Câu hỏi:
61 lượt xemBài tập 4 trang 49 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy liệt kê các việc nên làm và không nên làm để thực hiện trách nhiệm của công dân, gia đình, xã hội trong việc tuân thủ và thực hiện Hiến pháp theo bảng sau:
Đối tượng |
Việc nên làm |
Việc không nên làm |
Công dân |
|
|
Gia đình |
|
|
Xã hội |
|
|
Lời giải
Hướng dẫn giải:
(*) Tham khảo: Một số việc nên làm và không nên làm để thực hiện trách nhiệm của công dân, gia đình, xã hội trong việc tuân thủ và thực hiện Hiến pháp
Đối tượng |
Việc nên làm |
Việc không nên làm |
Công dân |
- Thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của công dân (được quy định trong Hiến pháp, pháp luật). - Tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè… tuân thủ đúng các quy định của Hiến pháp, pháp luật |
- Thực hiện các hành vi vi phạm quy định của Hiến pháp, pháp luật - … |
Gia đình |
- Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết về Hiến pháp, pháp luật. - Giáo dục các thành viên trong gia đình tuân thủ đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật. |
- Cản trở việc tìm hiểu về Hiến pháp, pháp luật của các thành viên trong gia đình. - … |
Xã hội |
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao hiểu biết của các công dân về Hiến pháp và pháp luật. - Vận động các công dân sống và làm việc theo đúng Hiến pháp, pháp luật… |
- Tuyên truyền sai lệnh những quy định của Hiến pháp và pháp luật
|
Bài tập 3 trang 48 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc thông tin sau để hoàn thành bảng về mục đích ra đời, nội dung cơ bản, những điểm mới của Hiến pháp năm 2013.
Ngày 28 - 11 - 2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII đã thông qua bản Hiến pháp năm 2013. Bản Hiến pháp này thể chế hoá đường lối, chính sách lớn của Đảng; ghi nhận những thành tựu của hơn 25 năm đổi mới. Hiến pháp đã quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hoá - xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lý của con người và công dân.
Ngoài lời nói đầu, Hiến pháp năm 2013 có 11 chương với 120 điều (giảm 1 chương, 27 điều; giữ nguyên 7 điều, làm mới 12 điều, sửa đổi 101 điều so với Hiến pháp năm 1992). Thứ tự trình bày các vấn đề cơ bản của Hiến pháp năm 2013 cũng có sự thay đổi nhất định so với Hiến pháp năm 1992: Đưa chương Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân từ chương V lên chương II thể hiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nâng cao vị trí con người trong định hướng phát triển của đất nước; Sắp xếp các nội dung về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ thành một chương; Thay đổi tên chương “Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân” thành “Chính quyền địa phương”; Bổ sung chương quy định về Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước.
Mục đích ra đời của Hiến pháp năm 2013 |
Nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 2013 |
Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992 |
|
|
|