Câu hỏi:

33 lượt xem
Tự luận

Giới thiệu một lễ hội mà em biết

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

Em luôn tự hào mình là người con được sinh ra trên mảnh đất của tổ tiên linh thiêng, đó là ở Việt Trì - Phú Thọ. Lễ hội nổi tiếng nhất ở quê hương em cũng chính là lễ hội lớn nhất của cả nước, đó chính là lễ Giỗ Tổ Hùng Vương. Lễ hội được diễn ra trên chính khuôn viên di tích lịch sử Đền Hùng, kéo dài suốt từ mùng 1 đến mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. Phần lễ được tổ chức vào đúng ngày mùng 10 tháng 3, được cử hành rất long trọng và trang nghiêm, đặc biệt là phần dâng hương của đại diện Nhà nước. Lễ vật không thể thiếu để dâng lên các vua Hùng trong ngày này chính là bánh Chưng, bánh Dày, những chiếc bánh được làm thật to, thật ngon và trang trí cùng rất nhiều hoa quả đẹp mắt. Tất cả bày tỏ lòng thành kính, biết ơn và tưởng nhớ đến công lao của các bậc vua Hùng. Sau phần lễ là phần rước, có rất nhiều lần rước, bao gồm rước thần, rước voi, rước kiệu. Bất cứ ai đến với lễ hội này đều cảm thấy rất ấn tượng và không thể rời mắt với nghi lễ và trang phục áo dài khăn gấm, kiệu sơn son thếp vàng của thời xưa. Bên cạnh phần lễ là phần hội, hội ở đây được tổ chức rất lớn, vì để phục vụ cho mọi người từ mọi miền tổ quốc đổ về. Nào là hội hát xoan, hội hát ca trù và rất nhiều trò chơi thú vị, ý nghĩa trong ngày hội. Em đã đi lễ hội Đền Hùng rất nhiều năm và đi nhiều ngày nhưng vẫn chưa lần nào chơi hết các trò chơi ở lễ hội. Vì lễ hội rất đông người lại phức tạp nên có rất nhiều đội bảo vệ, công an, an ninh ở khắp nơi, đảm bảo cho lễ hội diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Lễ hội Đền Hùng đã trở thành tín ngưỡng ăn sâu trong tâm thức của em cũng như mọi người dân Việt Nam nói chung.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 2:
Tự luận

Đọc văn bản: Cùng Bác qua suối trang 106, 107

Cùng Bác qua suối

Bài 24: Cùng Bác qua suối Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài 24: Cùng Bác qua suối Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Một lần đi công tác, Bác cùng hai chiến sĩ cảnh vệ lội qua suối. Bác cẩn thận, vừa đi vừa dò mực nước. Thỉnh thoảng Bác nhắc các đồng chí đi sau: 'Chỗ này sâu, khéo ướt quần!', 'chỗ này rêu trơn đi cẩn thận'...

Gần qua hết suối, chợt Bác trượt chân suýt ngã. Bác xem lại chỗ vừa trượt chân và nói:

- Hòn đá đã tròn lại có nhiều rêu trơn. Hơn nữa chỗ này sắp đến bờ, thường dễ sinh ra chủ quan, nên rất có thể bị ngã.

Nói xong, Bác cúi xuống vừa vứt hòn đá ấy đi nơi khác và bảo:

- Phải tránh cho người đi sau khỏi ngã.

Lần khác, Bác cháu lại lội qua suối. Ở đây, có những hòn đá bắc thành lối đi. Khi Bác qua hết suối, một chiến sĩ đi sau chợt sảy chân bị ngã. Bác dừng lại đợi anh chiến sĩ đi tới, rồi ân cần hỏi:

- Chú ngã có đau không?

- Dạ không sao ạ!

Bác nói:

- Thế thì tốt rồi. Nhưng tại sao chú bị ngã?

- Thưa Bác, tại hòn đá bị kênh ạ.

- Ta cần kê lại để người khác qua suối không bị ngã nữa.

Nghe lời Bác, anh chiến sĩ vội quay lại kê hòn đá cho chắc chắn. Xong đâu đấy, bác cháu mới tiếp tục lên đường.

(Theo Chuyện Bác Hồ trồng người)


5 tháng trước 39 lượt xem
Câu 6:
Tự luận

Bài 24: Cùng Bác qua suối Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)


5 tháng trước 36 lượt xem