Câu hỏi:

48 lượt xem
Tự luận

So sánh và nêu nhận xét về cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Du trong đoạn trích Kim - Kiều gặp gỡ (từ câu Bóng hồng nhác thấy nẻo xa đến câu Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha) với đoạn trích sau:

Hai nàng tránh không được, phải cùng bước ra chào. Kim Trọng chắp tay cúi lễ rồi lui ra thì thấy Thúy Kiều mày nhỏ mà dài, mắt trong mà sáng, mạo như trăng thu, sắc tựa hoa đào; còn Thúy Vân thì tinh thần lĩnh chính, dung mạo đoan trang, có một phong thái riêng, khó mô tả.

Bị sắc đẹp quyến rũ, Kim Trọng bất giác thần hồn phiêu bạt, nghĩ thầm: “Nọc tương tư này tai hại lắm đây. Lại âm thầm phát thệ: “Mình mà không được hai nàng làm vợ thì suốt đời sẽ chẳng lấy ai”. Nhưng vì ngại có Vương Quan, không tiện đứng lâu, đành cùng nhau từ biệt.

Đồng thời, Vương Viên ngoại cũng sai người đem kiệu đến đón. Hai nàng lên kiệu về nhà.

(Thanh Tâm Tài Nhân, Kim Vân Kiều truyện)

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

- So sánh:

Giống nhau

Khác nhau

Đoạn trích thơ

Đoạn trích truyện

- Đều miêu tả cuộc gặp gỡ giữa Kim Trọng và hai chị em Thúy Kiều.

- Miêu tả ngoại hình của hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều.

- Chỉ miêu tả chung chung vẻ đẹp bên ngoài của hai chị em bằng biện pháp ước lệ tượng trưng qua các câu thơ: “Bóng hồng nhác thấy nẻo xa,/ Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai.”, từ “quốc sắc

 

- Tập trung miêu tả tâm tư, tình cảm của Kim Trọng và chị em Thúy Kiều bằng nhiều tính từ mỹ lệ, gợi cảm.

- Miêu tả chi tiết vẻ đẹp của mỗi người: Thúy Kiều (mày nhỏ, dài,…); Thúy Vân (dung mạo đoan trang, vẻ đẹp khó tả,…).

- Tập trung kể hành động của Kim Trọng. Tâm trạng của Kim Trọng chỉ được thể hiện qua lời độc thoại nội tâm.

- Nhận xét cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Du:

+ Chủ yếu miêu tả những cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật bằng rất nhiều tính từ mang sắc thái mỹ lệ hóa.

+ Ưa chuộng sử dụng thủ pháp ước lệ tượng trưng, lấy hình ảnh thiên nhiên để nói về con người.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ