Câu hỏi:
21 lượt xemTheo em, thế nào là lòng khoan dung? Hãy nêu những biểu hiện và ý nghĩa của lòng khoan dung trong cuộc sống.
Thông tin 1. Trải qua 10 năm (1418 - 1427), cuộc kháng chiến chống quân Minh do Bình Định vương Lê Lợi lãnh đạo đã giành thắng lợi, kết thúc bằng Hội thề Đông Quan. Tướng giặc Vương Thông cùng 10 vạn quân sĩ nhà Minh thể trước núi sông Việt Nam phải thực lòng chấm dứt chiến tranh, rút quân về nước. Căm thù quân Minh đã gây nhiều tội ác cho nhân dân, các tướng lĩnh liền cùng nhau tới khuyên vua nên giết bọn chúng. Vua trả lời rằng: “Trả thù báo oán là chuyện thường tình của mọi người, nhưng không thích giết người là bản tâm của bậc nhân đức. Vả lại, người ta đã hàng mà mình lại giết thì là điềm xấu không gì lớn bằng. Nếu cốt để hả nỗi căm giận trong chốc lát mà mang tiếng với muôn đời là giết kẻ đã hàng, thì chi bằng tha mạng sống cho ức vạn người, để dập tắt mối chiến tranh cho đời sau, sử xanh ghi chép tiếng thơm muốn đời, há chẳng lớn lao sao?”. Vua bèn hạ lệnh: “Cánh đường thuỷ, cấp 500 chiếc thuyền, cho Phương Chính, Mã Kỳ lãnh nhận. Cánh đường bộ, cấp lương thảo, cho Sơn Thọ, Hoàng Phúc lãnh nhận. Còn hơn 2 vạn người bị bắt hoặc đầu hàng và 2 vạn con ngựa thì do Mã Anh lãnh nhận... Tất cả đều tới dinh Bồ Đề lạy tạ mà về”. Bọn Phương Chính vừa xúc động vừa hổ thẹn đến rơi nước mắt.
(Theo Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2 (2003), NXB Văn hoá - Thông tin, trang 438, 439)
Thông tin 2. Trong thư gửi đồng bào Nam Bộ ngày 31 - 5 - 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh khuyên: “Năm ngón tay cũng có ngón vắn ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tinh thần thân ái mà cảm hoá họ”.
Trong thư gửi tù binh Pháp nhân dịp Noel ngày 24 - 12 - 1946, Người viết: “Tôi mong một ngày gần đây, hai dân tộc Pháp - Việt có thể cùng cộng tác trong vòng hoà bình và thân ái để mưu cầu hạnh phúc chung cho hai dân tộc. Trong khi chờ đợi, các bạn hãy yên lòng và sống dưới sự che chở của chúng tôi, cho đến khi hết chiến tranh, khi đó các bạn sẽ được tự do. Tôi chúc các bạn một ngày Noel vui và một năm tốt đẹp”.
(Theo Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, trang 280, 281, 543)
Thông tin 1. Trải qua 10 năm (1418 - 1427), cuộc kháng chiến chống quân Minh do Bình Định vương Lê Lợi lãnh đạo đã giành thắng lợi, kết thúc bằng Hội thề Đông Quan. Tướng giặc Vương Thông cùng 10 vạn quân sĩ nhà Minh thể trước núi sông Việt Nam phải thực lòng chấm dứt chiến tranh, rút quân về nước. Căm thù quân Minh đã gây nhiều tội ác cho nhân dân, các tướng lĩnh liền cùng nhau tới khuyên vua nên giết bọn chúng. Vua trả lời rằng: “Trả thù báo oán là chuyện thường tình của mọi người, nhưng không thích giết người là bản tâm của bậc nhân đức. Vả lại, người ta đã hàng mà mình lại giết thì là điềm xấu không gì lớn bằng. Nếu cốt để hả nỗi căm giận trong chốc lát mà mang tiếng với muôn đời là giết kẻ đã hàng, thì chi bằng tha mạng sống cho ức vạn người, để dập tắt mối chiến tranh cho đời sau, sử xanh ghi chép tiếng thơm muốn đời, há chẳng lớn lao sao?”. Vua bèn hạ lệnh: “Cánh đường thuỷ, cấp 500 chiếc thuyền, cho Phương Chính, Mã Kỳ lãnh nhận. Cánh đường bộ, cấp lương thảo, cho Sơn Thọ, Hoàng Phúc lãnh nhận. Còn hơn 2 vạn người bị bắt hoặc đầu hàng và 2 vạn con ngựa thì do Mã Anh lãnh nhận... Tất cả đều tới dinh Bồ Đề lạy tạ mà về”. Bọn Phương Chính vừa xúc động vừa hổ thẹn đến rơi nước mắt.
(Theo Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2 (2003), NXB Văn hoá - Thông tin, trang 438, 439)
Thông tin 2. Trong thư gửi đồng bào Nam Bộ ngày 31 - 5 - 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh khuyên: “Năm ngón tay cũng có ngón vắn ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tinh thần thân ái mà cảm hoá họ”.
Trong thư gửi tù binh Pháp nhân dịp Noel ngày 24 - 12 - 1946, Người viết: “Tôi mong một ngày gần đây, hai dân tộc Pháp - Việt có thể cùng cộng tác trong vòng hoà bình và thân ái để mưu cầu hạnh phúc chung cho hai dân tộc. Trong khi chờ đợi, các bạn hãy yên lòng và sống dưới sự che chở của chúng tôi, cho đến khi hết chiến tranh, khi đó các bạn sẽ được tự do. Tôi chúc các bạn một ngày Noel vui và một năm tốt đẹp”.
(Theo Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, trang 280, 281, 543)
Lời giải
Hướng dẫn giải:
- Khái niệm: Khoan dung là rộng lòng tha thứ.
- Biểu hiện của khoan dung là:
+ Tha thứ cho chính mình và người khác khi đã biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm;
+ Lắng nghe và tôn trọng sự khác biệt của người khác, không cố chấp, hẹp hòi, định kiến.
- Giá trị của lòng khoan dung:
+ Người có lòng khoan dung sẽ được mọi người yêu mến, tin cậy.
+ Người được tha thứ sẽ có cơ hội sửa chữa lỗi lầm để trở thành người tốt.
+ Nhờ có lòng khoan dung, mối quan hệ giữa người với người sẽ tốt đẹp hơn.
- Khái niệm: Khoan dung là rộng lòng tha thứ.
- Biểu hiện của khoan dung là:
+ Tha thứ cho chính mình và người khác khi đã biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm;
+ Lắng nghe và tôn trọng sự khác biệt của người khác, không cố chấp, hẹp hòi, định kiến.
- Giá trị của lòng khoan dung:
+ Người có lòng khoan dung sẽ được mọi người yêu mến, tin cậy.
+ Người được tha thứ sẽ có cơ hội sửa chữa lỗi lầm để trở thành người tốt.
+ Nhờ có lòng khoan dung, mối quan hệ giữa người với người sẽ tốt đẹp hơn.
Em hãy nêu một số tình huống thường gặp trong cuộc sống đòi hỏi lòng khoan dung và đưa ra cách ứng xử theo bảng gợi ý sau:
Không gian |
Tình huống |
Cách ứng xử |
Gia đình |
|
|
Nhà trường |
|
|
Xã hội |
|
|