Câu hỏi:

30 lượt xem
Tự luận

Tìm đọc thêm ở nhà:

- 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về các dân tộc anh em

- 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các dân tộc anh em

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

CHUYỆN QUẢ BẦU

Ngày xưa có vợ chồng nọ đi rừng, bắt được một con dúi. Dúi xin tha, họ thương tình tha cho nó.

Để trả ơn, dúi bảo sắp có lũ lụt rất lớn và chỉ cho họ cách tránh. Họ nói với bà con nhưng chẳng ai tin. Nghe lời dúi, họ khoét rỗng khúc gỗ to, chuẩn bị thức ăn bỏ vào đó. Vừa chuẩn bị xong mọi thứ thì mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông. Muôn loài chìm trong biển nước. Nhờ sống trong khúc gỗ nổi, vợ chồng nhà nọ thoát nạn.

Ít lâu sau, người vợ sinh ra một quả bầu.

Một hôm, đi làm nương về, họ nghe tiếng cười đùa từ gác bếp để quả bầu. Thấy lạ, họ lấy quả bầu xuống, áp tai nghe thì có tiếng lao xao. Người vợ bèn lấy que dùi quả bầu. Lạ thay, từ trong quả bầu, những con người bé nhỏ bước ra. Người Khơ Mú ra trước. Tiếp đến, người Thái, người Mường, người Dao, người Hmông, người Ê-đê, người Ba-na, người Kinh,... lần lượt ra theo.

Đó là tổ tiên của các dân tộc anh em trên đất nước ta ngày nay.

(Theo Truyện cổ Khơ Mú)

 Nhà rông ở Tây Nguyên

Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ bền và chắc như lim, gụ, sến, táu. Nó phải cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn và khi múa rông chiêng trên sàn, ngọn giáo không vướng mái.

Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng khi cúng tế.

 

Gian giữa với bếp lửa là trung tâm của nhà rông. Các già làng thường họp tại đây để bàn những việc lớn. Đây cũng là nơi tiếp khách của làng.

Gian thứ ba là nơi ngủ của thanh niên. Theo tập quán của nhiều dân tộc, trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình đều ngủ tập trung tại nhà rông để bảo vệ buôn làng.

Theo NGUYỄN VĂN HUY

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ