125 câu trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử cơ bản (P4)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Điều nào sau đây là sai khi nói về tia alpha?
A. Tia α thực chất là hạt nhân nguyên tử hêli ().
B. Khi đi qua điện trường giữa hai bản tụ điện, tia α bị lệch về phía bản âm của tụ điện.
C. Tia α phóng ra từ hạt nhân với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng.
D. Khi đi trong không khí, tia α làm ion hoá không khí và mất dần năng lượng.
Tia phóng xạ có cùng bản chất với
A. tia Rơnghen.
B. tia hồng ngoại, tia tử ngoại.
C. các tia đơn sắc có màu từ đỏ đến tím.
D. Tất cả các tia nêu ở trên.
Hãy sắp xếp theo thứ tự giảm dần về khả năng đâm xuyên của các tia , , .
A. , , .
B. , γ, .
C. γ, β, α.
D. γ, α, β.
Kí hiệu các dạng phóng xạ sau: (1) phóng xạ α , (2) phóng xạ β- , (3) phóng xạ β+,(4) phóng xạ γ. Ở dạng phóng xạ nào kể trên, hạt nhân bị phân rã chuyển từ trạng thái kích thích về trạng thái có mức năng lượng thấp hơn
A. (1)
B. (4)
C. (2) ,(3)
D. (1), (2)
phân hạch tạo thành . Hỏi quá trình này đã phải trải qua bao nhiêu lần phân rã và -?
A. 6 lần phần rã và 8 lần phân rã -
B. 8 lần phân rã và 6 lần phân rã -.
C. 32 lần phân rã và 10 lần phân rã -.
D. 10 lần phân rã và 82 lần phân rã -.
Cho phản ứng hạt nhân: MeV. Phản ứng trên là
A. phản ứng toả năng lượng.
B. phản ứng thu năng lượng.
C. phản ứng nhiệt hạch.
D. phản ứng phân hạch.
Cho phản ứng hạt nhân: Phản ứng này là
A. phản ứng phân hạch.
B. phản ứng thu năng lượng.
C. phản ứng nhiệt hạch.
D. phản ứng toả năng lượng.
Cho phản ứng hạt nhân: MeV. Phản ứng này là
A. phản ứng phân hạch
B. phản ứng thu năng lượng.
C. phản ứng nhiệt hạch.
D. phản ứng không toả, không thu năng lượng
Trong phương trình phản ứng hạt nhân ; gọi m0 = mA + mB , m = mC + mD là tổng khối lượng nghỉ của các hạt nhân tương tác và tổng khối lượng nghỉ của các hạt nhân sản phẩm. Phản ứng hạt nhân là tỏa năng lượng khi:
A. m > m0
B. m < m0
C. m = m0
D. m = 2m0
Trong phương trình phản ứng hạt nhân A + B → C + D; gọi mA , mB, mC, mD là khối lượng mỗi hạt nhân. KA, KB , KC , KD là động năng của mỗi hạt nhân. W = Δm.c2 = (mtrước – msau)c2 = [(mA + mB) – (mC + mD)].c2 là năng lượng của phản ứng. Tìm hệ thức đúng
A. W = (KC + KB) – (KA + KD)
B. W = (KC + KA ) – (KB + KD)
C. W = (KC + KD) – (KA + KB)
D. W = (KA + KB) – (KC + KD)
Trong phương trình phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng : ; gọi m0 = mA + mB , m = mC + mD là tổng khối lượng nghỉ của các hạt nhân tương tác và tổng khối lượng nghỉ của các hạt nhân sản phẩm. Wđs là tổng động năng của các hạt nhân sản phẩm. Năng lượng cần phải cung cấp cho các hạt nhân A, B dưới dạng động năng là
A.
B.
C.
D.
Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Hệ số nhân nơtrôn s là số nơtrôn trung bình còn lại sau mỗi phân hạch, gây được phân hạch tiếp theo.
B. Hệ số nhân nguồn s > 1 thì hệ thống vượt hạn, phản ứng dây chuyền không kiểm soát được, đó là trường hợp xảy ra trong các vụ nổ bom nguyên tử.
C. Hệ số nhân nguồn s = 1 thì hệ thống tới hạn, phản ứng dây chuyền kiểm soát được, đó là trường hợp xảy ra trong các nhà máy điện nguyên tử.
D. Hệ số nhân nguồn s < 1 thì hệ thống dưới hạn, phản ứng dây chuyền xảy ra chậm, ít được sử dụng.
Phản ứng phân hạch U235 dùng trong lò phản ứng hạt nhân và cả trong bom nguyên tử. Tìm sự khác biệt căn bản giữa lò phản ứng và bom nguyên tử.
A. Số nơtron được giải phóng trong mỗi phản ứng phân hạch ở bom nguyên tử nhiều hơn ở lò phản ứng.
B. Năng lượng trung bình được mỗi nguyên tử urani giải phóng ra ở bom nguyên tử nhiều hơn hơn ở lò phản ứng
C. Trong lò phản ứng số nơtron có thể gây ra phản ứng phân hạch tiếp theo được khống chế.
D. Trong lò phản ứng số nơtron cần để gây phản ứng phân hạch tiếp theo thì nhỏ hơn ở bom nguyên tử.
Tìm phát biểu đúng.
A. Phản ứng phân hạch dây chuyền chỉ xảy ra nếu tổng khối lượng của khối chất tham gia phản ứng nhỏ hơn hoặc bằng một giá trị tới hạn nào đó (m £ m0).
B. Phản ứng phân hạch dây chuyền chỉ xảy ra nếu tổng khối lượng của khối chất tham gia phản ứng lớn hơn hoặc bằng một giá trị tới hạn nào đó (m > m0).
C. Phản ứng phân hạch dây chuyền luôn xảy ra, không phụ thuộc vào khối lượng của khối chất tham gia phản ứng.
D. Khối lượng tới hạn của các nguyên tố hóa học khác nhau là như nhau.
Các thanh Cađimi trong lò phản ứng hạt nhân có tác dụng
A. Hấp thụ các nơtron tạo ra từ sự phân hạch
B. Như chất xúc tác để phản ứng xảy ra
C. Làm cho sự phân hạch nhanh hơn
D. Tạo ra các nơtron duy trì phản ứng phân hạch
Trong các lò phản ứng hạt nhân, vật liệu nào dưới đây có thể đóng vai trò “chất làm chậm” tốt nhất đối với nơtron ?
A. Kim loại nặng.
B. Cadimi.
C. Bêtông.
D. Than chì.
Nơtron nhiệt là
A. nơtron ở trong môi trường có nhiệt độ cao.
B. nơtron có năng lượng cỡ 0,01eV.
C. nơtron chuyển động với vận tốc rất lớn và tỏa nhiệt.
D. nơtron có động năng rất lớn.
Để thực hiện phản ứng tổng hợp hạt nhân, vì sao cần có điều kiện mật độ hạt nhân phải đủ lớn ?
A. Để giảm khoảng cách giữa các hạt nhân làm tăng lực hấp dẫn giữa chúng làm cho các hạt nhân kết hợp được với nhau.
B. Để làm tăng cơ hội các hạt nhân tiếp xúc và kết hợp với nhau.
C. Để giảm năng lượng liên kết hạt nhân, tạo điều kiện để các hạt nhân kết hợp với nhau
D. Để giảm khoảng cách các hạt nhân tới bán kính tác dụng.
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Nhà máy điện nguyên tử chuyển năng lượng của phản ứng hạt nhân thành năng lượng điện.
B. Phản ứng nhiệt hạch không thải ra chất phóng xạ làm ô nhiễm môi trường.
C. Trong nhà máy điện nguyên tử, phản ứng dây chuyền xảy ra ở mức tới hạn.
D. Trong lò phản ứng hạt nhân các thanh Urani phải có khối lượng nhỏ hơn khối lượng tới hạn.
Để thực hiện phản ứng tổng hợp hạt nhân, vì sao cần có điều kiện nhiệt độ cao hàng chục triệu độ ?
A. Để các electron bứt ra khỏi nguyên tử, tạo điều kiện cho các hạt nhân tiếp xúc và kết hợp với nhau
B. Để phá vỡ hạt nhân của các nguyên tử tham gia phản ứng, kết hợp tạo thành hạt nhân nguyên tử mới
C. Để các hạt nhân có động năng lớn, thắng lực đẩy Culông giữa các hạt nhân
D. Cả A và B
Đặc điểm nào sau đây là một trong các đặc điểm khác nhau giữa sự phân hạch và sự phóng xạ
A. Sự phân hạch là phản ứng hạt nhân có điều khiển còn sự phóng xạ có tính tự phát và không điều khiển được
B. Sự phân hạch là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng còn sự phòng xạ là phản ứng hạt nhân thu năng lượng
C. Sản phẩm của phản ứng hạt nhân có tính ngẫu nhiên còn sản phẩm của sự phóng xạ đã biết trước
D. Trong quá trình phân hạch động lượng được bảo toàn còn trong quá trình phóng xạ thì động lượng thay đổi
Tìm phát biểu sai:
A. Với cùng lượng chất tham gia phản ứng thì năng lượng nhiệt hạch tỏa ra ít năng lượng phân hạch.
B. Một phản ứng phân hạch thường tỏa nhiều năng lượng hơn một phản ứng nhiệt hạch.
C. Phân hạch là phản ứng phân chia hạt nhân và có tính chất dây truyền.
D. Nhiệt hạch là phản ứng kết hợp hạt nhân trong điều kiện phải có nhiệt độ cực lớn áp suất cực cao.
Phát biểu nào sau đây về hiện tượng phóng xạ là đúng?
A. Nhiệt độ càng cao thì sự phóng xạ xảy ra càng mạnh.
B. Khi được kích thích bởi các bức xạ có bước sóng cực ngắn (tia X, tia ), sự phóng xạ xảy ra càng nhanh.
C. Các tia phóng xạ (, ) đều bị lệch trong điện trường hoặc từ trường.
D. Hiện tượng phóng xạ xảy ra có mức độ nhanh hay chậm phụ còn thuộc vào các tác động lí hoá bên ngoài.
Chọn câu sai:
A. Độ phóng xạ đặc trưng cho chất phóng xạ.
B. Chu kỳ bán rã đặc trưng cho chất phóng xạ.
C. Hằng số phóng xạ đặc trưng cho chất phóng xạ.
D. Hằng số phóng xạ và chu kỳ bán rã của chất phóng xạ tỉ lệ nghịch với nhau.
Chọn phát biểu đúng.
A. Độ phóng xạ chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất phóng xạ.
B. Độ phóng xạ càng lớn nếu khối lượng chất phóng xạ càng lớn.
C. Có thể thay đổi độ phóng xạ bằng cách thay đổi các yếu tố lý, hoá của môi trường bao quanh chất phóng xạ.
D. Chỉ có chu kì bán rã ảnh hường đến độ phóng xạ.