Câu hỏi:

285 lượt xem
Tự luận

Bài tập 4 trang 54 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy xử lý các tình huống sau:

- Tình huống a. Do mâu thuẫn trong nhóm học tập nên K tung tin sai sự thật trên mạng xã hội, nói M là người không biết giữ lời hứa, vay tiền không trả,....

1/ Hành vi của K đã xâm phạm tới quyền nào của M?

2/ Theo em, M nên làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

- Tình huống b. P và T chơi thân với nhau. Khi đến nhà T chơi, P thấy nhật kí của T để trên bàn nên đã tò mò giở ra xem thì biết T đang âm thầm thích một bạn trong lớp nên P trêu trọc T. T tỏ thái độ không vui và có ý trách P, còn P cho rằng đã là bạn thân của nhau thì không nên giấu nhau bất cứ điều gì.

1/ Em có đồng tình với việc làm của P không? Vì sao?

2/ Việc làm của P đã xâm phạm tới quyền gì của T?

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

- Tình huống a.

+ Yêu cầu số 1: việc K tung tin sai sự thật về M đã làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của M => Hành vi của K đã xâm phạm đến quyền con người của M (Điều 20, Hiến pháp năm 2013 của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm).

+ Yêu cầu số 2: Để bảo vệ quyền lợi của mình, M nên: yêu cầu K chấm dứt hành vi tung tin sai sự thật, đồng thời yêu cầu K công khai đính chính và xin lỗi mình. Nếu K không thực hiện những yêu cầu đó, M có thể trình báo sự việc tới ban giám hiệu nhà trường hoặc cơ quan công an để nhờ sự giúp đỡ.

- Tình huống b.

+ Yêu cầu số 1: Em không đồng tình với việc làm của P, vì: việc P đọc trộm nhật kí của T đã xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân của T; việc P trêu trọc T còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lí của T; đồng thời cũng khiến cho tình bạn giữa P và T bị rạn nứt.

+ Yêu cầu số 2:  Hành vi của P đã xâm phạm đến quyền con người của T (Điều 21, Hiến pháp năm 2013 của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mât gia đình…).

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ