Câu hỏi:

38 lượt xem
Tự luận

Trong bài Tỳ bà của Bích Khê, hai dòng thơ cuối được tác giả viết như sau:

Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng

Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông.

(Bích Khê. Tinh huyết, Trọng Miên xuất bản, 1939)

Ở một số bản in về sau, hai dòng thơ trên đã có một biến dổi:

Ô hay buồn vương cây ngô đồng

Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông.

(Thơ Bích Khê, Sở văn hóa và Thông tin Nghĩa Bình, 1988)

Xét theo định hướng thực hành tiếng Việt của bài học, theo bạn, nguyên nhân của sự biến đổi trên có thể là gì? Dựa vào bản in bài thơ năm 1939, hãy làm rõ sự sáng tạo trong cách sử dụng từ ngữ của nhà thơ ở thời điểm này.

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

​- Nguyên nhân của sự biến đổi: Ở bản in thơ năm 1939 có hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường. Còn ở bản in năm 1988, không có hiện tượng này.

- Ở bản in năm 1939, tác giả dùng dấu chấm than ở câu thơ thứ nhất “Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng”. Tác giả bổ sung chức năng mới cho dấu câu. Thông thường dấu chấm than dùng để bộc lộ cảm xúc hoặc kết thúc câu cầu khiến. Ở trong câu thơ này, dấu chấm than chia câu thơ làm hai về, vừa để bộc lộ cảm xúc, vừa như có ý để hỏi.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ