1300 bài tập Dap động điều hòa trong đề thi thử Đại học có lời giải (P28)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì 3 s. Vật nhỏ của con lắc chuyển động trên quỹ đạo là một cung trong có chiều dài 4 cm. Thời gian để vật đi được 2 cm kể từ vị trí cân bằng là

A. 0,5 s

B. 1,25 s

C. 1,5 s

D. 0,75 s

Câu 2:

Phương trình dao động điều hòa của chất điểm là x = Acos(ωt + φ). Biểu thức gia tốc của chất điểm này là

A. a = ‒ωAcos(ωt + φ)

B. a = ω2Acos(ωt + φ)

C. a = ‒ω2Acos(ωt + φ)

D. a = ωAcos(ωt + φ)

Câu 3:

Trong một dao động toàn phần của một con lắc đơn đang dao động điều hòa, số lần thế năng của con lắc đạt giá trị cực đại là

A. 5.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 4:

Một vật nặng có khối lượng m = 0,01 kg dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng. Đồ thị hình bên mô tả lực kéo về F tác dụng lên vật theo li độ x. Chu kì dao động của vật là 

A. 0,152 s

B. 0,314 s

C. 0,256 s

D. 1,265 s

Câu 5:

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm lò xo có độ cứng 100 N/m và vật m khối lượng 150 g. Vật m đang đứng yên ở vị trí cân bằng của nó thì một vật m0 khối lượng 100 g bay theo phương thẳng đứng lên va chạm tức thời và dính vào m với tốc độ ngay trước va chạm là 50 cm/s (coi hệ hai vật là hệ kín). Sau va chạm hệ dao động điều hòa với biên độ bằng

A. 2 cm

B. 2 cm

C. 1 cm

D. 22 cm

Câu 6:

Một con lắc lò xo dao động điều hòa có vận tốc biến đổi với tần số 6 Hz thì li độ của nó biến đổi với tần số là

A. 12 Hz

B. 3 Hz

C. 6 Hz

D. 8 Hz

Câu 7:

Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng O. Ở thời điểm độ lớn vận tốc của vật bằng 50 % vận tốc cực đại thì tỉ số giữa động năng và cơ năng của vật là

Câu 8:

Một vật dao động tắt dần có các đại lượng nào sau đây luôn giảm theo thời gian ?

A. Biên độ và tần số

B. Li độ và thế năng

C. Cơ năng và gia tốc

D. Biên độ và động năng cực đại

Câu 9:

Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox với phương trình dao động là x=4cos(2πt-π3) (t tính bằng s). Lấy π2 = 10. Gia tốc của vật khi có li độ bằng 3 cm là

A. ‒12 cm/s2

B. 120 cm/s2

C. ‒1,2 cm/s2

D. ‒60 cm/s2

Câu 10:

Đường biểu diễn sự biến đổi của động năng của vật nặng dao động điều hòa theo li độ có dạng

A. đường elip

B. đoạn thẳng

C. đường parabol

D. đường hình cos

Câu 11:

Một dao động điều hòa dọc theo trục Ox với chu kì 2 s và biên độ 5 cm. Chọn gốc thời gian là lúc vật qua vị trí biên âm. Vật dao động với phương trình

A. x = 5cosπt cm

B. x = 5cos(πt + π) cm

C. x = 5cos(2πt + π) cm

D. x = 5cos(4πt + π) cm

Câu 12:

Tại cùng một nơi trên Trái đất, con lắc đơn có chiều dài ℓ1 dao động với chu kì 5 s, con lắc đơn có chiều dài ℓ2 dao động với chu kì 3 s. Tại nơi đó, con lắc đơn có chiều dài ℓ3 = ℓ1 ‒ ℓ2 dao động với chu kì là

A. 2 s

B. 4 s

C. 8 s

D. 5,83 s

Câu 13:

Con lắc lò xo lý tưởng treo thẳng đứng, vật nhỏ m dao động với phương trình x=12,5cos(4πt-π6)cm (t tính bằng s). Lấy g = π2 m/s2. Thời gian từ lúc vật bắt đầu dao động đến khi lực đàn hồi triệt tiêu lần đầu tiên là

A. 0,5s

B.724s

C. 0,25s

D. 524s

Câu 14:

Quả nặng của một con lắc đơn có khối lượng m = 40 g đặt trong một điện trường đều có vecto cường độ điện trường thẳng đứng, hướng lên và có độ lớn E = 2400 V/m. Tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2, khi chưa tích điện cho quả nặng thì chu kì dao động của con lắc là T0 = 2 s và khi quả nặng tích điện q = +6.10‒5 C thì chu kì dao động của con lắc là

A. 2,33 s

B. 1,72 s

C. 2,5 s

D. 1,54 s

Câu 15:

Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox với phương trình x=6cos(4πt-π3).  Kể từ lúc t = 0 đến khi vật qua vị trí x = ‒3 cm theo chiều âm lần thứ 2017 thì lực kéo về sinh công âm trong khoảng thời gian là

A. 2016,25 s

B. 504,125 s

C. 252,25 s

D. 504,25 s

Câu 16:

Chất điểm có khối lượng 50 g tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng biên độ bằng 10 cm và cùng tần số góc 10 rad/s. Cơ năng của dao động tổng hợp bằng 25 mJ. Độ lệch pha của hai dao động thành phần bằng

A. π/3.

B. 2π/3.

C. π/2.

D. 0.

Câu 17:

Một vật dao động điều hòa có phương trình x = 4cos(10t – 0,25π) cm. Biên độ dao động của vật là

A. 8 cm.

B. 16 cm.

C. 0 cm.

D. 4 cm.

Câu 18:

Dao động cưỡng bức có tần số bằng

A. Tần số dao động riêng của hệ.

B. Chu kì dao động riêng của hệ.

C. Chu kì của ngoại lực.

D. Tần số của ngoại lực.

Câu 19:

Chọn đáp án sai khi nói về dao động cơ điều hòa với biên độ A.

A. Khi vật đi từ vị trí cân bằng ra biên thì chiều của vận tốc ngược với chiều của gia tốc.

B. Khi vật đi từ vị trí cân bằng ra biên thì độ lớn của gia tốc tăng.

C. Quãng đường vật đi được trong một phần tư chu kì dao động là A.

D. Khi vật đi từ biên về vị trí cân bằng thì chiều của vận tốc cùng với chiều của gia tốc.

Câu 20:

Một vật dao động điều hòa trên trục Ox với O trùng vị trí cân bằng, biên độ dao động 10 cm, chu kì dao động là T = 2 s. Chọn gốc thời gian (t = 0) là lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương, phương trình dao động của vật là

A. x = 10cos(πt – 0,5π) cm

B. x = 10cos(πt + π) cm.

C. x = 10cos(πt + 0,5π) cm.

D. x = 10cos(πt) cm.

Câu 21:

Tại một nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2 một co lắc đơn có chiều dài dây treo l = 1,0 m, đang dao động điều hòa trên một đoạn quỹ đạo có độ dài 10 cm. Biên độ góc của dao động là

A. 0,1 rad.

B. 0,05 rad.

C. 50.

D. 100.

Câu 22:

Chu kì dao động của con lắc lò xo phụ thuộc vào

A. lực cản của môi trường.

B. biên độ của con lắc.

C. điều kiện kích thích ban đầu cho con lắc dao động.

D. khối lượng của vật và độ cứng của lò xo.

Câu 23:

Một vật dao động điều hòa với chu kì T thì tần số của dao động là

A. 2πT.

B. 2π/T.

C. 1/T.

D. T.

Câu 24:

Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc lò xo treo thẳng đứng đang dao động điều hòa. Biết tại vị trí cân bằng của vật thì độ dãn của lò xo là Δl0. Chu kì dao động của con lắc này là

Câu 25:

Trong trường hợp nào sau đây, sự tắt dần nhanh của dao động là có lợi

A. Quả lắc đồng hồ.

B. con lắc đơn trong phòng thí nghiệm.

C. Khung xe oto sau khi đi qua chỗ gồ ghề.

D. Con lắc lò xo trong phòng thí nghiệm.

 

Câu 26:

Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình x1=3cos(10πt+π6)cm x2=7cos(10πt+π6)cm .  Biên độ dao động tổng hợp là

A. 4 cm.

B. 21 cm.

C. 5 cm.

D. 10 cm.

Câu 27:

Vật dao động điều hòa theo phương trình x = 5cos(10πt + π) cm. Thời gian vật đi được quãng đường S = 12,5 cm kể từ thời điểm ban đầu t = 0 là

A. 1/12 s.

B. 2/15 s.

C. 1/15 s

D. 1/30 s.

Câu 28:

Con lắc đơn gồm vật nhỏ khối lượng m = 500 g, chiều dài dây treo là l, dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2 với góc lệch cực đại là α0 = 60. Giá trị lực căng dây treo khi con lắc đi qua vị trí vật có động năng bằng ba lần thế năng là

A. 4,973 N.

B. 5,054 N.

C. 4,086 N

D. 5,034 N.

Câu 29:

Điểm sáng A đặt trên trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự 20 cm, cách thấu kính 30 cm, qua thấu kính cho ảnh A’. Chọn trục tọa độ Ox vuông góc với trục chính, gốc O nằm trên trục chính của thấu kính. Cho A dao động điều hòa theo phương của trục Ox theo quy luật x=4cos(5πt-π3)cm. Tính từ lúc t = 0, khi A đi hết quãng đường S=(54+23) thì trên trục Ox ảnh A’ có tọa độ

A.-3 cm

B.-43cm

C.43 cm

D. 3cm

Câu 30:

Cho một con lắc lò xo có độ cứng là k, khối lượng vật m = 1 kg. Treo con lắc trên trần toa tàu ở ngay phía trên trục bánh xe. Chiều dài thanh ray là L = 12,5 m. Tàu chạy với vận tốc 54 km/h thì con lắc dao động mạnh nhất. Độ cứng của lò xo là

A. 56,9 N/m

B. 100 N/m.

C. 736 N/m. 

D. 73,6 N/m.

Câu 31:

Người ta làm thí nghiệm với một con lắc lò xo treo thẳng đứng: Lần 1, cung cấp cho vật vận tốc v0 khi vật ở vị trí cân bằng thì vật dao động điều hòa với biên độ A1; lần 2, đưa vật đến vị trí cách vị trí cân bằng x0 rồi buông nhẹ thì vật dao động điều hòa với biên độ A2; lần 3, đưa vật đến vị trí cách vị trí cân bằng x0 rồi cung cấp cho vật vận tốc v0 thì vật dao động điều hòa với biên độ

Câu 32:

Ba chất điểm dao động điều hòa cùng phương, có biên độ lần lượt là 10 cm, 12 cm, 15 cm, với tần số lần lượt là f1, f2, f3. Biết rằng tại mọi thời điểm, li độ, vận tốc và tần số của các chất điểm liên hệ với nhau bởi biểu thức 2017.f22018.f1.f3+x1v1+x2v2=x3v3 . Tại thời điểm t, li độ của các chất điểm là x1 = 6 cm, x2 = 8 cm, x3 = x0. Giá trị x0 gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 13,3 cm.

B. 9,0 cm.

C. 12,88 cm.

D. 8,77 cm.

Câu 33:

Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa, lực đàn hồi của lò xo phụ thuộc vào chiều dài của lò xo như đồ thị hình vẽ. Cho g = 10 m/s2. Biên độ và chu kì dao động của con lắc là

A. A =8 cm; T = 0,56 s.

B. A = 6 cm; T = 0,28 s.

C. A = 6cm; T = 0,56s.

D. A = 4 cm; T = 0,28 s.

Câu 34:

Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần của con lắc đơn trong không khí là do

A. trọng lực tác dụng lên vật.

B. lực căng dây treo.

C. lực cản môi trường.

D. dây treo có khối lượng đáng kể.

Câu 35:

Lực kéo về trong dao động điều hòa

A. biến đổi theo thời gian, cùng pha với vận tốc.

B. biến đổi theo thời gian, ngược pha với vận tốc.

C. biến đổi theo thời gian, ngược pha với li độ.

D. khi qua vị trí cân bằng có độ lớn cực đại.

Câu 36:

Một con lắc lò xo gồm quả cầu khối lượng m và lò xo độ cứng k. Khẳng định nào sau đây là sai?

A. Khối lượng giảm 4 lần đồng thời độ cứng tăng 4 lần thì chu kỳ giảm 4 lần.

B. Độ cứng giảm 4 lần thì chu kỳ tăng 2 lần.

C. Độ cứng tăng 4 lần thì năng lượng tăng 2 lần.

D. Khối lượng tăng 4 lần thì chu kỳ tăng 2 lần.

Câu 37:

Phát biểu nào sau đây không đúng:

A. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của lực cưỡng bức.

B. Tần số của dao động cưỡng bức luôn bằng tần số dao động riêng.

C. Chu kì của dao động cưỡng bức có thể không bằng chu kì của dao động riêng.

D. Chu kì của dao động cưỡng bức bằng chu kì của lực cưỡng bức.

Câu 38:

Dao động của một chất điểm là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, có phương trình x1=3cos(2π3t-π2)cm:x2=33cos(2π3t)cm. Tại thời điểm x1 = x2, li độ của dao động tổng hợp là

A. 5cm

B. ±6cm

C.±33cm

D. 6cm

Câu 39:

Một con lắc đơn có chiều dài l, vật có trọng lượng là 2 N, khi vật đi qua vị trí có vận tốc cực đại thì lực căng của dây bằng 4 N. Sau thời gian 0,25T tiếp theo (với T là chu kì dao động của con lắc) lực căng của dây có giá trị bằng

A. 0,5 N.

B. 2,0 N.

C. 2,5 N.

D. 1,0 N.

Câu 40:

Một con lắc lò xo đặt nằm ngang gồm vật nặng M có khối lượng 200 g và lò xo có hệ số cứng 40 N/m đang dao động điều hòa xung quanh vị trí cân bằng với biên độ 10 cm. Khi M qua vị trí cân bằng người ta thả nhẹ vật m có khối lượng 200 g lên M (m dính chặt ngay vào M). Sau đó hệ con lắc lò xo m và M dao động với biên độ là