Câu hỏi:

94 lượt xem
Tự luận

Câu 6 trang 45 SBT Giáo dục công dân 6

Mùa Đông đến, trời rét. Mẹ muốn mua cho An một chiếc áo ấm mới để An đi học. Đối với gia đình nghèo như gia đình An thì việc chi tiêu mấy trăm nghìn đồng vào chiếc áo rét cũng là việc cần phải đắn đo suy nghĩ. Có bao nhiêu việc cần phải chi tiêu như tiền ăn hằng ngày của gia đình, tiền học phí của hai anh em An, tiền mua sách vở,… mà gia đình An làm nghề nông nên làm ra đồng tiền rất khó. Mặc dù rất thích có áo mới, nhưng thương bố mẹ. An nói với mẹ chiếc áo hiện nay của bạn còn mặc được, không cần mua áo mới lúc này.

a. Vì sao An nói với mẹ không cần mua áo mới nữa?

b. Em có thể học tập được điều gì ở An?

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

Yêu cầu a) An nói với mẹ không cần mua áo mới nữa là vì An thương bố mẹ đi làm vất vả, đồng thời An cũng biết hoàn cảnh gia đình mình.

Yêu cầu b) Qua câu chuyện của An, em học được tính tiết kiệm, lòng thương yêu bố mẹ của An.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 5:
Tự luận

Câu 5 trang 43 SBT Giáo dục công dân 6

Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi

CÂU CHUYỆN VỀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM CỦA BÁC HỒ

Sinh thời, không ít hơn hai lần Bác Hồ kể lại câu chuyện Người dùng phong bì gửi công văn, thư từ. Lần thứ nhất, tháng 5 – 1949, Bác Hồ kể: “Trung bình một cái phong bì có kích thước giấy 180 phân vuông. Mỗi ngày các cơ quan, đoàn thể và tư nhân ít nhất cũng dùng hết một vạn cái phong bì, tức là 180 thước vuông giấy. Mỗi năm là 64800 thước vuông giấy. Nếu ai cũng tiết kiệm, dùng một cái phong bì hai lần, thì mỗi năm chỉ tốn một nửa số giấy, tức là 32 400 thước vuông. Còn 32 400 thước để dành cho các lớp bình dân học vụ thì chẳng tốt sao? Hơn nữa, nhờ sự tiết kiệm giấy, mà tiền bạc và công phu làm giấy có thể làm thêm việc kiến thiết khác, thì càng lợi ích hơn nữa.”

Sinh thời, Bác Hồ luôn có lối sống tiết kiệm, là tấm gương mẫu mực để chúng ta noi theo. Câu chuyện ngắn về sử dụng phong bì đã để lại bài học sâu sắc về thực hành tiết kiệm.

Năm 1952, nói về thực hành tiết kiệm, Bác Hồ dẫn ví dụ: “Cơ quan nào cũng dùng phong bì, nếu mỗi cơ quan đều tiết kiệm, một chiếc phong bì dùng hai, ba lần, thì mỗi năm Chính phủ có thể tiết kiệm được hàng chục tấn giấy.”. Và Bác nhấn mạnh: “Đối với giấy như thế, đối với mọi thứ khác đều như thế.”, bởi: “Giấy bút, vật liệu đều tốn tiền của Chính phủ, tức là của dân; ta cần phải tiết kiệm. Nếu một miếng giấy nhỏ đủ viết, thì chớ dùng một tờ to. Một cái phong bì có thể dùng hai, ba lần”. Và Bác đã làm để mọi người bắt chước: hằng ngày các văn bản Bác đều viết ở mặt sau của bản tin Thông tấn xã Việt Nam; còn phong bì Bác đều dùng lại phong bì của các nơi gửi tới đến hai, ba lần.

Đối với Bác Hồ, bất cứ làm việc gì, sử dụng cái gì dù lớn dù nhỏ cũng đều phải tiết kiệm. Bởi theo Bác, tiết kiệm cũng như cái thùng có đáy, nước đổ vào không thể đi đâu được. Thế nên, Bác Hồ luôn nhắc mọi người: “Cần với kiệm phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người.”. Bác Hồ còn dẫn câu ngạn ngữ để mọi người dễ hình dung cái kiểu cần mà không kiệm: “Làm chừng nào xào chừng ấy” thì: “cũng như một cái thùng không có đáy; nước đổ vào chừng nào chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không.”

Trong khi căn dặn mọi người, mọi ngành, mọi cấp thường xuyên thực hành tiết kiệm, thì đồng thời, Bác Hồ cũng quan tâm làm cho mọi người hiểu rõ tiết kiệm không phải là khắc khổ, là bủn xỉn đến mức nhịn ăn, nhịn mặc, mà trái lại, tiết kiệm để tạo cho mức sống ngày càng được cải thiện, nâng cao hơn: “Nếu ta khéo tiết kiệm sức người, tiền của và thời giờ, thì với sức lao động và tiền tài của nước ta hiện nay, ta có thể tăng gia sản xuất gấp bội mà lực lượng của ta về mọi mặt cũng tăng gấp bội.”

a. Lối sống tiết kiệm của Bác Hồ được thể hiện thế nào trong câu chuyện trên?

b. Bài học về sự tiết kiệm của Bác Hồ trong câu chuyện trên còn phù hợp với điều kiện hiện nay hay không? Vì sao?


8 tháng trước 79 lượt xem