10 đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2021 môn Vật Lí có lời giải chi tiết (Phần 2-đề 1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Một con lắc lò xo dao động điều hòa có phương trình x = Acos(ωt + π2) và có cơ năng là W. Thế năng của vật tại thời điểm t là

A. Wt = Wcos2(wt +π2)

B. Wt = Wsinω2t

C. Wt = Wcosω2t

D. Wt = Wsin2(wt +π2)

Câu 2:

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Biên độ của dao động riêng chỉ phụ thuộc vào cách kích thích ban đầu để tạo lên dao động.

B. Biên độ của dao động tắt dần giảm dần theo thời gian.

C. Biên độ của dao động duy trì phụ thuộc vào phần năng lượng cung cấp thêm cho dao động trong mỗi chu kỳ.

D. Biên độ của dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.

Câu 3:

Sóng tại nguồn O có phương trình u=Acos2πft, lan truyền với tốc độ v, bước sóng là λ. Biểu thức nào sau đây không phải là phương trình sóng tại điểm M ở cách O đoạn x

A. uM=Acos2πft-xλ

B. uM=Acos2πft-2πxλ

C. uM=Acos2πft-xv

D. uM=Acos2πft-2πxv

Câu 4:

Đặt điện áp u = U0cos(ωut + φu) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm tụ điện nối tiếp với điện trở thì biểu thức dòng điện trong mạch là i = I0cos(ωit + φi). Chọn phương án đúng

A. ωu ≠ ωi

B. φu – φi = –π/2

C. φu – φi = π/2

D. 0 < φi – φu < π/2

Câu 5:

Một hành khách đi về phía cửa vào nhà ga Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài thì thấy hai tấm cửa kính đang khép lại. Nhưng khi anh ta lại gần thì lạ thay (!), hai tấm cửa kính tự động tách xa nhau, khi anh ta đi vào trong nhà ga thì hai tấm cửa kính lại khép lại như cũ. Thiết bị đóng mở cửa nhà ga ở đây đang hoạt động dựa trên hiện tượng

A. quang điện trong

B. truyền nhiệt

C. bức xạ nhiệt electron

D. quang phát quang

Câu 6:

Trên đỉnh núi Hàm Rồng (Thanh Hóa) nhìn về phía Bắc thấy một cột tiếp sóng điện thoại, sóng do cột này truyền đến vị trí người đứng ở Hàm Rồng theo phương ngang. Biết tại thời điểm t máy đo của người này ghi được vectơ điện trườngEcó độ lớn 2V/m và đang hướng thẳng đứng lên trên. Hỏi độ lớn và phương chiều của vectơ cảm ứng từ ở thời điểm này. Biết giá trị cực đại của B, E lần lượt là B0 = 3mT, E0 = 4V/m

A. Cảm ứng từ có độ lớn 2mT hướng về phía Đông

B. Cảm ứng từ có độ lớn 2mT hướng về phía Tây

C. Cảm ứng từ có độ lớn 1,5mT hướng về phía Tây

D. Cảm ứng từ có độ lớn 1,5mT hướng về phía Đông

Câu 7:

Nhờ nghiên cứu quang phổ của ánh sáng Mặt Trời mà người ta tìm được khí hêli trong khí quyển của Mặt Trời trước khi tìm được nguyên tố hêli trên Trái Đất. Quang phổ của ánh sáng Mặt Trời mà ta thu được trên Trái Đất là loại quang phổ nào?

A. Quang phổ vạch phát xạ

B. Quang phổ liên tục

C. Quang phổ vạch hấp thụ của khí quyển mặt trời

D. Quang phổ vạch hấp thụ của khí quyển trái đất

Câu 8:

Trong giờ giải lao của buổi thực hành hóa học tại trường THPT Anhxtanh, một nam học sinh giải trí bằng cách chiếu một chùm tia tử ngoại vào một ống nghiệm đựng dung dịch fluorexêin thì thấy dung dịch này phát ra ánh sáng màu lục. Hiện tượng mà bạn học sinh quan sát được ở đây là hiện tượng

A. phản xạ ánh sáng

B. hóa - phát quang

C. tán sắc ánh sáng

D. quang - phát quang

Câu 9:

Biết số Avôgađrô NA = 6,02.1023 hạt/mol và khối lượng của hạt nhân bằng số khối của nó. Số prôtôn (prôton) có trong 0,27 gam A1327l  là

A. 6,826.1022

B. 8,826.1022

C. 9,826.1022

D. 7,826.1022

Câu 10:

Phản ứng hạt nhân nào sau đây không đúng?

A. p11+B49eH24e+K36

B. H12+H12H23e+n01

C. H13+H12H24e+n01

D. N1123a+H11H24e+N1020e

Câu 11:

Lực lạ thực hiện một công là 840 mJ khi dịch chuyển một lượng điện tích 7.10–2 C giữa hai cực bên trong một nguồn điện. Tính suất điện động của nguồn điện này

A. 9 V

B. 12 V

C. 6 V

D. 3 V

Câu 12:

Đường sức của điện trường tạo ra bởi một điện tích điểm âm có thể được biểu diễn bằng hình vẽ

A. 

B. 

C. 

D. 

Câu 13:

“Nguyên lý ‘cân’ phi hành gia”. Trong mọi hệ quy chiếu chu kì dao động của một con lắc lò xo đều không thay đổi. Ngoài không gian vũ trụ nơi không có trọng lượng để theo dõi sức khỏe của phi hành gia bằng cách đo khối lượng M của phi hành gia, người ta làm như sau: Cho phi hành gia ngồi cố định vào chiếc ghế có khối lượng m được gắn vào lò xo có độ cứng k thì thấy ghế dao động với chu kì T. Hãy tìm biểu thức xác định khối lượng M của phi hành gia:

A. M =kT24π2-m

B. M =kT24π2+m

C. M =kT22π2-m

D. M = kT2π-m

Câu 14:

Một sóng cơ lan truyền trong một môi trường với tốc độ 1 m/s và tần số 10 Hz, biên độ sóng không đổi là 5 cm. Khi phần tử vật chất nhất định của môi trường đi được quãng đường 10 cm thì sóng truyền thêm được quãng đường

A. 4 cm

B. 10 cm

C. 8 cm

D. 5 cm

Câu 15:

Đặt hiệu điện thế u =1252sin100πt (V) lên hai đầu một đoạn mạch gồm điện trở thuần R = 30Ω, cuộn dây thuần cảm (cảm thuần) có độ tự cảm L = 0,4/π H và ampe kế nhiệt mắc nối tiếp. Biết ampe kế có điện trở không đáng kể. Số chỉ của ampe kế là

A. 1,8 A

B. 2,5 A

C. 2,0 A

D. 3,5 A

Câu 16:

Thí nghiệm Iâng (Y–âng) về giao thoa ánh sáng  được ứng dụng nhiều trong việc xác định bước sóng các ánh sáng đơn sắc. Khi làm thí nghiệm một học sinh rất dễ dàng xác định được khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1,2 mm và khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe hẹp đến màn quan sát là 0,9 m. Sau đó quan sát được hệ vân giao thoa trên màn với khoảng cách giữa 9 vân sáng liên tiếp là 3,6 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là

A. 0,45.10–6 m

B. 0,60.10–6 m

C. 0,50.10–6 m

D. 0,55.10–6 m

 

Câu 17:

Giới hạn quang điện của Nhôm và của Natri lần lượt là 0,36 µm và 0,50 µm. Biết 1eV=1,6.10-19J,h=6,625.10-34J.s và c=3.108(m/s). Công thoát của electron khỏi Nhôm lớn hơn công thoát của electron khỏi Natri một lượng là

A. 0,140 eV

B. 0,322 eV

C. 0,966 eV

D. 1,546 eV

Câu 18:

Cho hạt nhân XZ1A1 và hạt nhân YZ2A2 có độ hụt khối lần lượt là Δm1 và Δm2. Biết hạt nhân XZ1A1 bền vững hơn hạt nhân YZ2A2. Hệ thức đúng là

A. Δm1A1<Δm2A2

B. Δm1A1>Δm2A2

C. A1 > A2

D. Dm1 > Dm2

Câu 19:

Một khung dây dẫn hình chữ nhật không bị biến dạng được đặt trong một từ trường đều ở vị trí (1) mặt phẳng khung dây song song với các đường sức từ. Sau đó, cho khung dây quay 900 đến vị trí (2) vuông góc với các đường sức từ. Khi quay từ vị trí (1) đến vị trí (2)

A. không có dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây

B. có dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây theo chiều ADCB

C. có dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây theo chiều ABCD

D. có dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây lúc đầu theo chiều ABCD sau đó đổi chiều ngược lại

Câu 20:

Chiết suất tỉ đối của kim cương đối với nước là 1,814; chiết suất tuyệt đối của nước đối với ánh sáng màu lục là 1,335. Tốc độ của ánh sáng màu lục trong kim cương là:

A. v = 2,5472.108  m/s        

B. v = 2,7647.108 m/s

C. v = 1,8573.108 m/s

D. v = 1,2388.108 m/s

Câu 21:

Theo thông tư số 10/2009/TT-BGTVT của Bộ GTVT, nếu âm lượng của còi xe ô tô tại điểm cách đầu xe 2 m mà nhỏ hơn 90 dB hoặc âm lượng lớn hơn 115 dB là không đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Lấy cường độ âm chuẩn Io = 10-12W/m2 Vậy đạt tiêu chuẩn này thì công suất âm P của còi xe (xem là nguồn điểm, đặt trước xe) phải thỏa mãn

A. 9W ≤ P ≤11,5W.

B. 0,05W ≤  P ≤ 15,9W.

C. 0,05W ≤  P ≤ 18W

D. P = 1W

Câu 22:

Trong mạch dao động LC lý tưởng, cuộn cảm thuần có độ tự cảm 5 mH, cảm ứng từ tại điểm M trong lòng cuộn cảm biến thiên theo thời gian theo phương trình B = B0cos5000t (T) (với t đo bằng giây). Điện dung của tụ điện là

A. 8 mF

B. 2 mF

C. 2 μF

D. 8 μF

Câu 23:

Trong ống Cu-lit-giơ, nếu bỏ qua tốc độ đầu cực đại của electron phát ra từ catot thì sai số của phép tính tốc độ cực đại của electron đến anot là 2%. Khi đó sai số của phép tính bước sóng ngắn nhất của tia X do ống phát ra là bao nhiêu ?

A. 4%

B. 3%

C. 2%

D. 1%

Câu 24:

Xét nguyên tử Hidro theo mẫu nguyên tử Bo, giả sử nguyên tử H gồm 6 trạng thái dừng, trong các trang thái dừng electron chuyển động tròn đều xung quanh hạt nhân. Gọi r0 là bán kính Bo. Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có bán kính quỹ đạo rm sang trạng thái dừng có bán kính rn thì lực tương tác tĩnh điện giữa electron và hạt nhân giảm đi 16 lần. Giá trị rn - rm lớn nhất bằng

A. 12 r0

B. 3 r0

C. 16 r0

D. 27r0

Câu 25:

Ba điện tích điểm q1, q2 = -12,5.10-8C, q3 đặt lần lượt tại A, B, C của hình chữ nhật ABCD cạnh AD = a = 3cm, AB = b = 4cm. Điện trường tổng hợp tại đỉnh D bằng không. Tính q1 và q3

A. q1 = 2,7.10-8 C; q3 = 6,4.10-8 C

B. q1 = - 2,7.10-8 C; q3 = - 6,4.10-8 C

C. q1 = 5,7.10-8 C; q3 = 3,4.10-8 C

D. q1 = - 5,7.10-8 C; q3 = - 3,4.10-8 C

Câu 26:

Một mạch điện kín gồm một bộ pin có suất điện động E(V) và điện trở trong 4Ω mắc nối tiếp với quang điện trở và một điện kế G. Khi không bị chiếu sáng điện kế chỉ 1,2μA, khi bị chiếu sáng điện kế chỉ 0,5A. Biết điện trở của quang điện trở trong hai trường hợp là R1 (trước khi chiếu sáng), R2 và chúng hơn kém nhau R = 9999976Ω. Tìm R1 và R2

A. R1 = 9999996 Ω, R2 = 20 Ω

B. R1 = 9999997 Ω, R2 = 21 Ω

C. R2 = 9999997 Ω, R1 = 21 Ω

D. R2 = 9999996 Ω, R1 = 20 Ω

Câu 27:

Hai điểm A và B nằm trên trục chính và ở cùng bên quang tâm O của một thấu kính. Vật sáng đặt ở A cho ảnh cùng chiều và cao bằng ½ vật. Nếu vật đặt ở B thì cho ảnh cùng chiều và cao bằng ¼ vật. Hỏi vật đặt tại trung điểm I của đoạn AB thì sẽ cho ảnh có số phóng đại là bao nhiêu?

A. k = - 1/3

B. k = -3

C. k = 3

D. k = 1/3

Câu 28:

Một dây dẫn rất dài được căng thẳng trừ một đoạn ở giữa dây uốn thành một vòng tròn bán kính 1,5cm. Cho dòng điện 3A chạy trong dây dẫn. Xác định cảm ứng từ tại tâm của vòng tròn nếu vòng tròn và phần dây thẳng cùng nằm trong một mặt phẳng, chỗ bắt chéo hai đoạn dây không nối với nhau

A. B=17,7.10-5T

B. B=16,6.10-5T

C. B=18,8.10-5T

D. B=19,9.10-5T

Câu 29:

Trên mặt phẳng nằm ngang nhẵn có hai con lắc lò xo. Các lò xo có cùng độ cứng k = 50 N/m. Các vật nhỏ A và B có khối lượng lần lượt là m và 4m. Ban đầu, A và B được giữ ở hai vị trí sao cho hai lò xo đều bị giãn 8 cm. Đồng thời thả nhẹ để hai vật dao động điều hòa trên hai đường thẳng vuông góc với nhau đi qua giá I cố định (hình vẽ). Trong quá trình dao động, lực đàn hồi tác dụng lên giá I có độ lớn nhỏ nhất là:

A. 1,0 N

B. 2,6 N

C. 1,8 N

D. 2,0 N

Câu 30:

Một hệ gồm hai vật có khối lượng m1 = m2 = 200 g dính với nhau bằng một lớp keo mỏng. Một lò xo nhẹ có độ cúng 100N/s, chiều dài tự nhiên 50cm được bố trí như hình vẽ,. Lấy  g = 10m/s2 =π2 (m/s2). Từ vị trí cân bằng nâng hệ vật thẳng đứng đến khi lò xo có chiều dài 48cm thì thả nhẹ. Biết hai vật rời nhau khi lực căng giữa chúng đạt 3,5N. Khi vật m2 rời vật m thì biên độ dao động của m1­­ gần với giá trị nào nhất ?

A. 5cm

B. 4cm

C. 6cm

D. 8cm

Câu 31:

Một vật có khối lượng không đổi thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa có phương trình lần lượt là x1 = 10cos(2πt + φ) cm; x2 = A2cos(2πt − π/2) cm thì dao động tổng hợp là x = Acos(2πt − π/3) cm. Khi biên độ dao động của vật bằng nửa giá trị cực đại thì biên độ dao động A2 có giá trị là

A. 103cm

B. 20 cm

C. 203cm

D. 103cm

Câu 32:

Hai nguồn sóng kết hợp A, B trên mặt thoáng chất lỏng dao động theo phương trình uA=uB=4cos(10πt) mm.Coi biên độ sóng không đổi, tốc độ sóng v = 15cm/s. Hai điểm M1 và M2 cùng nằm trên một elip nhận A, B làm tiêu điểm có AM1-BM1=1 cmAM2-BM2=3,5 cm. Tại thời điểm li độ của M1 là 3 mm thì li độ của M2 tại thời điểm đó là

A. 3 mm

B. -3 mm

C. -33mm

D. -3mm

Câu 33:

Một sợi dây đàn hồi có chiều dài L, một đầu cố định đầu còn lại gắn với cần rung có tần số dao động 10Hz thì trên dây có sóng dừng. Trong các phần tử trên dây mà tại đó sóng tới và sóng phản xạ hình sin lệch pha nhau ±2π3+k2π kZthì hai phần tử dao động cùng pha cách nhau một khoản ngắn nhất là 3cm. Tốc độ truyền sóng trên dây bằng

A. 1,6m/s

B. 1,0m/s

C. 0,9m/s

D. 0,8m/s

Câu 34:

Mạch điện AB gồm đoạn AM và đoạn MB mắc nối tiếp. Điện áp của hai đầu mạch ổn định u=2202cos100πtV.Điện áp ở hai đầu đoạn AB sớm pha hơn cường độ dòng điện một góc 30o. Đoạn MB chỉ có một tụ điện có điện dung C thay đổi được. Chỉnh C để tổng điện áp hiệu dụng UAM+UMB có giá trị lớn nhất. Khi đó điện áp hiệu dụng ở hai đầu tụ điện là

A. 440 V

B. 2202V

C. 220 V

B. 2203V

Câu 35:

Đặt điện áp xoay chiều AB gồm: đoạn mạch AM chứa điện trở thuần R = 90 Ω và tụ điện C = 35,4 μF, đoạn mạch MB gồm hộp X chứa 2 trong 3 phần tử mắc nối tiếp (điện trở thuần R0; cuộn cảm thuần có độ tự cảm L0, tụ điện có điện dung C0). Khi đặt vào hai đầu AB một điện thế xoay chiều có tần số 50 Hz thì ta được đồ thị sự phụ thuộc của uAM và uMB thời gian như hình vẽ (chú ý 903≈156). Giá trị của các phần tử chứa trong hộp X là

A. R0 = 60 Ω, L0 = 165 mH

B. R0 = 30 Ω, L0 = 95,5 mH

C. R0 = 30 Ω, C0 = 106 μF

D. R0 = 60 Ω, C0 = 61,3 μF

Câu 36:

Người ta truyền tải điện năng đến một nới tiêu thụ bằng đường dây 1 pha có điện trở R. Nếu điện áp hiệu dụng đưa lên 2 đầu đường dây là U thì hiệu suất truyền tải điện năng là 80%. Khi tăng điện áp lên 4U mà công suất tiêu thụ vẫn không thay đổi thì hiệu suất truyền tải bằng bao nhiêu, coi hệ số công suất toàn mạch điện là không đổi trong suốt quá trình thay đổi điện áp và hao tổn trên đường dây không vượt quá 10%

A. 90%

B. 95%

C. 99%

D. 94%

Câu 37:

Nối hai cực của máy phát điện xoay chiều một pha vào hai đầu một cuộn dây không thuần cảm có điện trở  và độ tự cảm L. Biết rôto của máy phát có một cặp cực, stato của mát phát có 20 vòng dây và điện trở thuần của cuộn dây là không đáng kể. Cường độ dòng điện trong mạch được đo bằng đồng hồ đo điện đa năng hiện số. Kết quả thực nghiệm thu được như đồ thị trên hình vẽ. Giá trị của L là

A. 0,25 H

B. 0,30 H

C. 0,20 H

D. 0,35 H

Câu 38:

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng tương ứng là λ1, λ2, với λ2 =1,625λ1. Hai điểm M, N gần nhau nhất trên miền giao thoa đều có cùng đặc điểm là tại các điểm này, vân sáng của bức xạ λ2 trùng với vân tối của bức xạ λ1.Trong khoảng giữa hai điểm M, N, số vân sáng đơn sắc của bức xạ λ2 là:

A. 6

B. 7

C. 8

D. 9

Câu 39:

Lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta ghi dấu ấn với ba trận thủy chiến Bạch Đằng, một do Ngô Quyền, một do Lê Đại Hành và một do Trần Hưng Đạo chỉ huy. Đầu năm 2018, khi đem mẫu gỗ của một cây cọc lấy được dưới sông Bạch Đằng đi phân tích thì thấy tỉ lệ giữa C14 và C12 trong mẫu gỗ đó chỉ bằng 87,75% tỉ lệ giữa C14 và C12 trong khí quyển. Biết chu kì bán rã của C14 là 5730 năm. Kết quả phân tích cho thấy, cây cọc gỗ đó đã được sử dụng trong trận Bạch Đằng

A. do Trần Hưng Đạo chỉ huy năm 1288

B. do Ngô Quyền chỉ huy năm 938

C. do Lê Đại Hành chỉ huy năm 1288

D. do Trần Hưng Đạo chỉ huy năm 938

Câu 40:

Tàu ngầm HQ – 182 Hà Nội có công suất của động cơ là 4400 kW chạy bằng điêzen – điện. Nếu động cơ trên dùng năng lượng phân hạch của hạt nhân U235 với hiệu suất 20% và trung bình mỗi hạt 235U phân hạch tỏa ra năng lượng 200 MeV. Lấy Na = 6,023.1023. Coi trị số khối lượng nguyên tử tính theo u bằng số khối của nó. Thời gian tiêu thụ hết 0,5 kg U235 là

A. 18,6 ngày

B. 31,5 ngày

C. 20,1 ngày

D. 21,6 ngày