Câu hỏi:
204 lượt xemBài tập 3 trang 52 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em có nhận xét gì về hành vi của mỗi nhân vật trong các trường hợp sau đây?
- Trường hợp a. Là cán bộ lãnh đạo, ông A luôn quan tâm, khuyến khích người dân thực hiện quyền giám sát của mình đối với hoạt động của cơ quan nhà nước ở địa phương bằng cách có ý kiến trực tiếp hoặc bằng văn bản.
- Trường hợp b. Anh H tỏ thái độ thờ ơ, từ chối tham gia cuộc họp lấy ý kiến nhân dân về chương trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương do chính quyền xã tổ chức.
- Trường hợp c. Cán bộ xã B tìm cách đổ lỗi cho người dân khi bị cấp trên phát hiện sai phạm.
Lời giải
Hướng dẫn giải:
- Trường hợp a. Hành vi của ông A là đúng, thực hiện tốt trách nhiệm của một cán bộ nhà nước đối với nhân dân. Đồng thời, hành vi này cũng góp phần phát huy sự tham gia của nhân dân vào việc quản lý nhà nước và xã hội.
- Trường hợp b. Hành vi của anh H rất đáng bị phê phán bởi anh H đã chối bỏ quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của bản thân, không thực hiện nghĩa vụ của mình đối với việc phát triển địa phương nói riêng và phát triển đất nước nói chung.
- Trường hợp c. Hành vi của cán bộ xã B là sai trái, đáng bị phê phán bởi hành vi này đã thể hiện sự vô trách nhiệm của cán bộ xã đối với hoạt động của Cơ quan và đối với nhân dân.
Bài tập 2 trang 51 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết các ý kiến dưới đây là đúng hay sai. Vì sao?
(Đánh dấu X vào ô tương ứng và giải thích lí do)
Ý kiến |
Đúng |
Sai |
Giải thích |
a. Trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay, Nhà nước giữ vai trò là lực lượng lãnh đạo. |
|
|
|
b. Quyền lực nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. |
|
|
|
c. Ở nước ta hiện nay, nhân dân chỉ thực hiện quyền lực nhà nước bằng hình thức gián tiếp thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. |
|
|
|
d. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc. |
|
|
|
e. Nguồn gốc của quyền lực nhà nước là nhân dân. |
|
|
|