110 Bài tập Dao động và Sóng điện từ trong đề thi thử Đại học (trường không chuyên - P2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Một sóng điện từ có tần số 30 MHz truyền trong chân không với tốc độ 3.10m/s thì có bước sóng là:

A. 16 m.

B. 9 m.

C. 10 m.

D. 6 m.

Câu 2:

Mạch dao động ở lối vào của một máy thu thanh gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 3 và tụ điện có điện dung biến thiên trong khoảng từ 10 pF đến 500 pF. Biết rằng, muốn thu được sóng điện từ thì tần số riêng của mạch dao động phải bằng tần số của sóng điện từ cần thu (để có cộng hưởng). Trong không khí, tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 m/s, máy thu này có thể thu được sóng điện từ có bước sóng trong khoảng:

A. từ 100 m đến 730 m.

B. từ 10 m đến 73 m.

C. từ 1 m đến 73 m.

D. từ 10 m đến 730 m.

Câu 3:

Sóng điện từ khi truyền từ không khí vào nước thì:

A. tốc độ truyền sóng giảm, bước sóng tăng.

B. tốc độ truyền sóng và bước sóng đều giảm.

C. tốc độ truyền sóng và bước sóng đều tăng.

D. tốc độ truyền sóng tăng, bước sóng giảm

Câu 4:

Phát biểu nào sai khi nói về sóng điện từ:

A. sóng điện từ là sự lan truyền trong không gian của điện từ trường biến thiên theo thời gian.

B. sóng điện từ dùng trong thông tin vô tuyến gọi là sóng vô tuyến.

C. trong sóng điện từ, điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kì.

D. trong sóng điện từ, điện trường và từ trường luôn dao động lệch pha nhau 0,5π.

Câu 5:

Biến điệu sóng điện từ là:

A. biến đổi sóng cơ thành sóng điện từ.

B. tách sóng điện từ âm tần ra khỏi sóng điện từ cao tần.

C. trộn sóng điện từ âm tần với sóng điện từ cao tần.

D. làm cho biên độ sóng điện từ tăng lên

Câu 6:

Một mạch dao động điện từ gồm một tụ điện có điện dung 0,125µF và một cuộn cảm có độ tự cảm 50µF . Điện trở thuần của mạch không đáng kể. Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là 3V. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là:

A. 7,52 A

B. 7,52 mA

C. 15mA

D. 0,15A

Câu 7:

Một mạch dao động LC lý tưởng, gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Trong mạch có dao động điện từ tự do. Gọi U0, I0 lần lượt là điện áp cực đại giữa hai đầu tụ điện và cường độ dòng điện cực đại trong mạch thì

Câu 8:

Trong mạch dao động LC lý tưởng đang có dao động điện từ tự do, cường độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện lệch pha nhau một góc bằng

A. 0,25π.

B. π.

C. 0,5π

D. 0.

Câu 9:

Phát biểu nào sau đây là sai? Sóng điện từ và sóng cơ

A. đều tuân theo quy luật phản xạ.

B. đều mang năng lượng.

C. đều truyền được trong chân không.

D. đều tuân theo quy luật giao thoa

Câu 10:

Trong mạch dao động lý tưởng gồm tụ điện có điện dung C và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L đang có dao động điện từ tự do. Biết hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ là U0. Khi hiệu điện thế giữa hai bản tụ là 0,5U0 thì cường độ dòng điện trong mạch có độ lớn bằng

Câu 11:

Khi mắc tụ điện có điện dung C với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L1 để làm mạch dao động thì tần số dao động riêng của mạch là 20 MHz. Khi mắc tụ C với cuộn cảm thuần L2 thì tần số dao động riêng của mạch là 30 MHz. Nếu mắ tụ C với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L3 = 4L1 + 7L2 thì tần số dao động riêng của mạch là

A. 4,5 MHz.

B. 7,5 MHz.

C. 8 MHz.

D. 6 MHz.

Câu 12:

Hai tụ điện C1 = 3C0 và C2 = 6C0 mắc nối tiếp. Nối hai đầu bộ tụ với pin có suất điện động ξ = 3 V để nạp điện có các tụ rồi ngắt ra và nối với cuộn dây thuần cảm L tạo thành mạch dao động điện từ tự do. Tại thời điểm dòng điện qua cuộn dây có độ lớn bằng một nửa giá trị dòng điện cực đại, thì người ta nối tắt hai cực của tụ C1. Điện áp cực đại trên C2 của mạch dao động sau đó

A. 6 V

B. 332 V

C. 62 V

D. 3 V

Câu 13:

Cho một mạch dao động LC lý tưởng, gọi Δt là chu kỳ biến thiên tuần hoàn của năng lượng từ trường trong cuộn cảm. Tại thời điểm t thì độ lớn điện tích trên tụ là 153.10-6 C và dòng điện trong mạch là 0,03 A. Tại thời điểm t+t2 thì dòng điện trong mạch là 0.033A Điện tích cực đại trên tụ là

A. 3.10-5 C.

B. 6.10-5 C.

C. 9.10-5 C.

D. 22.10-5 C .

Câu 14:

Một sóng vô tuyến truyền trong chân không có bước sóng 3000m. Sóng này có tần số bằng

A. 1 MHz.

B. 100 MHz.

C. 0,1 MHz.

D. 10 MHz.

Câu 15:

Trong một mạch dao động điện từ LC với L = 25 mH và C = 1,6 μF. đang có dao động điện từ. Ở thời điểm t, cường độ dòng điện trong mạch có độ lớn bằng 6,93 mA và điện tích trên tụ điện bằng 0,8 μC. Năng lượng của mạch dao động bằng

A. 0,6 mJ.

B. 800 nJ.

C. 1,2 mJ.

D. 0,8 mJ

Câu 16:

Tại một điểm trên phương truyền sóng điện từ. Hình vẽ diễn tả đúng phương và chiều của vectơ cường độ điện trường E vectơ cảm ứng từ B và vectơ vận tốc truyền sóng v là

A. Hình 1.

B. Hình 2.

C. Hình 3.

D. Hình 4.

Câu 17:

Mạch dao động điện từ LC lí tưởng đang dao động với chu kì 4π μs. Biết cường độ dòng điện cực đại là 2 mA và hiệu điện thế cực đại là 2 V. Điện dung của tụ điện bằng

A. 2 nC.

B. 0,5 nC.

C. 4 nC.

D. 2 μC.

Câu 18:

Mạch dao động điện từ lí tưởng gồm L = 1 mH và C = 1 Điện áp hiệu dụng của tụ điện là 4 V. Lúc t = 0, uC = 22 V và tụ điện đang được nạp điện. Biểu thức của điện áp trên tụ là

Câu 19:

Trong sơ đồ của một máy phát sóng vô tuyến điện, không có mạch (tầng)

A. tách sóng.

B. khuếch đại.

C. phát dao động cao tần.

D. biến điệu

Câu 20:

Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với tần số góc ω. Gọi q0 là điện tích cực đại của một bản tụ điện thì cường độ dòng điện cực đại trong mạch là

Câu 21:

Biến điệu sóng điện từ là

A. tách sóng điện từ âm tần ra khỏi sóng điện từ cao tần.

B. biến đổi sóng cơ thành sóng điện từ.

 C. làm cho biên độ của sóng điện từ tăng lên.

D. trộn sóng điện từ âm tần với sóng điện từ cao tần

Câu 22:

Một mạch dao động gồm một cuộn cảm thuần có độ tự cảm xác định và một tụ điện là tụ xoay, có điện dung thay đổi được theo quy luật hàm số bậc nhất của góc xoay α của bản linh động. Khi α = 300 , tần số dao động riêng của mạch là 6 MHz. Khi α = 1200, tần số dao động riêng của mạch là 2 MHz. Để mạch này có tần số dao động riêng bằng 4 MHz thì α gần giá trị nào sau đây nhất?

A. 190.

B. 560.

C. 640.

 D. 840.

Câu 23:

Trong chân không, tốc độ truyền sóng điện từ bằng 3.108 m/s, một máy phát sóng phát ra sóng cực ngắn có bước sóng 4 m. Sóng cực ngắn đó có tần số bằng

A. 75 kHz

B. 75 MHz

C. 120 kHz

D. 120 MHz

Câu 24:

Trong mạch LC lý tưởng đang có dao động điện từ tự do. Điện tích cực đại của tụ điện là 50 nC, cường độ dòng điện cực đại là 4π mA. Tần số dao động điện từ tự do trong mạch là

A. 40 kHz

B. 50 kHz

C. 100kHz

D. 80 kHz

Câu 25:

Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây sai?

A. Sóng điện từ chỉ truyền được trong môi trường vật chất đàn hồing

B. Sóng điện từ bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường

C. Sóng điện từ lan truyền trong chân không với tốc độ 3.10m/s

D. Sóng điện từ là sóng ngang và truyền được trong chân không

Câu 26:

Một mạch dao động LC lý tưởng đang có dao động điện từ tự do. Biết cuộn cảm có độ tự cảm 2.10‒2 H và tụ điện có điện dung 2.10‒10 C. Chu kì dao động trong mạch là

A. 2π µs

B. 4π ms

C. 4π µs

D. 2π ms

Câu 27:

Đặc điểm nào sau đây không là đặc điểm chung của sóng cơ và sóng điện từ ?

A. Cả hai sóng đều có thể giao thoa

B. Cả hai sóng mang năng lượng

C. Cả hai sóng truyền được trong chân không

D. Cả hai sóng đều bị phản xạ khi gặp vật cản

Câu 28:

Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến điện gồm một cuộn cảm thuần có độ tự cảm thay đổi được từ 0,5 µH đến 2 µH và một tụ điện có điện dung thay đổi được từ 20 pF đến 80 pF. Lấy c = 3.108 m/s, π2 = 10. Máy đo có thể thu được các sóng vô tuyến có bước sóng

A. từ 4 m đến 24 m

B. từ 6 m đến 24 m

C. từ 6 m đến 40 m

D. từ 4 m đến 40 m

Câu 29:

Một sóng điện từ có tần số 100 MHz lan truyền trong chân không. Biết c = 3.10m/s. Sóng này có bước sóng là

A. 300 m

B. 0,3 m

C. 30 m

D. 3 m

Câu 30:

Khi nói về sóng điện từ, điều nào sau đây sai

A. Sóng điện từ là sóng dọc

B. Tại một điểm có sóng điện từ truyền qua, vecto cường độ điện trường luôn vuông góc với vecto cảm ứng từ

C. Tại một điểm có sóng điện từ truyền qua, vecto cường độ điện trường luôn cùng pha với vecto cảm ứng từ

D. Sóng điện từ lan truyền được trong chân không