125 câu trắc nghiệm Sóng cơ và Sóng âm cơ bản (P4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Một dây đàn hồi có chiều dài L, một đầu cố định, một đầu tự do. Sóng dừng trên dây có bước sóng dài nhất là

A. λmax = ℓ/2.

B. λmax = ℓ.

C. λmax = 2ℓ.

D. λmax = 4ℓ.

Câu 2:

Trên một sợi dây có chiều dài ℓ, hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Trên dây có một bụng sóng. Biết tốc độ truyền sóng trên dây là v không đổi. Tần số của sóng là

A. 

B.

C. 

D.

Câu 3:

Quan sát trên một sợi dây thấy sóng dừng với biên độ của bụng sóng a. Tại đim trên sợi dây cách bụng sóng một phần tư bưc sóng có biên độ dao động bằng:

A.a/2

B.0

C.a/4

D.a

Câu 4:

Một sợi dây chiều dài l căng ngang, hai đầu cố định. Trên dây đang có sóng dừng với n bụng sóng, tốc độ truyền sóng trên dây là v. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là   

A. 

B.

C.

D.

Câu 5:

Trên một sợi dây đàn hồi dài 1m, hai đầu cố định, có sóng dừng với 2 bụng sóng. Bước sóng của sóng truyền trên đây là

A. 1m.

B. 0,5m.

C. 2m.

D. 0,25m.

Câu 6:

Hai sóng dao động cùng pha khi độ lệch pha của hai sóng ∆φ bằng

A. ∆φ = 2kπ.

B. ∆φ = (2k + 1)π.

C. ∆φ = ( k + 1/2)π.

D. ∆φ = (2k –1)π.

Câu 7:

Trong sự truyền sóng cơ, hai điểm M và N nằm trên một phương truyền sóng dao động lệch pha nhau một góc là (2k+1)π. Khoảng cách giữa hai điểm đó với k = 0, 1, 2... là

A. d = (2k + 1)λ/4.

B. d = (2k + 1)λ.

C. d = (2k + 1)λ/2.

D. d = kλ.

Câu 8:

Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây mà hai đầu được giữ cố định , bước sóng bằng:

A. độ dài của dây

B. một nửa độ dài của dây.

C. khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp .

D. hai lần khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp.

 

Câu 9:

Để tạo một hệ sóng dừng giữa hai đầu dây cố định thì chiều dài của dây phải bằng

A.  một số lẻ lần bước sóng.  

B.  một số nguyên lần nửa bước sóng.

C.  một số lẻ lần nửa nửa bước sóng.

D.  một số nguyên lần bước sóng.

Câu 10:

Một sợi dây đàn hồi có một đầu cố định, một đầu tự do. Sóng dừng xảy ra trên dây đàn hồi khi

A.  chiều dài của dây bằng số nguyên lần nửa bước sóng.

B.  chiều dài của dây bằng số nguyên lần bước sóng.

C.  chiều dài của dây bằng một phần tư bước sóng.

D.  chiều dài của dây bằng một số nguyên lẻ lần một phần tư bước sóng.

Câu 11:

Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách từ vị trí cân bằng một bụng sóng đến nút gần nó nhất bằng

A.  một nửa bước sóng.

B.  một số nguyên lần bước sóng.

C.  một bước sóng.

D.  một phần tư bước sóng.

Câu 12:

Ứng dụng của hiện tượng sóng dừng để

A.  xác định tốc độ truyền sóng.

B.  xác định chu kì sóng.

C.  xác định năng lượng sóng.

D.  xác định tần số sóng.

Câu 13:

Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp bằng

A. hai lần bước sóng.

B. một bước sóng.

C. một nửa bước sóng.

D. một phần tư bước sóng.

Câu 14:

Quan sát thấy giữa A và B còn có một bụng sóng khác. Khoảng cách A và B bằng bao nhiêu lần bước sóng.

A. Ba phần tư.

B. Năm phần tư.

C. Một phần tư.

D. Nửa bước sóng.

Câu 15:

Khi có sóng dừng trên một sợi dây, khoảng cách giữa 2 nút liên tiếp bằng

A. một phần ba bước sóng.

B. một phần tư bước sóng.

C. nửa bước sóng.

D. một bước sóng.

Câu 16:

Sóng âm được chia thành

A. hạ âm, siêu âm

B. hạ âm, âm nghe được, siêu âm

C. siêu âm, âm thanh

D. hạ âm, âm thanh

Câu 17:

Tốc độ truyền sóng cơ phụ thuộc

A. môi trường truyền sóng.

B. bước sóng λ.

C. tần số dao động.

D. năng lượng sóng.

Câu 18:

Xét sự truyền âm trong các chất liệu: nhôm, gỗ, nước, không khí. Chất liệu truyền âm kém nhất là

A. nhôm.

B. không khí.

C. gỗ.

D. nước.

Câu 19:

Khi sóng âm truyền từ không khí vào nước thì

A. bước sóng tăng, tần số không đổi.

B. bước sóng giảm, tần số không đổi.

C. bước sóng và tần số đều tăng.

D. bước sóng và tần số đều giảm.

Câu 20:

Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây sai?

A. Sóng âm không truyền được trong chân không.

B. Sóng âm có tần số lớn hơn 20000 Hz gọi là siêu âm.

C. Sóng siêu âm truyền được trong chân không.

D. Sóng âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz gọi là hạ âm.

Câu 21:

Hạ âm là âm.

A. truyền được trong chân không.

B. có tần số nhỏ.

C. có tần số nhỏ hơn 16 Hz.

D. có tần số lớn hơn 20000 Hz.

Câu 22:

Tai người có thể nghe được sóng âm có tần số nằm trong khoảng nào dưới đây?

A. Từ 15 Hz đến 16000 Hz.

B. Từ 16 Hz đến 20000 Hz.

C. Từ 10 Hz đến 20000 Hz.

D. Từ 16 Hz đến 22000 Hz.

Câu 23:

Khi nói về siêu âm, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Siêu âm có thể truyền được trong chân không.

B. Siêu âm không thể truyền được trong chất rắn.

C. Siêu âm không phản xạ khi gặp vật cản.

D. Siêu âm có tần số lớn hơn 20000Hz.

Câu 24:

Sóng âm không truyền được trong môi trường nào sau đây?

A. chân không.

B. chất rắn.

C. chất khí.

D. chất lỏng.

Câu 25:

Loài động vật nào sau đây “nghe” được hạ âm?

A. Voi, chim bồ câu

B. Voi, cá heo

C. Dơi, chó, cá heo

D. Chim bồ câu, dơi