110 Bài tập Dao động và Sóng điện từ trong đề thi thử Đại học (trường không chuyên - P3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Một mạch dao động LC đang có dao động điện từ tự do với chu kì dao động là 10π µs. Biết điện tích cực đại trên một bản tụ là 2.10‒8 C. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là

A. 0,4 A

B. 4 mA

C. 4 µA

D. 0,8 mA

Câu 2:

Một mạch dao động điện từ gồm tụ điện có điện dung C thay đổi và cuộn dây có hệ số tự cảm L. Khi tụ điện có điện dung Cthì tần số dao động của mạch là 6 kHz. Khi tụ điện có điện dung Cthì tần số dao động của mạch là 16 kHz. Khi tụ điện có điện dung C3 = C1 + 4Cthì tần số dao động của mạch là

A. 4,8 kHz

B. 7 kHz

C. 10 kHz

D. 14 kHz

Câu 3:

Sóng điện từ có bước sóng 115 m thuộc dải sóng

A. ngắn

B. cực ngắn

C. trung

D. dài

Câu 4:

Một mạch dao động LC có điện trở thuần không đáng kể, tụ điện có điện dung 5 µF. Dao động điện từ tự do của mạch LC với hiệu điện thế cực đại ở hai đầu tụ điện bằng 6 V. Khi hiệu điện thế ở hai đầu tụ điện là 4 V thì năng lượng từ trường trong mạch bằng

A. 40.10‒6 J

B. 50.10‒6 J

C. 90.10‒6 J

D. 10.10‒6 J

Câu 5:

Mạch dao động điện từ LC gồm một cuộn dây có độ tự cảm L = 20 µH, điện trở r = 2 Ω và tụ điện có điện dung C = 2 nF. Để duy trì dao động trong mạch với hiệu điện thế cực đại giữa hai đầu tụ điện là U= 5 V, người ta dùng một pin có suất điện động e = 5 V và có điện lượng dự trữ ban đầu là q = 30 C. Biết hiệu suất sử dụng pin là H = 80%. Pin này có thể duy trì dao động của mạch trong thời gian tối đa là

A. 48000 phút

B. 300 phút

C. 800 phút

D. 12500 phút

Câu 6:

Trong nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, biến điệu sóng điện từ là

A. trộn sóng điện từ tần số âm với sóng điện từ tần số cao.

B. tách sóng điện từ tần số âm ra khỏi sóng điện từ tần số cao.

C. biến đổi sóng điện từ thành sóng cơ.

D. làm cho biên độ sóng điện từ giảm xuống

Câu 7:

Mạch dao động điện từ LC gồm một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 50 mH và tụ điện có điện dung 5 μF.Điện áp cực đại giữa hai bản tụ là 12 V. Tính độ lớn điện áp giữa hai bản tụ khi độ lớn của cường độ dòng điện là 0,055A A

A. 4 V.

B. 8 V.

C. 43V

D. 42V

Câu 8:

Một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Tần số góc của mạch dao động này là

Câu 9:

Một mạch dao động điện từ lí tưởng đang thực hiện một dao động điện từ tự do có tần số f = 60 MHz, tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Mạch đó thu được sóng điện từ có bước sóng bằng

A. 3 m.

B. 5 m.

C. 4 m

D. 6 m

Câu 10:

Sóng điện từ và sóng cơ học không có chung tính chất

A. mang năng lượng.

B. khúc xạ.

C. truyền được trong chân không.

D. phản xạ

Câu 11:

Tại Hà Nội, một máy đang phát sóng điện từ. Xét một phương truyền có phương thẳng đứng hướng lên. Vào thời điểm t, tại điểm M trên phương truyền, véc tơ cảm ứng từ đang có độ lớn cực đại và hướng về phía Bắc. Khi đó véc tơ cường độ điện trường có

A. độ lớn cực đại và hướng về phía Tây.

B. độ lớn bằng không.

C. độ lớn cực đại và hướng về phía Bắc.

D. độ lớn cực đại và hướng về phía Đông

Câu 12:

Xét hai mạch dao động điện từ lí tưởng. Chu kì dao động riêng của mạch thứ nhất là T1; của mạch thứ hai là T2=3T1. Ban đầu điện tích trên mỗi bản tụ điện có độ lớn cực đại Q0. Sau đó mỗi tụ điện phóng điện qua cuộn cảm của mạch. Khi điện tích trên mỗi bản tụ của hai mạch đều có độ lớn bằng q (0<q<Q0) thì tỉ số độ lớn cường độ dòng điện trong mạch thứ nhất và độ lớn cường độ dòng điện trong mạch thứ hai là

A. 0,25.

B. 0,5.

C. 3.

D. 2

Câu 13:

Một mạch dao động lí tưởng LC. Tần số dao động riêng của mạch là

Câu 14:

Mạch dao động LC lí tưởng đang thực hiện dao động điện từ tự do. Biểu thức cường độ dòng điện qua mạch là i = 10cos(4.105t-π4) mA. Khi cường độ dòng điện trong mạch bằng 53 mA thì điện tích trong mạch có độ lớn bằng

A. 21,65 nC.

B. 21,65 µC.

C. 12,5 nC.

D. 12,5 µC.

Câu 15:

Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện của một mạch dao động LC lí tưởng có phương trình u = 80sin(2.107t+π6) (t tính bằng s). Kể từ t = 0, thời điểm hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện bằng 0 lần thứ 2018 là

A. 1210712.10-7s

B. 1009π.10-7 s

C. 5π12.10-7 s

D. 12107π12.10-7s

Câu 16:

Trong nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, biến điệu sóng điện từ là

A. biến đổi sóng điện từ thành sóng cơ.

B. trộn sóng điện từ tần số âm với sóng điện từ tần số cao.

C. làm cho biên độ sóng điện từ giảm xuống.

D. tách sóng điện từ tần số âm ra khỏi sóng điện từ tần số cao

Câu 17:

Sóng FM tại Thanh Hóa có tần số 95 MHz, bước sóng của sóng này bằng

A. 9,3 m.

B. 3,2 m.

C. 4,8 m.

D. 0,9 m

Câu 18:

Sóng điện từ và sóng âm khi truyền từ không khí vào thủy tinh thì tần số

A. sóng điện từ giảm, còn sóng âm tăng.

B. cả hai sóng đều không đổi.

C. sóng điện từ tăng, còn sóng âm giảm.

D. cả hai sóng đều giảm

Câu 19:

Sóng điện từ và sóng cơ không có cùng tính chất nào dưới đây?

A. Mang năng lượng.

B. Tuân theo quy luật giao thoa.

C. Tuân theo quy luật phản xạ.

D. Truyền được trong chân không.

Câu 20:

Sóng vô tuyến trong chân không có bước sóng dài 0,2 m là sóng

A. cực ngắn.

B. ngắn.

C. trung.

D. dài.

Câu 21:

Trong mạch dao động LC lý tưởng đang có dao động điện từ tự do thì năng lượng

A. điện từ của mạch được bảo toàn.

B. điện trường tập trung ở cuộn cảm.

C. điện trường và năng lượng từ trường luôn không đổi.

D. từ trường tập trung ở tụ điện.

Câu 22:

Vào thời điểm ban đầu (t = 0), điện tích ở một bản tụ điện của mạch dao động LC có giá trị cực đại q = Q0 = 4.10-6C. Đến thời điểm t = T3 (T là chu kỳ dao động của mạch) thì điện tích của bản tụ này có giá trị là

A. -22.10-6C

B. 2.10-6C

C. 22.10-6C

D. -2.10-6C

Câu 23:

Mạch dao động LC lý tưởng dao động với chu kỳ riêng T = 10-4 s, hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ là U0 = 10V, cường độ dòng điện cực đại qua cuộn dây là I0 = 0,02 A. Điện dung của tụ điện bằng

A. 0,32 pF.

B. 0,32 nF.

C. 0,16 nF.

D. 32 nF.

Câu 24:

Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến điện gồm một cuộn thuần cảm có độ tự cảm L = 30 μH và một tụ điện có điện dung C = 4,8 pF. Mạch này có thể thu được sóng điện từ có bước sóng là

A. 22,6 m.

B. 226 m.

C. 2,26 m.

D. 2260 m

Câu 25:

Một mạch dao động LC lí tưởng, tụ điện có điện dung 4 μF. Biết điện dung trong tụ biến thiên theo thời gian với tần số góc 1000 rad/s. Độ tự cảm của cuộn dây là:

A. 0,25 H

B. 1 mH

C. 0,9 H

D. 0,0625 H