125 câu trắc nghiệm Sóng cơ và Sóng âm cơ bản (P5)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Loài động vật nào sau đây “nghe” được siêu âm?
A. Voi, chim bồ câu
B. Voi, cá heo
C. Dơi, chó, cá heo
D. Chim bồ câu, dơi
Người ta sử dụng chất liệu nào sau đây dùng làm chất cách âm?
A. Nhôm, len
B. Nhựa, bông
C. Bông, len
D. Nhôm, nhựa
Tại một điểm, đại lượng đo bằng lượng năng lượng mà sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian là
A. độ to của âm.
B. độ cao của âm.
C. mức cường độ âm.
D. cường độ âm.
Cường độ âm được đo bằng đơn vị
A. niutơn trên mét.
B. oát trên mét vuông.
C. oát.
D. niutơn trên mét vuông.
Tại một vị trí trong môi trường truyền âm, một sóng âm có cường độ âm I. Biết cường độ âm chuẩn là I0. Mức cường độ âm L của sóng âm này tại vị trí đó được tính bằng công thức
A.
B. .
C.
D.
Đơn vị thường dùng để đo mức cường độ âm là
A. W/m
B. Đề xi ben (dB)
C. J/s
D. W/m2
Âm do hai nhạc cụ khác nhau phát ra luôn khác nhau về
A. âm sắc.
B. độ to.
C. độ cao.
D. cả độ cao, độ to lẫn âm sắc.
Âm sắc là đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với
A. độ cao.
B. cả độ cao và độ to.
C. đồ thị dao động âm.
D. độ to.
Hai âm cùng độ cao là hai âm có cùng
A. cường độ âm.
B. mức cường độ âm.
C. biên độ.
D. tần số.
Độ to là một đặc trưng sinh lí của âm phụ thuộc vào
A. mức cường độ âm.
B. biên độ âm.
C. tần số và biên độ âm.
D. tần số âm.
Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí gắn liền với đặc trưng vật lí của âm là
A. cường độ âm.
B. tần số.
C. mức cường độ âm.
D. đồ thị dao động.
Âm sắc là
A. đặc trưng sinh lí của âm.
B. màu sắc của âm.
C. đặc trưng vật lí của âm.
D. tính chất của âm giúp ta cảm giác về sự trầm, bổng của các âm.
Cảm giác về sự trầm, bổng của âm được mô tả bằng khái niệm
A. độ to của âm
B. độ cao của âm
C. âm sắc của âm
D. mức cường độ âm
Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây sai?
A. Âm sắc, độ cao, độ to là những đặc trưng sinh lí của âm.
B. Sóng âm là các sóng cơ truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí.
C. Âm nghe được có cùng bản chất với siêu âm và hạ âm.
D. Tốc độ truyền âm trong môi trường tỉ lệ với tần số âm.
Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tốc độ truyền âm thay đổi theo nhiệt độ.
B. Đơn vị cường độ âm là W/m2.
C. Môi trường truyền âm có thể là rắn, lỏng hoặc khí.
D. Những vật liệu như bông, xốp, nhung truyền âm tốt hơn kim loại.
Khi nói về đặc trưng sinh lí của âm, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số âm.
B. Âm sắc phụ thuộc tần số của âm.
C. Độ to của âm không phụ thuộc vào mức cường độ âm.
D. Độ cao của âm phụ thuộc vào môi trường truyền âm.
Một nhạc cụ phát ra âm có tần số cơ bản ƒ0 thì hoạ âm bậc 4 của nó là
A. ƒ0
B. 2ƒ0
C. 3ƒ0
D. 4ƒ0
Một sóng âm truyền trong không khí, trong số các đại lượng: biên độ sóng, tần số sóng, độ cao của âm và bước sóng; đại lượng không phụ thuộc vào các đại lượng còn lại là
A. bước sóng.
B. biên độ sóng.
C. Độ cao của âm.
D. tần số sóng.
Sóng siêu âm
A. truyền được trong chân không.
B. không truyền được trong chân không.
C. truyền trong không khí nhanh hơn trong nước.
D. truyền trong nước nhanh hơn trong sắt.
Một âm có tần số xác định lần lượt truyền trong nhôm, nước, không khí với tốc độ tương ứng là v1, v2, v.3. Nhận định nào sau đây là đúng:
A. v2 >v1>v3
B. v1 >v2> v.3
C. v3 >v2> v.1
D. v2 >v3> v.2
Cho các chất sau: không khí ở 00C, không khí ở 250C, nước và sắt. Sóng âm truyền nhanh nhất trong
A. sắt.
B. không khí ở 0oC.
C. nước.
D. không khí ở 25oC.
Một sóng âm có tần số 200 Hz lan truyền trong môi trường nước với vận tốc 1500m/s. Bước sóng của sóng này trong môi trường nước là
A. 30,5m.
B. 3,0 km.
C. 75,0m.
D. 7,5m
Một sóng âm truyền trong không khí với tốc độ 340 m/s và bước sóng 34 cm. Tần số của sóng âm này là:
A. 500 Hz
B. 2000 Hz
C. 1000 Hz
D. 1500 Hz
Một lá thép mỏng, một đầu giữ cố định, đầu còn lại được kích thích để dao động với chu kì bằng 0,05s. Âm do lá thép phát ra
A. là siêu âm.
B. là âm nghe được.
C. truyền được trong chân không.
D. là hạ âm.
Một sóng âm có chu kì 80 ms. Sóng âm này
A. là âm nghe được.
B. là siêu âm.
C. là hạ âm.
D. truyền được trong chân không.