Câu hỏi:

53 lượt xem
Tự luận

Bài tập 4 trang 125 SBT Kinh tế pháp luật 10: Nội dung nào dưới đây là quy phạm pháp luật?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Quy tắc xử sự bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành.

B. Quy tắc xử sự áp dụng trong quan hệ giữa mọi người.

C. Quy tắc xử sự để đảm bảo an toàn cuộc sống.

D. Quy tắc xử sự được áp dụng riêng trong một cơ quan, tổ chức.

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 7:
Tự luận

Bài tập 7 trang 126 SBT Kinh tế pháp luật 10Hãy sắp xếp các điều khoản sau đây của từng lĩnh vực: Bảo vệ môi trường và Giáo dục, theo thứ tự từ cao xuống thấp và giải thích vì sao.

1/ Lĩnh vực Bảo vệ môi trường

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 (trích): Điều 59. Bảo vệ môi trường nơi công cộng

1. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; phân loại, chuyển rác thải vào từng loại thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải, không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng.

Hiến pháp năm 2013 (trích): Điều 43. Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

Nghị định số 155 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường (trích): Điều 20. Vi phạm các quy định về vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, xử lí, thải rác thải sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường, vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá gây ô nhiễm môi trường.

c) Phạt tiền từ 3 000 000 đồng đến 5 000 000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại điểm d khoản này.

2/ Lĩnh vực Giáo dục

Luật Giáo dục năm 2019 (trích)

Điều 82. Nhiệm vụ của người học

1. Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, quy tắc ứng xử của cơ sở giáo dục.

Điều 83. Quyền của người học

1. Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.

2. Được tôn trọng; bình đẳng về cơ hội giáo dục và học tập, được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình.

4. Được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

5. Được cấp văn bằng, chứng chỉ, xác nhận sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo và hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định. 

6. Hiến pháp năm 2013 (trích)

Điều 39. Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.


9 tháng trước 50 lượt xem