Câu hỏi:
169 lượt xemBáo cáo thực hành trang 33 Sinh học 11: Học sinh trình bày các kết quả thu được trên từng loại lá và cho nhận xét về màu sắc của các dịch lọc và miếng giấy lọc thu được ở các mẫu thí nghiệm và mẫu đối chứng. Tham khảo cách trình bày báo cáo theo mẫu bài 3.
Lời giải
Hướng dẫn giải:
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
NHẬN BIẾT, TÁCH CHIẾT CÁC SẮC TỐ TRONG LÁ CÂY
- Tên thí nghiệm: Nhận biết, tách chiết các sắc tố trong lá cây.
- Nhóm thực hiện: ………………
- Kết quả và thảo luận:
Học sinh tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn trong SGK để ghi nhận và giải thích kết quả thí nghiệm về màu sắc của các dịch lọc và miếng giấy lọc thu được ở các mẫu thí nghiệm và mẫu đối chứng.
Chú ý:
+ Các sắc tố hòa tan tốt trong dung môi hữu cơ (cồn) và hòa tan kém trong nước. Điều này được thể hiện thông qua sự khác nhau về màu sắc của các dịch lọc ở các mẫu thí nghiệm và mẫu đối chứng (Ví dụ: dịch chiết từ lá cây khoai lang khi sử dụng dung môi hữu cơ có màu xanh lục, dịch chiết từ lá cây khoai lang khi sử dụng nước có màu xanh lục nhạt).
Chạy sắc kí tách chiết sắc tố quang hợp của lá khoai lang
(a) thí nghiệm và (b) kết quả
+ Mỗi loại lá cây có thể có thành phần các sắc tố khác nhau, dịch chiết sẽ có màu tương ứng với màu sắc của lá cây (Ví dụ: dịch chiết của lá cây khoai lang có màu xanh lục, dịch chiết của lá cây rau rền có màu đỏ tía vì lá cây khoai lang có hàm lượng diệp lục (có màu xanh lục) cao còn lá cây rau rền có chứa nhiều anthocyanin (có màu đỏ tía) cao).
- Kết luận:
+ Lá cây chứa nhiều loại sắc tố quang hợp khác nhau như chlorophyll, carotenoid,…
+ Các sắc tố hòa tan trong dung môi hữu cơ, do đó có thể dùng dung môi hữu cơ để tách sắc tố quang hợp.
Câu hỏi trang 27 Sinh học 11: Cho biết nguyên liệu và sản phẩm của pha sáng.
Câu hỏi trang 29 Sinh học 11: Phân tích ảnh hưởng của ánh sáng tới hiệu quả quang hợp.
Câu hỏi trang 31 Sinh học 11: Phân tích ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình quang hợp.