Câu hỏi:
46 lượt xemEm hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống a) H được làm trọng tài trong trận bóng đá giữa hai lớp 9A và 9B. Vì chơi thân với đội trưởng của đội bóng lớp 9A nên H bỏ qua lỗi việt vị của đội này, dẫn tới bàn thua cho đội bóng lớp 9B. Thấy thế, một số bạn của đội bóng lớp 9B đã rời sân khi trận đấu chưa kết thúc.
Em có nhận xét gì về việc làm của bạn H? Theo em, bạn H cần làm gì để đảm bảo tính khách quan, công bằng?
Tình huống b) Làm việc trong một phân xưởng sản xuất cơ khí gia công tư nhân, anh C thắc mắc: các lao động trong xưởng có thời gian lao động và độ vất vả như nhau nhưng mức thu nhập lại khác nhau và cho rằng như vậy là không công bằng.
Bằng hiểu biết về công bằng xã hội, em hãy giải đáp thắc mắc cho anh C.
Lời giải
Hướng dẫn giải:
Tình huống a)
- Nhận xét: Hành động của bạn H là không đúng và không công bằng. Trọng tài trong một trận đấu bóng đá phải luôn duy trì tính công bằng và khách quan để đảm bảo công lý cho cả hai đội thi đấu.
- Để đảm bảo tính khách quan và công bằng, bạn H cần:
+ Tôn trọng và tuân thủ luật chơi.
+ Đối xử công bằng với cả 2 đội; không phân biệt đối xử dựa trên mối quan hệ cá nhân hoặc bất kì lợi ích nào.
- Trong trường hợp này, để khắc phục hậu quả của việc thiên vị, bạn H cần phải công bố lỗi của mình và công khai xin lỗi cho cả hai đội bóng. Bạn H cũng nên cố gắng không để những mối quan hệ cá nhân ảnh hưởng đến quyết định của mình trong tương lai và đảm bảo rằng mình sẽ tuân thủ nguyên tắc của trọng tài trong mọi trận đấu.
Tình huống b) Em sẽ giải thích với anh C rằng: để đảm bảo công bằng trong mức thu nhập, cần phải xem xét nhiều yếu tố khác nhau, không chỉ dựa vào thời gian làm việc và độ vất vả. Một số yếu tố cần xem xét có thể kể đến như: Trình độ đào tạo, kĩ năng và kinh nghiệm làm việc; Năng suất lao động; Chất lượng sản phẩm làm ra; Thái độ làm việc,…
Em hãy chỉ ra những biểu hiện của công bằng/ thiếu công bằng trong các thông tin, trường hợp trên.
Thông tin. Công bằng vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển của xã hội Việt Nam. Công bằng được hiểu là sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của con người trước pháp luật. Cốt lõi của công bằng là công bằng về cơ hội phát triển, nghĩa là tạo cơ hội như nhau cho mọi người, có tính đến yếu tố khác biệt, người yếu thế hơn sẽ được tạo điều kiện tốt hơn để có cơ hội như người mạnh hơn. Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Phát triển vì con người, tạo điều kiện cho mọi người, nhất là trẻ em, nhóm yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số, người di cư hoà nhập, tiếp cận bình đẳng nguồn lực, cơ hội phát triển và hưởng thụ công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản. Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện các chính sách dân tộc bình đẳng, đoàn kết, cùng phát triển”. (Theo Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, trang 264) Trường hợp 1. H sinh ra và lớn lên ở một vùng cao hẻo lánh. Học hết Tiểu học, H định nghỉ học vì điểm trường Trung học cơ sở cách rất xa nhà em. Nếu muốn đi học, H phải dậy từ 4 giờ sáng để kịp vào học lúc 7 giờ. Nhưng may mắn, H trúng tuyển vào học ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, được hưởng những chính sách ưu đãi của Nhà nước dành cho học sinh dân tộc thiểu số. Nhờ vậy, H đã thực hiện được mong muốn tiếp tục học tập của mình. Trường hợp 2. Phòng khám Bệnh viện D thường rất đông nên cô C phải đi sớm xếp hàng chờ đến lượt được khám bệnh, trong khi anh Y là người cùng phố với cô vừa đến nơi đã được mời vào khám trước do có người quen là nhân viên làm việc ở đây. |
Em hãy nêu ý nghĩa của công bằng, tác hại của sự thiếu công bằng trong cuộc sống
Thông tin. Công bằng vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển của xã hội Việt Nam. Công bằng được hiểu là sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của con người trước pháp luật. Cốt lõi của công bằng là công bằng về cơ hội phát triển, nghĩa là tạo cơ hội như nhau cho mọi người, có tính đến yếu tố khác biệt, người yếu thế hơn sẽ được tạo điều kiện tốt hơn để có cơ hội như người mạnh hơn. Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Phát triển vì con người, tạo điều kiện cho mọi người, nhất là trẻ em, nhóm yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số, người di cư hoà nhập, tiếp cận bình đẳng nguồn lực, cơ hội phát triển và hưởng thụ công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản. Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện các chính sách dân tộc bình đẳng, đoàn kết, cùng phát triển”. (Theo Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, trang 264) Trường hợp 1. H sinh ra và lớn lên ở một vùng cao hẻo lánh. Học hết Tiểu học, H định nghỉ học vì điểm trường Trung học cơ sở cách rất xa nhà em. Nếu muốn đi học, H phải dậy từ 4 giờ sáng để kịp vào học lúc 7 giờ. Nhưng may mắn, H trúng tuyển vào học ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, được hưởng những chính sách ưu đãi của Nhà nước dành cho học sinh dân tộc thiểu số. Nhờ vậy, H đã thực hiện được mong muốn tiếp tục học tập của mình. Trường hợp 2. Phòng khám Bệnh viện D thường rất đông nên cô C phải đi sớm xếp hàng chờ đến lượt được khám bệnh, trong khi anh Y là người cùng phố với cô vừa đến nơi đã được mời vào khám trước do có người quen là nhân viên làm việc ở đây. |
Em có nhận xét gì về lời nói và hành động của các nhân vật trong những trường hợp trên?
Em hãy sưu tầm câu chuyện về sự khách quan, công bằng và rút ra bài học cho bản thân.