100 câu trắc nghiệm Sóng ánh sáng cơ bản (P4)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Tia X được tạo ra bằng cách nào sau đây?
A. Cho một chùm electron nhanh bắn vào một kim loại khó nóng chảy có nguyên tử lượng lớn.
B. Cho một chùm electron chậm bắn vào một kim loại.
C. Chiếu tia tử ngoại vào kim loại có nguyên tử lượng lớn.
D. Chiếu tia hồng ngoại vào một kim loại.
Tính chất nào sau đây không phải là đặc điểm của tia X?
A. Huỷ tế bào.
B. Gây ra hiện tượng quang điện.
C. Làm ion hoá không khí.
D. Xuyên qua tấm chì dày hàng cm.
Để tạo ra chùm tia X, chỉ cần phóng một chùm êlectron có vận tốc lớn, cho đập vào
A. một vật rắn bất kỳ.
B. một vật rắn có nguyên tử lượng lớn.
C. một vật rắn, lỏng, khí bất kỳ.
D. một vật rắn hoặc lỏng bất kỳ.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Tính chất quan trọng nhất của tia X, phân biệt nó với các sóng điện từ khác là
A. tác dụng lên kính ảnh.
B. khả năng ion hoá chất khí.
C. Tác dụng làm phát quang nhiều chất.
D. Khả năng đâm xuyên qua vải, gỗ, giấy...
Tia X hay tia Rơnghen là sóng điện từ có bước sóng
A. ngắn hơn cả bước sóng của tia tử ngoại.
B. dài hơn tia tử ngoại.
C. không đo được vì không gây ra hiện tượng giao thoa.
D. nhỏ quá không đo được.
Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Tia X là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia tử ngoại.
B. Tia X do các vật bị nung nóng ở nhiệt độ cao phát ra.
C. Tia X có thể được phát ra từ các đèn điện.
D. Tia X có thể xuyên qua tất cả mọi vật.
Phát biểu nào dưới đây là không đúng?
A. Tia X có khả năng xuyên qua một lá nhôm mỏng.
B. Tia X có tác dụng mạnh lên kính ảnh.
C. Tia X là bức xạ có thể trông thấy được vì nó làm cho một số chất phát quang
D. Tia X là bức xạ có hại đối với sức khỏe con người.
Bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 10-9m đến 4.10-7m thuộc loại nào trong các loại sóng dưới đây?
A. Tia X.
B. ánh sáng nhìn thấy.
C. Tia hồng ngoại.
D. Tia tử ngoại.
Thân thể con người bình thường có thể phát ra được bức xạ nào dưới đây?
A. Tia X.
B. Ánh sáng nhìn thấy.
C. Tia hồng ngoại.
D. Tia tử ngoại.
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có cùng bản chất là sóng điện từ.
B. Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn tia tử ngoại.
C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều là những bức xạ không nhìn thấy.
D. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có tác dụng nhiệt
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Tia X và tia tử ngoại đều có bản chất là sóng điện từ.
B. Tia X và tia tử ngoại đều tác dụng mạnh lên kính ảnh.
C. Tia X và tia tử ngoại đều kích thích một số chất phát quang.
D. Tia X và tia tử ngoại đều bị lệch khi đi qua một điện trường mạnh.
Tính chất quan trọng nhất và được ứng dụng rộng rãi nhất của tia X là gì?
A. Khả năng đâm xuyên mạnh
B. Làm đen kính ảnh
C. Kích thích tính phát quang của một số chất
D. Hủy diệt tế bào
Ánh sáng là
A. sóng điện từ có bước sóng rất ngắn so với sóng vô tuyến điện, lan truyền trong không gian.
B. sóng điện từ có bước sóng bằng bước sóng của sóng vô tuyến điện, lan truyền trong không gian.
C. sóng điện từ có bước sóng lớn hơn bước sóng của sóng vô tuyến điện, lan truyền trong không gian.
D. sóng điện từ có bước sóng bằng bước sóng của sóng âm, lan truyền trong không gian.
Thứ tự không đúng trong thang sóng điện từ có bước sóng giảm dần là:
A. Sóng vô tuyến điện, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy.
B. Ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia X.
C. Tia tử ngoại, tia X, tia gamma.
D. Sóng vô tuyến, tia gamma, ánh sáng nhìn thấy.
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Y-âng trong không khí, hai cách nhau 3mm được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,60µm, màn quan cách hai khe 2m. Sau đó đặt toàn bộ thí nghiệm vào trong nước có chiết suất 4/3, khoảng vân quan sát trên màn là bao nhiêu?
A. i = 0,4m.
B. i = 0,3m.
C. i = 0,4mm.
D. i = 0,3mm.
Khoảng cách từ vân sáng bậc 5 đến vân sáng bậc 9 ở cùng phía với nhau so với vân sáng trung tâm là
A. 4i.
B. 5i.
C. 14i.
D. 13i.
Trong thí nghiệm giao thoa khe I-âng có khoảng vân là i. Khoảng cách từ vân sáng bậc 3 đến vân sáng bậc 7 ở cùng một bên vân trung tâm là
A. x = 3i.
B. x = 4i.
C. x = 5i.
D. x = 10i.
Trong thí nghiệm giao thoa khe I-âng có khoảng vân là i. Khoảng cách từ vân sáng bậc 4 bên này vân trung tâm đến vân sáng bậc 3 bên kia vân trung tâm là
A. 6i.
B. i.
C. 7i.
D. 12i
Khoảng cách từ vân sáng bậc 4 đến vân sáng bậc 10 ở cùng một bên vân sáng chính giữa là
A. 6,5 khoảng vân
B. 6 khoảng vân.
C. 10 khoảng vân.
D. 4 khoảng vân.
Trong thí nghiệm I-âng, vân sáng bậc nhất xuất hiện ở trên màn tại các vị trí mà hiệu đường đi của ánh sáng từ hai nguồn đến các vị trí đó bằng
A. λ/4.
B. λ/2.
C. λ.
D. 2λ.
Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe sáng là 0,2 mm, khoảng cách từ hai khe sáng đến màn ảnh là D = 1 m, khoảng vân đo được là i = 2 mm. Bước sóng của ánh sáng là
A. 0,4 μm.
B. 4 μm.
C. 0,4.10–3 μm.
D. 0,4.10–4 μm.
Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, biết a = 0,4 mm, D = 1,2 m, nguồn S phát ra bức xạ đơn sắc có λ = 600 nm. Khoảng cách giữa 2 vân sáng liên tiếp trên màn là
A. 1,6 mm.
B. 1,2 mm.
C. 1,8 mm.
D. 1,4 mm.
Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, biết a = 5 mm, D = 2 m. Khoảng cách giữa 6 vân sáng liên tiếp là 1,5 mm. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc là
A. 0,65μm.
B. 0,71 μm.
C. 0,75 μm.
D. 0,69 μm.
Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, các khe sáng được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách giữa hai khe là 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 4 m. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp đo được là 4,8 mm. Toạ độ của vân sáng bậc 3 là
A. ± 9,6 mm.
B. ± 4,8 mm.
C. ± 3,6 mm.
D. ± 2,4 mm.
Trong thí nghiệm I-âng, khoảng cách giữa hai khe là a = 0,5 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 2 m, ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,5 μm. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp trên màn là
A. 10 mm.
B. 8 mm.
C. 5 mm.
D. 4 mm.