140 bài thí nghiệm từ đề thi 2019 có lời giải chi tiết (P2)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Khi làm thí nghiệm với các chất X, Y, Z và T trong dung dịch nước, thu được bằng ghi lại hiện tượng sau:
Các chất X, Y, Z và T lần lượt là
A.,
B.,
C. ,
D.,
Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế chất hữu cơ Y:
Phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên là
A.
B.
C.
D.
Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm về tính tan của NH3 trong nước (ban đầu trong bình chỉ có khí NH3, chậu thủy tinh chứa nước cất có nhỏ vài giọt chất X).
Chất X và màu của nước trong bình lần lượt là
A. Phenolphtalein, hồng.
B. Phenolphtalein, xanh
C. Quỳ tím, đỏ
D. Quỳ tím, hồng
Thực hiện một số thí nghiệm với 4 kim loại, thu được kết quả như sau:
Biết (+) là có phản ứng, (-) là không phản ứng. X, Y, Z, T lần lượt là
A. Mg, Al, Ag, Cu.
B. Mg, Al, Cu, Ag
C. Ag, Al, Cu, Mg.
D. Mg, Cu, Al, Ag
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho Zn vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt CuSO4 loãng.
(b) Nung nóng AgNO3.
(c) Cho dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch KHSO4.
(d) Cho Fe(OH)3 vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư.
(e) Điện phân Al2O3 nóng chảy (điện cực bằng than chì).
(f) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch H2SO4 loãng.
Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm sinh ra chất khí là
A. 4
B. 5
C. 6
D. 2.
Thử tính tan trong nước (có chứa chất chỉ thị màu) của một số chất khí cho kết quả như hình vẽ:
Những khí nào sau đây thỏa mãn tính chất của khí X?
A. CH3NH2 và O2.
B. CO2 và N2.
C. CH4 và CO2
D. HCl và NH3
Có 4 dung dịch riêng biệt là NaOH, NaHCO3, NaHSO4 và Na2CO3 được đặt tên không biết thứ tự: X, Y, Z, T. Tiến hành thí nghiệm và cho kết quả như sau:
Kết luận nào sau đây đúng?
A. T là NaHCO3
B. Y là NaHSO4
C. X là Na2CO3
D. Z là NaOH
Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch HNO3 vào ống nghiệm chứa 0,5 ml dung dịch X như hình vẽ, thấy xuất hiện kết tủa màu vàng
Dung dịch X là chất nào sau đây?
A. Glixerol
B. Phenol
C. Ancol etylic
D. Axit axetic
Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng phản ứng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước: X, Y, Z, T.
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. phenol, anđehit fomic, glixerol, etanol
B. anilin, gilxerol, anđehit fomic, metyl fomat
C. phenol, axetanđehit, etanol, anđehit fomic
D. glixerol, etylen glicol, metanol, axetanđehit.
Hình vẽ sau mô tả phương pháp chưng cất thường:
Phương pháp này thường được dùng để tách các chất lỏng có đặc điểm nào sau đây?
A. Các chất lỏng có nhiệt độ sôi gần bằng nhau
B. Các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau nhiều.
C. Các chất lỏng không trộn lẫn được vào nhau
D. Các chất lỏng tan hoàn toàn vào nhau
Thực hiện các thí nghiệm sau
(a) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch NH4Cl đun nóng.
(b) Cho Fe vào dung dịch HNO3 đặc nguội.
(c) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3 dư.
(d) Cho kim loại Mg vào dung dịch HCl loãng.
(e) Cho FeS vào dung dịch HCl loãng.
(f) Nung nóng Fe(NO3)3.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm có chất khí sinh ra là
A. 2
B. 4
C. 5
D. 3
Cho 3 dung dịch (1), (2), (3) chứa lần lượt 3 chất tan X, Y, Z trong nước có cùng nồng độ mol. Tiến hành các thí nghiệm sau
TN1: Trộn 2 ml dung dịch (1) với 2 ml dung dịch (2), thêm bột Cu dư, thu được V1 lít khí NO.
TN2: Trộn 2 ml dung dịch (1) với 2 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được V2 lít khí NO.
TN3: Trộn 2 ml dung dịch (2) với 2 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được V3 lít khí NO.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện và V1 < V2 < V3. Ba chất X, Y, Z lần lượt là
A. NaNO3, HNO3, H2SO4
B. KNO3, HCl, H2SO4
C. NaNO3, H2SO4, HNO3
D. H2SO4, KNO3, HNO3
Hình vẽ mô tả quá trình điều chế khí metan trong phòng thí nghiệm
Một học sinh dựa vào thí nghiệm trên đã nêu ra các phát biểu sau:
(a) Khí metan dễ tan trong nước nên cần phải thu bằng phương pháp đẩy H2O.
(b) Các chất rắn trong X là CaO, NaOH, CH3COONa.
(c) Ống nghiệm đựng chất rắn khi lắp cần phải cho miệng hơi chúc xuống dưới.
(d) Khi kết thúc thí nghiệm phải tắt đèn cồn trước rồi mới tháo ống dẫn khí.
(e) CaO là chất bảo vệ ống thủy tinh, tránh bị nóng chảy
Số phát biểu đúng trong các phát biểu trên là
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3.
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm phân tích định tính hợp chất hữu cơ như sau:
Hãy cho biết vai trò của CuSO4 (khan) và biến đổi của nó trong thí nghiệm
A. Xác định O và màu CuSO4 từ màu xanh sang màu trắng
B. Xác định N và màu CuSO4 từ màu xanh sang màu trắng
C. Xác định H và màu CuSO4 từ màu trắng sang màu xanh
D. Xác định C và màu CuSO4 từ màu trắng sang màu xanh
Tiến hành thí nghiệm điều chế nitrobenzen theo các bước sau đây:
- Bước 1: Cho 29 ml HNO3 đặc và 25 ml H2SO4 đặc vào bình cầu 3 cổ có lắp sinh hàn, phễu nhỏ giọt và nhiệt kế rồi làm lạnh hỗn hợp đến 30oC.
- Bước 2: Cho từng giọt benzen vào hỗn hợp phản ứng, đồng thời lắc đều và giữ nhiệt độ ở 60oC trong 1 giờ.
- Bước 3: Để nguội bình, sau đó rót hỗn hợp phản ứng vào phễu chiết, tách bỏ phần axit ở dưới sau đó chưng cất ở 210oC thì thu được nitrobenzen
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Mục đích của sinh hàn là để tăng hiệu suất của phản ứng.
B. Lắc đều hỗn hợp phản ứng để tăng khả năng tiếp xúc của các chất phản ứng.
C. H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm chất hút nước
D. Trong bước 3, chưng cất ở 210oC để loại nước và thu lấy nitrobenzen.
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch Fe(NO3)3.
(b) Tấm tôn (sắt tráng kẽm) bị trầy xước đến lớp sắt, để trong không khí ẩm.
(c) Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4.
(d) Quấn sợi dây đồng vào thanh kẽm rồi nhúng vào cốc đựng dung dịch NaCl.
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa học là
A. 4.
B. 1
C. 2
D. 3
Các dung dịch riêng biệt: Na2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4, NaOH được đánh số ngẫu nhiên (1), (2), (3), (4), (5). Tiến hành một số thí nghiệm, kết quả được ghi lại trong bảng sau
Các dung dịch (1), (3), (5) lần lượt là
A. H2SO4, NaOH, MgCl2
B. Na2CO3, NaOH, BaCl2
C. H2SO4, MgCl2, BaCl2.
D. Na2CO3, BaCl2, BaCl2.
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm phân tích định tính hợp chất hữu cơ như sau:
Hãy cho biết vai trò của dung dịch Ca(OH)2 đựng trong ống nghiệm và biến đổi của nó trong thí nghiệm
A. Xác định H và dung dịch từ trong suốt xuất hiện kết tủa màu trắng
B. Xác định C và dung dịch từ trong suốt xuất hiện kết tủa màu trắng
C. Xác định N và dung dịch trong suốt không thấy xuất hiện kết tủa
D. Xác định O và dung dịch trong suốt không thấy xuất hiện kết tủa.
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nhúng lá nhôm vào dung dịch natri hiđroxit.
(b) Cho mẫu đá vôi vào dung dịch axit clohiđric.
(c) Cho natri vào dung dịch đồng(II) sunfat.
(d) Đun nóng dung dịch canxi hiđrocacbonat.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học có tạo ra chất khí là
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
Hiện tượng ghi lại khi làm thí nghiệm với các dung dịch nước của X, Y, Z và T như sau:
Các chất X, Y, Z và T lần lượt là
A. AlCl3, CrCl3, MgCl2, KCl
B. CrCl3, MgCl2, KCl, AlCl3.
C. MgCl2, CrCl3, MgCl2, KCl
D. CrCl3, AlCl3, MgCl2, KCl.
Cho thí nghiệm như hình vẽ:
Chọn phát biểu đúng về thí nghiệm trên?
A. Thí nghiệm dùng để định tính nguyên tố cacbon và nitơ.
B. Thí nghiệm dùng để định tính nguyên tố hiđro và oxi.
C. Thí nghiệm dùng để định tính nguyên tố cacbon và hiđro
D. Thí nghiệm dùng để định tính nguyên tố cacbon và oxi.
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y như sau:
Phương trình hóa học xảy ra trong hệ có thể là
A. Ca(OH)2 (rắn) + 2NH4Cl (rắn) → CaCl2 + 2NH3 + 2H2O.
B. 2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2
C. 2KClO3 (rắn) 2KCl + 3O2.
D. Na2SO3 (rắn) + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O
Hình vẽ bên mô tả hiện tượng thí nghiệm đốt sợi dây thép (cuộn quanh mẩu than) trong bình chứa khí oxi. Có một số lưu ý sau:
1. Bình chứa khí oxi phải được giữ càng khô càng tốt, tránh cho thêm chất khác vào bình.
2. Mẩu than mồi có thể được cuộn quanh bởi sợi dây thép hoặc được sợi dây thép (để duỗi thẳng) xuyên qua và cố định ở đầu sợi thép.
3. Mẩu than mồi càng lớn thì càng có tác dụng mồi cho phản ứng xảy ra.
4. Nếu không dùng mẩu than, có thể đốt nóng sợi dây thép trên ngọn lửa đèn cồn rồi đưa nhanh vào bình chứa khí oxi.
Để thí nghiệm được an toàn và dễ thành công, có bao nhiêu lưu ý ở trên là hợp lí?
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng chất lỏng nguyên chất hoặc dung dịch trong nước: X, Y, Z, T, G
Các chất X, Y, Z, T, G lần lượt là
A. axit fomic, etyl fomat, glucozơ, axit glutamic, etyl amin
B. axit fomic, etyl axetat, glucozơ, axit glutamic, etyl amin
C. axit glutamic, etyl fomat, glucozơ, axit fomic, metyl amin.
D. axit glutamic, etyl fomat, fructozơ, axit fomic, anilin.
Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với các thuốc thử được ghi trong bảng sau:
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là
A. Etyl fomat, lysin, glucozơ, anilin.
B. Glucozơ, lysin, etyl fomat, anilin.
C. Etyl fomat, anilin, glucozơ, lysin
D. Anilin, glucozơ, lysin, etyl fomat.
Trong sơ đồ thực nghiệm theo hình vẽ sau đây?
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chất khí sau khi đi qua bông tẩm NaOH đặc có thể làm mất màu dung dịch brom hoặc KMnO4.
B. Vai trò chính của bông tẩm NaOH đặc là hấp thụ lượng C2H5OH chưa phản ứng bị bay hơi.
C. Vai trò chính của H2SO4 đặc là oxi hóa C2H5OH thành H2O và CO2
D. Phản ứng chủ yếu trong thí nghiệm là 2C2H5OH (C2H5)2O + H2O
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nhúng thanh Zn nguyên chất vào dung dịch HCl.
(b) Nhúng thanh Cu nguyên chất vào dung dịch AgNO3.
(c) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
(d) Để miếng sắt tây (sắt tráng thiếc) trong không khí ẩm.
(e) Nhúng thanh gang (hợp kim sắt và cacbon) vào dung dịch NaCl.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mòn điện hóa học là
A. 3.
B. 1
C. 4
D. 2
Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa tristearin theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam tristearin và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nhẹ nổi lên
B. Sau bước 2, thu được chất lỏng đồng nhất
C. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl là làm tăng tốc độ cho phản ứng xà phòng hóa
D. Phần chất lỏng sau khi tách hết xà phòng hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam.
Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm khí X tác dụng với chất rắn Y, nung nóng sinh ra khí Z
Hình vẽ trên minh họa phản ứng nào sau đây?
A. Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + CO2 + H2O.
B. CuO + CO Cu + CO2
C. 2C + Fe3O4 3Fe + 2CO2
D. Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho bột Mg (dư) vào dung dịch FeCl3;
(b) Đốt dây Fe trong khí Cl2 (dư);
(c) Cho bột Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư);
(d) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 (dư);
(e) Cho bột Fe (dư) vào dung dịch HNO3 loãng;
(f) Cho bột FeO vào dung dịch KHSO4.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được muối sắt(II) là
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)3;
(b) Cho FeS vào dung dịch HCl;
(c) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2;
(d) Cho Al vào dung dịch NaOH;
(e) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch NaHCO3
(f) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3.
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là
A. 6
B. 4
C. 5
D. 3
Thực hiện thí nghiệm sau:
(a) Sục CO2 từ từ đến dư vào dung dịch Ca(OH)2;
(b) Đun nóng dung dịch NaHCO3 và CaCl2 (có số mol bằng nhau);
(c) Thêm nước dư vào hỗn hợp rắn Na2O và Al2O3 (có số mol bằng nhau);
(d) Thêm dung dịch HCl từ từ đến dư vào dung dịch Na2CO3.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm mà dung dịch sau phản ứng chứa 2 muối là
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z (trong dung dịch) với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Các chất X, Y, Z lần lượt là
A. Lysin, etyl fomat, anilin
B. Anilin, etyl fomat, lysin.
C. Lysin, anilin, etyl fomat.
D. Etyl fomat, lysin, anilin.
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3;
(b) Để miếng tôn (sắt tráng kẽm) bị xước đến sắt trong không khí ẩm;
(c) Nhúng thanh kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4;
(d) Đốt sợi dây sắt trong bình đựng khí oxi.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hoá là
A. 1
B. 2.
C. 4
D. 3
Trong phòng thí nghiệm, khí X được điều chế và thu vào bình tam giác bằng cách đẩy không khí như hình vẽ sau:
Khí X là
A. Cl2
B. NH3
C. CH4.
D. H2