Câu hỏi:
31 lượt xem- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Khi đọc bài thơ bảy chữ (hoặc sáu chữ), các em cần chú ý:
+ Bài thơ có được chia khổ hay không? Vần trong bài thơ được gieo như thế nào? Các dòng thơ được ngắt nhịp ra sao?
+ Bài thơ có những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào và tác dụng của chúng là gì?
- Đọc trước bài thơ Nắng mới; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Lưu Trọng Lư.
- Hãy tưởng tượng và chia sẻ cảm xúc, tâm trạng,…của em khi đón nhận ánh nắng mới bừng lên vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ.
Lời giải
Hướng dẫn giải:
- Bài thơ Nắng mới:
+ Bài thơ được chia theo khổ, mỗi khổ gồm 4 câu thơ, vần trong bài thơ được gieo theo vần chân (song – không, thời – phơi). Các dòng thơ được ngắt nhịp linh hoạt, đa dạng, phù hợp với tâm trạng của chủ thể trữ tình (nhịp 3/4, 4/3, 2/5).
+ Bài thơ viết về người mẹ, về nỗi buồn bã, nhớ nhung, thể hiện tình cảm cảm xúc dành cho người mẹ. Người đang bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ là nhân vật “tôi”. Bài thơ trải dài theo mạch cảm xúc, kết cấu đan xen giữa quá khứ và hiện tại như một hồi ức về người mẹ thân yêu của nhà thơ.
+ Những từ ngữ, hình ảnh: Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng, Tôi nhớ mẹ tôi thuở thiếu thời; Hình dáng mẹ tôi chửa xoá mờ → những từ ngữ, hình ảnh giản dị, gần gũi với cuộc sống đời thướng giúp tạo nên cảm giác quen thuộc, gần gũi và dễ tìm được sự đồng cảm nơi người đọc.
+ Biện pháp tu từ được sử dụng: nhân hóa → làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời thơ đồng thời nhấn mạnh niềm vui thơ trẻ của những ngày còn có mẹ.
+ Lưu Trọng Lư (19/6/1911 – 10/8/1991) là một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch Việt Nam, quê làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình quan lại xuất thân nho học.
+ Ông học đến năm thứ ba tại trường Quốc học Huế thì ra Hà Nội làm văn, làm báo để kiếm sống. Ông là một trong những nhà thơ khởi xướng Phong trào Thơ mới và rất tích cực diễn thuyết bênh vực “Thơ mới” đả kích các nhà thơ “cũ”.
+ Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia Văn hoá cứu quốc ở Huế. Trong kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động tuyên truyền, văn nghệ ở Bình Trị Thiên và Liên khu IV.
+ Sau năm 1954, ông tiếp tục hoạt động văn học, nghệ thuật: hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1957, đã từng làm Tổng thư ký Hội nghệ sỹ sân khấu Việt Nam.
- Cảm xúc, tâm trạng,… của em khi đón nhận ánh nắng mới bừng lên vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ: Những tia nắng xuân cuối cùng đang tỏa đầy tràn trên những nẻo đường. Những ánh nắng đầy dịu dàng, thanh khiết và mơn trớn chứ không đỏng đảnh, kiêu sa và gay gắt như cái nắng mùa hè.