125 câu trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử cơ bản (P3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Chọn câu sai. Những điều kiện cần phải có để tạo nên phản ứng hạt nhân dây chuyền là gì?

A. Phải có nguồn tạo ra nơtron.

B. Sau mỗi phân hạch, số nơtron giải phóng phải lớn hơn hoặc bằng 1.

C. Nhiệt độ phải đưa lên cao.

D. Lượng nhiên liệu (urani, plutôni) phải đủ lớn.

Câu 2:

Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng hạt nhân nhân tạo đầu tiên?

A. 

B. 

C. 

D. 

Câu 3:

Phản ứng hạt nhân nào sau đây không đúng?

A.

B.

C.

D

Câu 4:

Phóng xạ là hiện tượng một hạt nhân

A. Phát ra một bức xạ điện từ

B. Tự động phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành hạt nhân khác 

C. Phát ra các tia α, β, γ

D. Phát ra các tia phóng xạ khi bị kích thích từ bên ngoài

Câu 5:

Chất phóng xạ do Beccơren phát hiện ra đầu tiên là:

A. Radi

B. Urani

C. Thôri

D. Pôlôni

Câu 6:

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng phóng xạ?

A. Phóng xạ là quá trình hạt nhân tự phát ra tia phóng xạ và biến đổi thành hạt nhân khác. 

B. Phóng xạ là trường hợp riêng của phản hạt nhân.

C. Phóng xạ tuân theo định luật phóng xạ. 

D. Phóng xạ là một quá trình tuần hoàn có chu kì T gọi là chu kì bán rã.

Câu 7:

Muốn phát ra bức xạ, chất phóng xạ thiên nhiên cần phải được kích thích bởi:

A. Ánh sáng mặt trời

B. Tia tử ngoại 

C. Tia X  

D. Tất cả đều đúng

Câu 8:

Điều nào sau đây là sai khi nói về tia β- ?

A. Hạt β- thực chất là electron.

B. Trong điện trường, tia b- bị lệch về phía bản dương của tụ và lệch nhiều hơn so với tia α.

C. Tia β- là chùm hạt electron được phóng ra từ hạt nhân nguyên tử.

D. Tia β- chỉ bị lệch trong điện trường và không bị lệch đường trong từ trường.

Câu 9:

Điều nào sau đây là đúng khi nói về tia β+?

A. Hạt β+ có cùng khối lượng với electron nhưng mang một điện tích nguyên tố dương.

B. Tia β+ có tầm bay ngắn hơn so với tia α.

C. Tia β+ có khả năng đâm xuyên mạnh, giống như tia Rơnghen.

D. A, B và C đều đúng.

Câu 10:

Chọn câu sai trong các câu sau.

A. Tia α gồm các hạt nhân của nguyên tử hêli.

B. Tia β+ gồm các hạt có cùng khối lượng với electron nhưng mang điện tích nguyên tố dương.

C. Tia β- gồm các electron nên không phải phóng ra từ hạt nhân.

D. Tia α lệch trong điện trường ít hơn tia β.

Câu 11:

Chọn câu sai. Tia α (alpha)

A. làm ion hoá chất khí.

B. bị lệch khi xuyên qua một điện trường hay từ trường.

C. làm phát quang một số chất.

D. có khả năng đâm xuyên mạnh.

Câu 12:

Chọn câu sai. Tia γ (gamma)

A. gây nguy hại cho cơ thể.

B. không bị lệch trong điện trường, từ trường.

C. có khả năng đâm xuyên rất mạnh.

D. có bước sóng lớn hơn tia Rơnghen.

Câu 13:

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sự phóng xạ?

A. Trong phóng xạ β+, hạt nhân mẹ và hạt nhân con có số khối bằng nhau, số nơtron khác nhau.

B. Trong phóng xạ α, hạt nhân con có số nơtron nhỏ hơn số nơtron của hạt nhân mẹ.

C. Trong phóng xạ β-, hạt nhân mẹ và hạt nhân con có số khối bằng nhau, số prôtôn khác nhau.

D. Trong sự phóng xạ, có sự bảo toàn điện tích nên số prôtôn được bảo toàn.

Câu 14:

Chọn câu đúng. Các cặp tia không bị lệch trong điện trường và từ trường là

A. tia α và tia β.

B. tia γ và tia β.

C. tia γ và tia Rơnghen. 

D. tia β và tia Rơnghen.

Câu 15:

Chọn câu đúng. Các tia có cùng bản chất là

A. tia γ và tia tử ngoại.

B. tia α và tia hồng ngoại.

C. tia âm cực và tia Rơnghen

D. tia α và tia âm cực.

Câu 16:

Tia phóng xạ β- không có tính chất nào sau đây ?

A. Mang điện tích âm.

B. Bị lệch về bản âm khi đi xuyên qua tụ điện.

C. Lệch đường trong từ trường.

D. Làm phát huỳnh quang một số chất.

Câu 17:

Trong phóng xạ β-, hạt nhân con

A. lùi một ô trong bảng tuần hoàn.

B. lùi 2 ô trong bảng tuần hoàn.

C. tiến hai ô trong bảng tuần hoàn.

D. tiến một ô trong bảng tuần hoàn.

Câu 18:

Trong phóng xạ β- có sự biến đổi:

A. Một n thành một p, một e- và một nơtrinô.

B. Một p thành một n, một e- và một nơtrinô.

C. Một n thành một p , một e+ và một nơtrinô.

D. Một p thành một n, một e+ và một nơtrinô.

Câu 19:

Một đồng vị phóng xạ nhân tạo mới hình thành, hạt nhân của nó có số proton bằng số notron. Hỏi đồng vị đó có thể phóng ra bức xạ nào sau đây?

A. β+.

B. β-.

C. α và β-. 

D. β- và γ.

Câu 20:

Ông bà Joliot-Curi đã dùng hạt a bắn phá nhôm A1327l phản ứng tạo ra một hạt nhân X và một nơtrôn. Hạt nhân X tự động phóng xạ và biến thành hạt nhân 30Si. Kết luận nào đây là đúng?

A. X là : Đồng vị phóng xạ tự nhiên và tia phóng xạ do nó phát ra là tia bêta cộng.

B. X là : Đồng vị phóng xạ nhân tạo và tia phóng xạ do nó phát ra là tia bêta trừ.

C. X là : Đồng vị phóng xạ nhân tạo và tia phóng xạ do nó phát ra là tia bêta cộng.

D. X là : Đồng vị phóng xạ nhân tạo và tia phóng xạ do nó phát ra là tia bêta trừ.

Câu 21:

Trong phóng xạ α thì hạt nhân con :

A. Lùi 2 ô trong bảng phân loại tuần hoàn.

B. Tiến 2 ô trong bảng phân loại tuần hoàn.

C. Lùi 1 ô trong bảng phân loại tuần hoàn

D. Tiến 1 ô trong bảng phân loại tuần hoàn.

Câu 22:

Chọn câu sai: Các tia không bị lệch trong điện trường và từ trường là:

A.Tia α và β.

B. tia gamma và β.

C.  γ và tia Rơnghen.

D. Tia β và tia Rơnghen

Câu 23:

Trong không khí, tia phóng xạ nào sau đây có tốc độ nhỏ nhất?

A. Tia γ.

B. Tia β+.

C. Tia β-.  

D. Tia α.

Câu 24:

Tia nào sau đây không phải là tia phóng xạ?

A. Tia γ.

B. Tia β+.

C. Tia α.

D. Tia X. 

Câu 25:

Trong số các phân rã α, β và γ, hạt nhân bị phân rã mất nhiều năng lượng nhất xảy ra trong phân rã nào?

A. Phân rã γ

B. Phân rã β

C. Phân rã α

D. Trong cả ba phân rã trên, hạt nhân bị phân rã đều mất một lượng năng lượng như nhau.