Câu hỏi:

114 lượt xem
Tự luận

Câu 5: Lập dàn ý để làm một bài thơ lục bát.

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

 

1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về thể thơ lục bát (do người Việt sáng tạo, dễ bộc lộ cảm xúc).

2. Thân bài.

a. Các đặc điểm của thể thơ lục bát: Lục bát chỉnh thể (tuân đúng những quy định)

* Số câu, số tiếng:

- Số dòng: Một câu gồm hai dòng (một cặp) gồm: Một dòng có sáu tiếng và một dòng có tám tiếng.

- Số câu: Không giới hạn nhưng khi kết thúc phải dừng lại ở câu tám tiếng.

Một bài thơ lục bát: Có thể có một câu, hai câu, ba câu hay có thể có nhiều câu nối dài.

* Cách gieo vần:

- Âm tiết cuối của dòng sáu tiếng hiệp vần với âm tiết thứ sáu cuả dòng tám tiếng theo từng cặp. Âm tiết cuối của dòng tám tiếng lại hiệp vần với âm tiết thứ sáu của dòng sáu tiếng nối tiếp. Cứ thế luân chuyển như vậy cho đến hết bài.

- Vần cuối dòng là vần chân, vần ở giữa dòng là vần lưng.

* Phối thanh:

- Chỉ bắt buộc: Các tiếng thứ tư phải là trắc; các tiếng thứ hai, sáu, thứ tám phải là bằng.

- Nhưng câu tám tiếng thì tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám phải khác dấu (nếu tiếng trước là dấu huyền thì tiếng sau phải không có dấu và ngược lại).

- Các tiếng thứ một, ba, năm, bảy của cả hai câu sáu tiếng, tám tiếng và âm tiết thứ hai (của cả hai câu) có thể linh động tuỳ ý về bằng trắc

* Nhịp và đối trong thơ lục bát:

- Cách ngắt nhịp khá uyển chuyển: Nhịp 2 / 4; Nhịp 3/3

* Đối: Thơ lục bát không nhất thiết phải sử dụng phép đối. Nhưng đôi khi để làm nổi bật một ý nào đó, người làm thơ có thể sử dụng tiểu đối trong từng cặp hoặc từng câu thơ.

b. Trường hợp Ngoại lệ:

* Lục bát biến thể:

- Số chữ tăng lên: Vần lưng tất nhiên cũng xê dịch theo.

- Thanh: Tiếng thứ hai có thể là thanh trắc:

- Gieo vần: Có thể gieo vần trắc:

c. Tác dụng của thơ lục bát:

- Phản ánh và cô kết trung thành những phẩm chất thẩm mĩ của Tiếng Việt.

- Cách gieo vần và phối thanh, ngắt nhịp giản dị mà biến hoá vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng làm cho thơ lục bát dồi dào khả năng diễn tả.

3. Kết bài

- Nêu vị trí của thơ lục bát trong nền văn học Việt Nam.

- Muốn làm được một bài thơ lúc bát hay ta cần tuân thủ theo các quy tác về gieo vần, phối thanh, ngắt nhịp, …

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 7:
Tự luận

Câu 7: Nêu tác dụng của cách lựa chọn từ ngữ thích hợp khi nói hoặc viết.


8 tháng trước 76 lượt xem
Câu 15:
Tự luận

Câu 8: Những vẻ đẹp nào của quê hương được thể hiện xuyên suốt trong bốn bài ca dao trên? Qua đó, tác giả dân gian thể hiện tình cảm gì với quê hương, đất nước? Dựa vào đâu, em nhận định như vậy?


8 tháng trước 104 lượt xem
Câu 16:
Tự luận

Câu 9: Điền vào bảng sau ít nhất một từ ngữ hoặc hình ảnh độc đáo của mỗi bài ca dao và giải thích vì sao em chọn từ ngữ, hình ảnh ấy.

Bài ca dao

Từ ngữ, hình ảnh độc đáo

Giải thích

1

 

 

2

 

 

3

 

 

4

 

 


8 tháng trước 84 lượt xem
Câu 17:
Tự luận

Câu 10: Trong bốn bài ca dao trên, em thích nhất bài nào? Vì sao?


8 tháng trước 147 lượt xem
Câu 22:
Tự luận

Câu 5: Tám dòng thơ này giúp em hình dung gì về phong cảnh và con người Việt Nam?


8 tháng trước 93 lượt xem
Câu 37:
Tự luận

Câu 3: Tìm từ ở cột B có nghĩa phù hợp với các chỗ trống trong câu ở cột A:

 

8 tháng trước 90 lượt xem
Câu 49:
Tự luận

Câu 6: Hãy làm một bài thơ lục bát theo đề tài tự do.


8 tháng trước 103 lượt xem
Câu 55:
Tự luận

Câu 6: Viết một đoạn văn ngắn thể hiện cảm xúc của em về bài thơ “Chuyện cổ nước mình”.


8 tháng trước 79 lượt xem