1300 bài tập Dao động điều hòa trong đề thi thử Đại học có lời giải (P27)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Một vật có khối lượng m = 0,5 kg thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số góc 4π rad/s: và cm. Biết độ lớn lực kéo về cực đại tác dụng lên vật trong quá trình vật dao động là 2,4 N. Giá trị của biên độ A1 có thể là:
A. 6 cm.
B. 7 cm.
C. 5 cm.
D. 3 cm.
Một vật dao động điều hòa có phương trình . Gốc thời gian đã được chọn vào lúc:
A. vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương.
B. vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm.
C. vật ở vị trí x = A.
D. vật ở vị trí x = _A .
Con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm vật nhỏ có khối lượng m = 250 g, lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Kéo vật xuống dưới theo phương thẳng đứng đến vị trí lò xo giãn 7,5 cm rồi thả nhẹ cho vật dao động điều hòa. Chọn gốc tọa độ ở vị trí cân bằng của vật, chiều dương của trục tọa độ hướng lên, gốc thời gian là lúc thả vật, lấy g = 10 m/s2. Thời gian từ lúc thả vật đến thời điểm vật qua vị trí lò xo không biến dạng lần thứ hai là:
Khi đưa một con lắc đơn lên cao theo phương thẳng đứng (coi chiều dài của con lắc không đổi) thì tần số dao động điều hòa của nó sẽ:
A. tăng vì chu kì dao động điều hòa của nó giảm.
B. không đổi vì chu kì dao động điều hòa của nó không phụ thuộc vào gia tốc trọng trường.
C. giảm vì gia tốc trọng trường giảm theo độ cao.
D. tăng vì tần số dao động điều hòa của nó tỉ lệ nghịch với gia tốc trọng trường.
Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ khối lượng m và lò xo, dao động với chu kì T. Nếu lò xo bị cắt bớt một nửa thì chu kì dao động của con lắc mới là:
A.
B. T
C. 2T
D.
Một vật dao động tắt dần có các đại lượng nào sau đây giảm liên tục theo thời gian?
A. biên độ và cơ năng.
B. biên độ và gia tốc.
C. li độ và tốc độ.
D. biên độ và tốc độ.
Chuyển động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương. Hai dao động này có phương trình lần lượt là và . Độ lớn vận tốc của vật ở vị trí cân bằng là:
A. 100 cm/s.
B. 50 cm/s.
C. 10 cm/s.
D. 80 cm/s.
Chọn câu sai khi nói về đặc điểm của dao động cưỡng bức?
A. tần số dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số riêng của vật dao động.
B. biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của ngoại lực và tần số riêng của vật dao động.
C. tần số dao động cưỡng bức luôn bằng tần số của ngoại lực.
D. biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực.
Cho phương trình của dao động điều hòa x = 5cos(4πt + π) cm. Biên độ và pha ban đầu của dao động là bao nhiêu?
A. 5 cm; 0 rad.
B. 5 cm; 4π rad.
C. 5 cm; π rad.
D. 5 cm; 4πt rad.
Khi nói về dao động cơ, phát biểu nào sau đây là sai?
A. dao động của con lắc đồng hồ là dao động duy trì.
B. dao động cưỡng bức có biên độ không phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực cưỡng bức.
C. dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức.
D. dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian.
Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ có khối lượng m và lò xo khối lượng không đáng kể có độ cứng k, dao động điều hòa theo phương thẳng đứng tại nơi có gia tốc rơi tự do là g. Khi viên bi ở vị trí cân bằng lò xo dãn một đoạn . Chu kỳ dao động điều hòa của con lắc này là
Một vật nhỏ có chuyển động là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương. Hai dao động này có phương trình là và . Gọi E là cơ năng của vật. Khối lượng của vật bằng:
Hai chất điểm dao động điều hòa trên hai đường thẳng song song kề nhau có vị trí cân bằng nằm trên cùng một đường thẳng vuông góc với quỹ đạo của chúng và có cùng một tần số góc ω, biên độ lần lượt là A1, A2. Biết A1 + A2 = 8 cm. Tại một thời điểm vật 1 và vật 2 có li độ và vận tốc lần lượt là x1, v1, x2, v2 và thỏa mãn x1v2 + x2v1 = 8 cm2/s. Giá trị nhỏ nhất của ω là
A. 4 rad/s.
B. 2 rad/s.
C. 0,5 rad/s.
D. 6 rad/s.
Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của động năng Wd của con lắc theo thời gian t. Biết t3 – t2 = 0,25 s. Giá trị của t4 – t1 là
A. 0,54 s.
B. 0,40 s.
C. 0,45 s.
D. 0,50 s.
Một đu quay có bán kính R = m, lồng bằng kính trong suốt quay đều trong mặt phẳng thẳng đứng. Hai người A và B (coi như chất điểm) ngồi trên hai lồng khác nhau của đu quay. Ở thời điểm t s người A thấy mình ở vị trí cao nhất, ở thời điểm t + 2 s người B lại thấy mình ở vị trí cao nhất và ở thời điểm t + 6 s người A lại thấy mình ở vị trí thấp nhất. Chùm tia sáng mặt trời chiếu theo hướng song song với mặt phẳng chứa đu quay và nghiêng một góc 600 so với phương ngang. Bóng của hai người chuyển động mặt đất nằm ngang. Khi bóng của người A đang chuyển động với tốc độ cực đại thì bóng của người B có tốc độ bằng
A. 2π/3 m/s và đang tăng.
B. π/3 m/s và đang giảm.
C. π/3 m/s và đang tăng.
D. 2π/3 m/s và đang giảm.
Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m, dao động điều hòa với biên độ 0,1 m. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Khi viên bi cách vị trí cân bằng 6 cm thì động năng của con lắc bằng
A. 3,2 mJ.
B. 6,4 mJ.
C. 0,64 J.
D. 0,32 J.
Một vật thực hiện 20 dao động trong 4s. Tần số góc của dao động bằng
A. 5 rad/s.
B. 2,5π rad/s.
C. 10π rad/s.
D. 0,2 rad/s.
Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Dao động tổng hợp của vật có biên độ cực đại khi hai dao động thành phần
A. cùng pha.
B. lệch pha π/2.
C. lệch pha π/3.
D. ngược pha.
Một vật dao động điều hòa trên trục Ox. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ x vào thời gian t. Tần số góc của dao động là
A. 10 rad/s.
B. 10π rad/s.
C. 5 rad/s.
D. 5π rad/s.
Trong dao động điều hòa, lực kéo về và li độ lệch pha nhau một góc là:
A. 0.
B. 0,5π.
C. 0,25π.
D. π.
Một vật dao động điều hòa có quỹ đạo dài là 8 cm. Biên độ dao động của vật bằng
A. 4 cm.
B. cm.
C. 8 cm.
D. 2 cm.
Trong dao động điều hòa của một vật, khoảng thời gian ngắn nhất để vật trở lại vị trí cũ theo hướng cũ gọi là
A. pha dao động.
B. biên độ dao động.
C. tần số dao động.
D. chu kỳ dao động.
Một con lắc lò xo dao động tắt dần. Tác dụng một ngoại lực F = F0cos8πt thì thấy con lắc dao động với biên độ cực đại. Chu kì riêng của con lắc bằng
A. 0,5 s.
B. 0,25 s.
C. 0,125 s.
D. 4 s.
Con lắc đơn có chiều dài dây treo 1,5 m dao động điều hòa tại nơi có g = 9,86 m/s2. Biết vật có khối lượng 200 g, biên độ góc của con lắc là 90. Cơ năng của con lắc bằng
A. 73 mJ.
B. 119,8 mJ.
C. 59,9 mJ.
D. 36,5 mJ.
Một con lắc lò xo, đầu trên được treo vào điểm cố định O, đầu dưới móc một vật có khối lượng m. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa. Quá trình dao động, tỉ số giữa lực kéo cực đại và lực nén cực đại tác dụng lên điểm O bằng 3. Khi qua vị trí cân bằng tốc độ vật là 1 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Biên độ dao động của con lắc bằng
A. 10 cm.
B. 5 cm.
C. 6 cm.
D. 4 cm.
Con lắc lò xo đặt nằm ngang, cung cấp một năng lượng 0,02 J để con lắc dao động điều hòa. Biết độ lớn lực đàn hồi cực đại tác dụng vào vật là 2N. Gọi I là điểm cố định của lò xo, khoảng thời gian ngắn nhất từ khi điểm I chịu tác dụng của lực kéo đến khi chịu tác dụng của lực nén có cùng độ lớn 1N là 0,1 s. Quãng đường ngắn nhất mà vật đi được trong 0,2 s bằng
A. cm.
B. cm.
C. cm.
D. 2 cm.
Một vật dao động điều hòa với biên độ a và tần số f. Tại thời điểm t vật có vận tốc và đang tăng. Tại thời điểm vật có vận tốc bằng
Hai chất điểm dao động điều hòa cùng biên độ có đồ thị biểu diễn li độ theo thời gian như hình vẽ. Tại thời điểm t = 0, hai chất điểm có cùng li độ lần đầu tiên. Tại thời điểm 1/3 s, hai chất điểm có cùng li độ lần thứ hai. Thời điểm hai chất điểm có cùng li độ nhưng chuyển động cùng chiều nhau lần thứ hai là
A. 1,5 s.
B. 2 s.
C. 2,5 s.
D. 4 s.
Trong dao động điều hòa với tần số góc ω thì gia tốc a liên hệ với li độ x bằng biểu thức
Một vật dao động điều hòa theo phương trình .Thời gian ngắn nhất kể từ lúc vật bắt đầu dao động đến lúc vật có tốc độ 50π cm/s là
A. 0,06 s.
B. 0,05 s.
C. 0,1 s.
D. 0,07 s.
Một vật dao động điều hòa theo phương trình x tính bằng cm, t tính bằng s. Chu kì dao động của vật là
A. 5π s.
B. 5 s.
C. 0,2 s.
D. 0,032 s.
Một chất điểm thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, với li độ x1 và x2 có đồ thị như hình vẽ bên. Tốc độ cực đại của vật là
A. cm/s.
B. 16π cm/s.
C. 8π m/s.
D. 64π2cm/s.
Trong một trò chơi bắn súng, một khẩu súng bắn vào mục tiêu di động (đặt đủ xa). Súng tự nhả đạn theo thời gian một cách ngẫu nhiên. Người chơi phải chĩa súng theo một hướng nhất định còn mục tiêu dao động điều hòa theo phương ngang như hình vẽ. Người chơi cần chĩa súng vào vùng nào để có thể ghi được số lần trúng nhiều nhất?
A. 3.
B. 1 hoặc 5.
C. 2 hoặc 4
D. Ngắm thẳng vào bia.
Một vật nhỏ dao động điều hòa trên một đường thẳng với biên độ 8 cm. Chiều dài quỹ đạo của vật là:
A. 12 cm.
B. 4 cm.
C. 16 cm.
D. 24 cm.
Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng 40 N/m và vật nhỏ có khối lượng m. Tác dụng lên vật ngoại lực F = 5cos10t N (t tính bằng s) dọc theo trục lò xo thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Lấy π2 = 10. Giá trị của m bằng
A. 100 g.
B. 4 kg.
C. 0,4 kg.
D. 250 g.
Một con lắc đơn có khối lượng vật nặng m dao động điều hòa với tần số f. Nếu khối lượng vật nặng là 2m thì tần số dao động của vật là:
A. 2f.
B. 4f.
C. 0,5f.
D. f
Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k và vật nhỏ khối lượng m đang dao động điều hòa. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc
A. tỉ lệ với bình phương chu kì dao động
B. tỉ lệ với bình phương biên độ dao động
C. tỉ lệ nghich với khối lượng m
D. tỉ lệ nghịch với độ cứng k của lò xo
Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số với các biên độ lần lượt là 12 cm và 16 cm. Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động trên có giá trị nhỏ nhất là
A. 4 cm.
B. 7 cm.
C. 20 cm.
D. 1 cm.
Khi nói về vật dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chu kì dao động cưỡng bức luôn bằng chu kì dao động riêng của vật
B. Biên độ của dao động cưỡng bức luôn bằng biên độ của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật
C. Biên độ của dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào tần số của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật
D. Chu kì dao động cưỡng bức bằng chu kì của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật
Chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn có chiều dài l, tại nơi có gia tốc trọng trường g được xác định bởi biểu thức