125 câu trắc nghiệm Sóng cơ và Sóng âm cơ bản (P1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Sóng cơ

A. là dao động cơ lan truyền trong một môi trường.

B. là dao động của mọi điểm trong môi trường.

C. là một dạng chuyển động đặc biệt của môi trường.

D. là sự truyền chuyển động của các phần tử trong môi trường.

Câu 2:

Nhận xét nào sau đây là đúng

A. Khi có sóng truyền trên mặt nước thì các phần tử dao động trên mặt nước sẽ dao động cùng một trạng thái.

B. Khi có sóng truyền trên mặt nước thì các phần tử trên mặt nước sẽ dao động cùng một tần số.

C. Khi có sóng truyền trên mặt nước thì các phần tử dao động trên mặt nước sẽ dao động cùng   một biên độ.

D. Khi có sóng truyền trên mặt nước thì các phần tử dao động trên mặt nước sẽ dao động cùng một vận tốc.

Câu 3:

Trong sự truyền sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?

A. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền dao động của các phần tử vật chất.

B. Phương trình sóng là hàm tuần hoàn theo không gian và tuần hoàn theo thời gian.

C. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng dao động.

D. Quá trình truyền sóng là quá trình di chuyển các phần tử vật chất theo phương truyền sóng.

Câu 4:

Quá trình truyền sóng không làm di chuyển các phần tử vật chất theo phương truyền sóng. Để phân loại sóng ngang và sóng dọc người ta dựa vào

A. tốc độ truyền sóng và bước sóng.

B. phương truyền sóng và tần số sóng.

C. phương dao động và phương truyền sóng.

D. phương dao động và tốc độ truyền sóng.

Câu 5:

Sóng dọc là sóng có phương dao động

A. nằm ngang.

B. trùng với phương truyền sóng.

C. vuông góc với phương truyền sóng.

D. thẳng đứng.

Câu 6:

Sóng dọc là sóng cơ

A. chỉ truyền được trong chất rắn và bề mặt chất lỏng.

B. truyền được trong chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không.

C. truyền được trong chất rắn, chất lỏng và chất khí.

D. không truyền được trong chất rắn.

Câu 7:

Trong sóng cơ, sóng dọc không truyền được trong môi trường

A. chất rắn.

B. chất khí.

C. chân không.

D. chất lỏng.

Câu 8:

Sóng ngang là sóng cơ có phương dao động

A. nằm ngang.

B. trùng với phương truyền sóng.

C. vuông góc với phương truyền sóng.

D. thẳng đứng.

Câu 9:

Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Sóng dọc truyền được trong các chất rắn, lỏng, khí và chân không.

B. Sóng ngang là sóng cơ truyền theo phương nằm ngang.

C. Sóng ngang truyền được trên bề mặt chất lỏng và trong chất rắn.

D. Sóng dọc là sóng cơ truyền theo phương thẳng đứng.

Câu 10:

Chu kì sóng là

A. chu kỳ dao động của các phần tử môi trường có sóng truyền qua.

B. đại lượng nghịch đảo của tần số góc của sóng

C. tốc độ truyền năng lượng trong 1 (s).

D. thời gian sóng truyền đi được nửa bước sóng.

Câu 11:

Bước sóng là

A. quãng đường sóng truyền trong 1 (s).

B. khoảng cách giữa hai điểm có li độ bằng không.

C. khoảng cách giữa hai bụng sóng.

D. quãng đường sóng truyền đi trong một chu kỳ.

Câu 12:

Tốc độ truyền sóng là tốc độ

A. dao động của các phần tử vật chất.

B. dao động của nguồn sóng.

C. truyền năng lượng sóng.

D. truyền pha của dao động.

Câu 13:

Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Vận tốc truyền sóng là vận tốc dao động của phần tử vật chất.

B. Bước sóng là quãng đường sóng truyền được trong một một giây

C. Khi có sóng truyền qua các phần tử vật chất sẽ di chuyển theo phương truyền sóng.

D. Bước sóng là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm dao động cùng pha trên cùng một phương truyền sóng

Câu 14:

Khi nói về các đại lượng đặc trưng của sóng cơ học, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tần số của sóng là tần số dao động của các phần tử dao động.

B. Vận tốc của sóng bằng vận tốc dao động của các phần tử dao động.

C. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kỳ.

D. Chu kỳ của sóng chính bằng chu kỳ dao động của các phần tử dao động sóng.

Câu 15:

Một sóng cơ có tần số f, truyền trên dây đàn hồi với tốc độ truyền sóng v và bước sóng λ Hệ thức đúng là

Một sóng cơ có tần số f, truyền trên dây đàn hồi với tốc độ truyền sóng v và bước sóng  landaHệ thức đúng là (ảnh 2)

Một sóng cơ có tần số f, truyền trên dây đàn hồi với tốc độ truyền sóng v và bước sóng  landaHệ thức đúng là (ảnh 3)

Một sóng cơ có tần số f, truyền trên dây đàn hồi với tốc độ truyền sóng v và bước sóng  landaHệ thức đúng là (ảnh 4)

Một sóng cơ có tần số f, truyền trên dây đàn hồi với tốc độ truyền sóng v và bước sóng  landaHệ thức đúng là (ảnh 5)

 

Câu 16:

Mối liên hệ giữa bước sóng λ, vận tốc truyền sóng v, chu kì T và tần số f của một sóng cơ là

A. Mối liên hệ giữa bước sóng lambda vận tốc truyền sóng v chu kì T và tần số f của một sóng cơ là (ảnh 2).

B. Mối liên hệ giữa bước sóng lambda vận tốc truyền sóng v chu kì T và tần số f của một sóng cơ là (ảnh 3).

C. Mối liên hệ giữa bước sóng lambda vận tốc truyền sóng v chu kì T và tần số f của một sóng cơ là (ảnh 4).

D. Mối liên hệ giữa bước sóng lambda vận tốc truyền sóng v chu kì T và tần số f của một sóng cơ là (ảnh 5).

Câu 17:

Sóng cơ lan truyền trong môi trường đàn hồi với tốc độ v không đổi, khi tăng tần số sóng lên 2 lần thì bước sóng sẽ

A. tăng 2 lần.

B. tăng 1,5 lần.

C. không đổi.

D. giảm 2 lần.

Câu 18:

Một sóng cơ khi truyền trong môi trường 1 có bước sóng và vận tốc là λ1v1. Khi truyền trong môi trường 2 có bước sóng và vận tốc là λ2 và v2. Biểu thức nào sau đây là đúng?

Một sóng cơ khi truyền trong môi trường 1 có bước sóng và vận tốc là lambda 1 và v1 Khi truyền trong môi trường 2 (ảnh 2)

Một sóng cơ khi truyền trong môi trường 1 có bước sóng và vận tốc là lambda 1 và v1 Khi truyền trong môi trường 2 (ảnh 3)

Một sóng cơ khi truyền trong môi trường 1 có bước sóng và vận tốc là lambda 1 và v1 Khi truyền trong môi trường 2 (ảnh 4)

Một sóng cơ khi truyền trong môi trường 1 có bước sóng và vận tốc là lambda 1 và v1 Khi truyền trong môi trường 2 (ảnh 5)

Câu 19:

Một sóng cơ lan truyền trong môi trường A với vận tốc vA, bước sóng λA khi lan truyền trong môi trường B thì vận tốc là vB = 2vA. Bước sóng trong môi trường B là

A. Một sóng cơ lan truyền trong môi trường A với vận tốc vA bước sóng landa A khi lan truyền trong môi trường B thì (ảnh 2).

B. Một sóng cơ lan truyền trong môi trường A với vận tốc vA bước sóng landa A khi lan truyền trong môi trường B thì (ảnh 3).

C. Một sóng cơ lan truyền trong môi trường A với vận tốc vA bước sóng landa A khi lan truyền trong môi trường B thì (ảnh 4).

D. Một sóng cơ lan truyền trong môi trường A với vận tốc vA bước sóng landa A khi lan truyền trong môi trường B thì (ảnh 5).

Câu 20:

Một sóng cơ truyền trong một môi trường với tốc độ v, tần số góc Một sóng cơ truyền trong một môi trường với tốc độ v, tần số góc omega Biểu thức nào sau đây đúng? (ảnh 1). Biểu thức nào sau đây đúng?

A.Một sóng cơ truyền trong một môi trường với tốc độ v, tần số góc omega Biểu thức nào sau đây đúng? (ảnh 3)

B.Một sóng cơ truyền trong một môi trường với tốc độ v, tần số góc omega Biểu thức nào sau đây đúng? (ảnh 4)

C.Một sóng cơ truyền trong một môi trường với tốc độ v, tần số góc omega Biểu thức nào sau đây đúng? (ảnh 5)

D.Một sóng cơ truyền trong một môi trường với tốc độ v, tần số góc omega Biểu thức nào sau đây đúng? (ảnh 6)

Câu 21:

Một sóng cơ có bước sóng λ được tính bởi công thức

A.

B.

C.

D.

Câu 22:

Trong sóng cơ, khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên một phương truyền sóng và dao động cùng pha gọi là

A. chu kì sóng.

B. tần số truyền sóng.

C. bước sóng.

D. vận tốc truyền sóng.

Câu 23:

Một sóng cơ hình sin truyền trong một môi trường. Xét trên một hướng truyền sóng, khoảng cách giữa hai phần tử môi trường

A. dao động cùng pha là một phần tư bước sóng

B. gần nhau nhất dao động cùng pha là một bước sóng

C. dao động ngược pha là một phần tư bước sóng

D. gần nhau nhất dao động ngược pha là một bước sóng

Câu 24:

Sóng cơ có tần số 50 Hz truyền trong môi trường với vận tốc 160 m/s. Ở cùng một thời điểm, hai điểm gần nhau nhất trên một phương truyền sóng có dao động cùng pha với nhau, cách nhau

A. 3,2m

B. 2,4m

C. 1,6m

D. 0,8m.

Câu 25:

Một sóng có chu kì 0,125s thì tần số của sóng này là:

A. 8Hz.

B. 4Hz.

C. 16Hz.

D. 10Hz.