100 câu trắc nghiệm Lượng tử ánh sáng cơ bản (P2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Chiếu một chùm ánh sáng đơn sắc có bước sóng 400nm vào catôt của một tế bào quang điện, được làm bằng Na. Giới hạn quang điện của Na là 0,50µm. Vận tốc ban đầu cực đại của electron quang điện là

A. 3.28.105m/s

B. 4,67.105m/s

C. 5,45.105m/s

D. 6,33.105m/s

Câu 2:

Chiếu vào catốt của một tế bào quang điện một chùm bức xạ đơn sắc có bước sóng 0,330µm. Để triệt tiêu dòng quang điện cần một hiệu điện thế hãm có giá trị tuyệt đối là 1,38V. Công thoát của kim loại dùng làm catôt là

A. 1,16eV.

B. 1,94eV.

C. 2,38eV.

D. 2,72eV.

Câu 3:

Chiếu vào catốt của một tế bào quang điện một chùm bức xạ đơn sắc có bước sóng 0,330µm. Để triệt tiêu dòng quang điện cần một hiệu điện thế hãm có giá trị tuyệt đối là 1,38V. Giới hạn quang điện của kim loại dùng làm catôt là

A. 0,521µm.

B. 0,442µm.

C. 0,440µm.

D. 0,385µm.

Câu 4:

Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc có bước sóng 0,276µm vào catôt của một tế bào quang điện thì hiệu điện hãm có giá trị tuyệt đối bằng 2V. Công thoát của kim loại dùng làm catôt là

A. 2,5eV.

B. 2,0eV.

C. 1,5eV.

D. 0,5eV

Câu 5:

Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc có bước sóng 0,5µm vào catôt của một tế bào quang điện có giới hạn quang điện là 0,66µm. Vận tốc ban đầu cực đại của electron quang điện là

A. 2,5.105m/s.

B. 3,7.105m/s.

C. 4,6.105m/s.

D. 5,2.105m/s.

Câu 6:

Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc có bước sóng 0,5µm vào catôt của một tế bào quang điện có giới hạn quang điện là 0,66µm. Hiệu điện thế cần đặt giữa anôt và catôt để triệt tiêu dòng quang điện là

A. 0,2V.

B. -0,2V.

C. 0,6V.

D. -0,6V

Câu 7:

Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc có bước sóng 0,20µm vào một quả cầu bằng đồng, đặt cô lập về điện. Giới hạn quang điện của đồng là 0,30µm. Điện thế cực đại mà quả cầu đạt được so với đất là

A. 1,34V.

B. 2,07V.

C. 3,12V.

D. 4,26V.

Câu 8:

Giới hạn quang điện của kim loại dùng làm catôt là λ0 = 0,30µm. Công thoát của kim loại dùng làm catôt là

A. 1,16eV.

B. 2,21eV.

C. 4,14eV.

D. 6,62eV.

Câu 9:

Chiếu một chùm bức xạ có bước sóng λ = 0,18µm vào catôt của một tế bào quang điện. Giới hạn quang điện của kim loại dùng làm catôt là λ0 = 0,30µm. Vận tốc ban đầu cực đại của electron quang điện là

A. 9,85.105m/s.

B. 8,36.106m/s.

C. 7,56.105m/s.

D. 6,54.106m/s.

Câu 10:

Chiếu một chùm bức xạ có bước sóng λ = 0,18µm vào catôt của một tế bào quang điện. Giới hạn quang điện của kim loại dùng làm catôt là λ0 = 0,30µm. Hiệu điện thế hãm để triệt tiêu dòng quang điện là

A. Uh = - 1,85V.

B. Uh = - 2,76V.

C. Uh= - 3,20V.

D. Uh = - 4,25V.

Câu 11:

Kim loại dùng làm catôt của một tế bào quang điện có công thoát là 2,2eV. Chiếu vào catôt bức xạ điện từ có bước sóng λ. Để triệt tiêu dòng quang điện cần đặt có một hiệu điện thế hãm Uh = UKA = 0,4V. Giới hạn quang điện của kim loại dùng làm catôt là

A. 0,4342.10-6m.

B. 0,4824.10-6m.

C. 0,5236.10-6m.

D. 0,5646.10-6m.

Câu 12:

Kim loại dùng làm catôt của một tế bào quang điện có công thoát là 2,2eV. Chiếu vào catôt bức xạ điện từ có bước sóng λ. Để triệt tiêu dòng quang điện cần đặt có một hiệu điện thế hãm Uh = UKA = 0,4V. Vận tốc ban đầu cực đại của electron quang điện là

A. 3,75.105m/s.

B. 4,15.105m/s.

C. 3,75.106m/s.

D. 4,15.106m/s

Câu 13:

Kim loại dùng làm catôt của một tế bào quang điện có công thoát là 2,2eV. Chiếu vào catôt bức xạ điện từ có bước sóng λ. Để triệt tiêu dòng quang điện cần đặt có một hiệu điện thế hãm Uh = UKA = 0,4V. Tần số của bức xạ điện từ là

A. 3,75.1014Hz.

B. 4,58.1014Hz.

C. 5,83.1014Hz.

D. 6,28.1014Hz.

Câu 14:

Công thoát của kim loại Na là 2,48eV. Chiếu một chùm bức xạ có bước sóng 0,36µm vào tế bào quang điện có catôt làm bằng Na. Vận tốc ban đầu cực đại của electron quang điện là

A. 5,84.105m/s.

B. 6,24.105m/s.

C. 5,84.106m/s.

D. 6,24.106m/s.

Câu 15:

Công thoát của kim loại Na là 2,48eV. Chiếu một chùm bức xạ có bước sóng 0,36µm vào tế bào quang điện có catôt làm bằng Na thì cường độ dòng quang điện bão hòa là 3µA. Số electron bị bứt ra khỏi catôt trong mỗi giây là

A. 1,875.1013.

B. 2,544.1013.

C. 3,263.1012.

D. 4,827.1012.

Câu 16:

Công thoát của kim loại Na là 2,48eV. Chiếu một chùm bức xạ có bước sóng 0,36µm vào tế bào quang điện có catôt làm bằng Na thì cường độ dòng quang điện bão hòa là 3µA thì. Nếu hiệu suất lượng tử (tỉ số electron bật ra từ catôt và số photon đến đập vào catôt trong một đơn vị thời gian) là 50% thì công suất của chùm bức xạ chiếu vào catôt là

A. 35,5.10-5W.

B. 20,7.10-5W.

C. 35,5.10-6W.

D. 20,7.10-6W.

Câu 17:

Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng

A. một chất cách điện trở thành dẫn điện khi được chiếu sáng.

B. giảm điện trở của kim loại khi được chiếu sáng.

C. giảm điện trở của một chất bán dẫn, khi được chiếu sáng.

D. truyền dẫn ánh sáng theo các sợi quang uốn cong một cách bất kỳ.

Câu 18:

Tia laze không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Độ đơn sắc cao;

B. độ định hướng cao;

C. Cường độ lớn;

D. Công suất lớn.

Câu 19:

Nguyên tử H bị kích thích do chiếu xạ và electrôn của nguyên tử đã chuyển từ quỹ đạo K lên quỹ đạo M. Sau khi ngừng chiếu xạ nguyên tử H phát xạ thứ cấp, phổ này gồm:

A. Hai vạch của dãy Ly man

B. 1 vạch dãy Laiman và 1 vạch dãy Bamme

C. Hai vạch của dãy Ban me

D. 1 vạch dãy Banme và 2 vạch dãy Lyman

Câu 20:

Phát biểu nào sau đây là Đúng khi nói về quang phổ của nguyên tử H

A. Quang phổ của nguyên tử H là quang phổ liên tục

B. Các vạch màu trong quang phổ có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím

C. Giữa các dãy Laiman, Banme, Pasen không có ranh giới xác định

D. A, B, C đều sai

Câu 21:

Chiếu một chùm ánh sáng đơn sắc có bước sóng 400 nm vào catôt của một tế bào quang điện, được làm bằng Na. Giới hạn quang điện của Na là 0,50μm. Vận tốc ban đầu cực đại của êlectron quang điện là

A. 3,28.105m/s.

B. 4,67.105m/s.

C. 5,45.105m/s.

D. 6,33.105m/s.