Câu hỏi:
31 lượt xemTrong hai đoạn văn dưới đây (trích văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh của Ngô gia văn phái), câu nào được dùng để hỏi, câu nào được dùng để khẳng định, để phủ định? Vì sao?
a. Tổng đốc họ Tôn đem thứ quân nhớ nhà kia mà chống chọi, thì địch sao cho nổi? Họ chẳng qua chỉ là người khách, chuyến này sang cũng cốt xem sự thế khó hay dễ để liệu bề tiến lui mà thôi. Nhưng còn nhà nước của ta thì sao? Thái hậu có thể chạy sang đất Trung Hoa một chuyến nữa chăng?
b. Tự vương trẻ tuổi, chưa từng trải công việc, trước đây tới đón chào ta ở Lạng Sơn, sao không nói cho rõ? Bấy giờ, nhân khi ta thắng, đè bẹp ngay lúc chúng đang khốn đốn, há chẳng dễ dàng hơn hay sao?
Lời giải
Hướng dẫn giải:
a.
Câu phủ định: 'Họ chẳng qua chỉ là người khách, chuyến này sang cũng cốt xem sự thế khó hay dễ để liệu về tiến lùi mà thôi.' do trong câu có từ mang nghĩa phủ định 'chẳng'.
Câu để hỏi: 'Tổng đốc họ Tôn đem thử quân nhớ nhà kia mà chống chọi, thì địch sao cho nổi?'; 'Nhưng còn nhà nước của ta thì sao?'; 'Thái hậu có thể chạy sang đất Trung Hoa một chuyến nữa chăng?' do trong 3 câu có chưa từ để hỏi và cuối câu có dấu '?'
b.
Câu phủ định: 'Tự vương trẻ tuổi, chưa từng trải công việc, trước đây tới đón chào ta ở Lạng Sơn, sao không nói cho rõ?' do trong câu có từ mang nghĩa phủ định 'chưa'.
Câu để hỏi: 'Bấy giờ, nhân khi ta thắng, đè bẹp ngay lúc chúng đang khốn đốn, há chẳng dễ dàng hơn hay sao?' do trong câu có chưa từ để hỏi và cuối câu có dấu '?'