhiều lao động.
Thông tin 2: Lạm phát ở các nước châu Âu làm cho người tiêu dùng tiết kiệm chi tiêu hơn. Mặt hàng tôm được xem là thực phẩm cao cấp nên người tiêu dùng cũng hạn chế tiêu dùng. Do vậy, xuất khẩu tôm sang thị trường châu Âu trong quý III năm 2022 đang chậm lại, nhiều nhà nhập khẩu cho biết sẽ hạn chế đặt hàng từ giữa năm cho đến hết quý III.
a) Thông tin 1 cho em biết điều gì về biến động giá nhân công sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát? Vận dụng hiểu biết về quan hệ cung - cầu, em hãy lí giải nguyên nhân biến động đó.
b) Từ thông tin 1, em hãy chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến cung mặt hàng tôm chế biến xuất khẩu của Việt Nam.
c) Thông tin 2 cho em biết điều gì về nhân tố ảnh hưởng đến cầu mặt hàng tôm chế biến xuất khẩu của Việt Nam? Theo em, các doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu nên làm gì để ứng phó với tình hình trên? Vận dụng hiểu biết về quan hệ cung - cầu, em hãy giải thích cho ý kiến của mình về phương án em đề xuất.
Lời giải
Hướng dẫn giải:
♦ Yêu cầu a)
- Sau dịch Covid-19, giá nhân công có sư biến động theo xu hướng tăng
- Giải thích: Sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, các nhà máy, xí nghiệp đều đã mở cửa trở lại thu hút lao động => tổng cầu về lao động tăng; trong khi đó, nguồn cung lao động không đủ đáp ứng nhu cầu => giá nhân công tăng lên.
♦ Yêu cầu b) Nhân tố ảnh hưởng đến cung mặt hàng tôm chế biến xuất khẩu của Việt Nam (trong thông tin 1) là:
+ Giá cả yếu tố sản xuất.
+ Giá cả của sản phẩm tôm xuất khẩu.
♦ Yêu cầu c)
- Nhân tố ảnh hưởng đến cầu mặt hàng tôm chế biến xuất khẩu của Việt Nam trong quý III năm 2022 là:
+ Giá cả của sản phẩm tôm xuất khẩu (tôm là thực phẩm cao cấp nên mức giá cao).
+ Thu nhập của người tiêu dùng (lạm phát tăng cao, trong khi thu nhập của người tiêu dùng không đổi => mức sống của người tiêu dùng bị sụt giảm)
- Để ứng phó với tình trạng trên, các doanh nghiệp chế biến tôm nên thu hẹp quy mô sản xuất, vì: tình trạng cung lớn hơn cầu đang diễn ra, nếu các doanh nghiệp giữ nguyên hoặc tăng quy mô sản xuất sẽ khiến cho tình trạng dư thừa mặt hàng tôm ngày càng trầm trọng => điều này sẽ dẫn đến giá cả mặt hàng tôm sụt giảm => doanh nghiệp thua lỗ.
Bài 6 trang 11 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy sử dụng số liệu dưới đây để vẽ đồ thị đường cung, đường cầu của hàng hoá X và trả lời câu hỏi.
Giá (nghìn đồng) |
Lượng cầu (kg) |
Lượng cung (Kg) |
0 |
400 |
0 |
30 |
340 |
60 |
50 |
300 |
100 |
80 |
240 |
160 |
100 |
200 |
200 |
130 |
140 |
260 |
160 |
80 |
320 |
190 |
20 |
380 |
a) Giá và lượng cân bằng của hàng hoá X sẽ là bao nhiêu?
b) Ở mức giá nào, thị trường thiếu hụt 280 đơn vị sản phẩm hàng hoá X?
c) Nếu mức giá là 190 nghìn đồng thì dư thừa sản phẩm hàng hoá X sẽ là bao nhiêu?