15 Bộ đề thi minh họa môn Hóa Học cực hay có lời giải (Đề số 13)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Phương pháp điều chế NaOH trong công nghiệp là

A. Cho Na2O vào nước

B. Cho dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2

C. Điện phân dung dịch NaCl bằng dòng diện một chiều có màng ngăn

D. Cho Na vào nước

Câu 2:

Một học sinh đã điều chế và thu khí NH3 theo sơ đồ sau đây, nhưng kết quả thí nghiệm không thành công.

Lí do chính là

A. Thí nghiệm trên xảy ra ở điều kiện thường nên không cần nhiệt độ.

B. Ống nghiệm phải để hướng xuống chứ không phải hướng lên.

C. NH3 không được điều chế từ NH4Cl và Ca(OH)2.

D. NH3 không được thu bằng phương pháp đẩy nước mà là đẩy không khí

Câu 3:

Amin X có công thức cấu tạo như sau: CH3NHCH2CH3. Tên gọi của X là

A. N-Metyletylamin

B. Đietylamin

C. N-Metyletanamin

D. Đimetylamin

Câu 4:

Cặp chất (hoặc dung dịch) không xảy ra phản ứng là

A. dung dịch NaOH và Al2O3

B. Na và dung dịch KCl

C. K2O và H2O

D. dung dịch NaNO3 và dung dịch MgCl2

Câu 5:

Tiến hành các thí nghiệm sau

(a) Ngâm lá đồng trong dung dịch AgNO3.

(b) Ngâm lá kẽm trong dung dịch HCl loãng.

(c) Ngâm lá nhôm trong dung dịch NaOH.

(d) Ngâm lá sắt được cuốn dây đồng trong dung dịch HCl.

(e) Để một vật bằng gang ngoài không khí ẩm.

(g) Ngâm một miếng đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.

Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa học là

A. 4

B. 2

C. 1

D. 3

Câu 6:

Cho các chất sau : etan, axetilen, buta-1,3-đien, stiren, toluen, phenol, anilin. Số chất tác dụng được với dung dịch Br2 ở nhiệt độ thường là

A. 7

B. 6

C. 5

D. 4

Câu 7:

Hỗn hợp X chứa hai hợp chất hữu cơ gồm chất Y (C2H7O2N) và chất Z (C4H12O2N2). Đun nóng 9,42 gam X với dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp T gồm hai amin là đồng đẳng kế tiếp, T có tỉ khối so với He bằng 9,15. Nếu cho 9,42 gam X tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch có chứa m gam muối của các hợp chất hữu cơ. Giá trị của m là

A. 7,31

B. 11,77

C. 10,31

D. 14,53

Câu 8:

Trong các chất dưới đây, chất nào là alanin?

A. HOOC−(CH2)2CH(NH2)COOH

B. CH3−CH(NH2)−COOH

C. H2N−(CH2)4CH(NH2)COOH

D. H2N−CH2−COOH

Câu 9:

Đốt cháy hoàn toàn 2,04 gam este X đơn chức thu được 5,28 gam CO2 và 1,08 gam H2O. Công thức phân tử của X là

A. C6H10O2.

B. C4H8O2

C. C6H8O2

D. C8H8O2

Câu 10:

Chất ở trạng thái lỏng ở điều kiện thường là

A. triolein

B. natri axetat

C. tripanmitin

D. natri fomat

Câu 11:

Tiến hành điện phân dung dịch chứa NaCl và 0,15 mol Cu(NO3)2 bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian 6562 giây thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm 15,11 gam. Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa m gam bột Fe, phản ứng tạo ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của m là

A. 3,36

B. 5,04

C. 4,20

D. 2,80

Câu 12:

Chất nào sau đây không phải là α-aminoaxit?

A. CH3CH(NH2)COOH

B. H2N(CH2)2COOH

C. (CH3)2CHCH(NH2)COOH

D. H2NCH2COOH

Câu 13:

Trung hòa 0,89 gam hỗn hợp gồm axit fomic và một axit hữu cơ đơn chức X cần dùng 15 ml dung dịch NaOH 1M. Nếu cho 0,89 gam hỗn hợp trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thì thu được 2,16 gam Ag. Tên gọi của X có thể

A. axit acrylic

B. axit metacrylic

C. axit propionic

D. axit axetic

Câu 14:

Hỗn hợp E chứa các chất hữu cơ mạch hở gồm tetrapeptit X; pentapeptit Y và este Z có công thức C3H7O2 được tạo bởi α-amino axit. Đun nóng 36,86 gam hỗn hợp E với dung dịch KOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần hơi chứa ancol T có khối lượng 3,84 gam và phần rắn gồm hai muối của glyxin và alanin. Đốt cháy hết hỗn hợp muối cần dùng 1,455 mol O2, thu được CO2, H2O, N2 và 34,5 gam K2CO3. Phần trăm khối lượng của X trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 14,87%.

B. 56,86%.

C. 37,23%.

D. 24,45%.

Câu 15:

Cho các dung dịch sau: Gly-Ala-Lys-Gly, glucozơ, tinh bột, glixerol. Dung dịch không tác dụng với Cu(OH)2

A. glixerol

B. glucozơ

C. tinh bột

D. Gly-Ala-Lys-Gly

Câu 16:

Trong các amin dưới đây, chất nào là amin bậc hai?

A. (CH3)2NC2H5

B. C6H5NH2

C. H2N(CH2)6NH2

D. CH3NHCH3

Câu 17:

Hỗn hợp X gồm Fe2O3, FeO và Cu (trong đó sắt chiếm 52,5% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với 420 ml dung dịch HCl 2M (dư), thu được dung dịch Y và còn lại 0,2m gam chất rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y thu được khí NO và 141,6 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 36

B. 24

C. 20

D. 32

Câu 18:

Cho dãy các chất sau: tristearin, phenylamoni clorua, đimetylamin, metyl axetat, alanin, amoni fomat. Số chất trong dãy tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng là

A. 5

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 19:

Cho 17,82 gam hỗn hợp gồm Na, Na2O,Ba,BaO(trong đó oxi chiếm 12,57% về khối lượng) vào nước dư, thu được a mol khí H2 và dung dịch X. Cho dung dịch CuSO4 dư vào X, thu được 35,54 gam kết tủa. Giá trị của a là

A. 0,08

B. 0,12

C. 0,06

D. 0,10

Câu 20:

Hỗn hợp khí X gồm C2H6,C3H6,C4H6. Tỉ khối của X so với H2 bằng 24. Đốt cháy hoàn toàn 0,96 gam X trong oxi dư rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 9,85

B. 5,91

C. 7,88

D. 13,79

Câu 21:

Cho hỗn X gồm Zn, Fe vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2, sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm 2 kim loại và dung dịch Z. Cho NaOH dư vào dung dịch Z thu được kết tủa gồm 2 hiđroxit kim loại. Dung dịch Z chứa

A. Zn(NO3)2,Cu(NO3)2,Fe(NO3)2

B. Zn(NO3)2,AgNO3,Fe(NO3)2

C. Fe(NO3)2,Cu(NO3)2.

D. Zn(NO3)2,Fe(NO3)2,Cu(NO3)2

Câu 22:

Cho các chất sau: C6H5OH(X),C6H5NH2(Y),CH3NH2(Z) và HCOOCH3(T). Chất không làm đổi màu quỳ tím là

A. Y và T

B. X, Y, Z

C. X, Y, T.

D. X và Y

Câu 23:

Hòa tan hết 15 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, FeCo3 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa NaHSO4 và 0,16 mol HNO3, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm CO2 và NO (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 4). Dung dịch Y hòa tan tối đa 8,64 gam bột Cu, thấy thoát ra 0,03 mol khí NO. Nếu cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, thu được 154,4 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và khí NO là sản phẩm khử duy nhất của cả quá trình. Phần trăm khối lượng của Fe đơn chất trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 29,87%.

B. 55,30%.

C. 48,80%.

D. 35,60%.

Câu 24:

Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nhà hóa học của hãng Du Pont (Mỹ) đã thông báo phát minh ra một loại vật liệu ‘‘mỏng hơn tơ nhện, bền hơn thép và đẹp hơn lụa’’. Theo thời gian, vật liệu này đã có mặt trong cuộc sống hàng ngày của con người, phổ biến trong các sản phẩm như lốp xe, dù, quần áo, tất,… Hãng Du Pont đã thu được hàng tỉ đô la mỗi năm bằng sáng chế về loại vật liệu này. Một trong số vật liệu đó là tơ nilon-6. Công thức một đoạn mạch của tơ nilon-6 là

Câu 25:

Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau:

Giá trị của V gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 2,4

B. 2,5

C. 2,1

D. 1,7

Câu 26:

Đốt cháy hoàn toàn a mol một peptit X (được tạo ra từ aminoaxit no, mạch hở trong phân tử có 1 nhóm −NH2 và 1 nhóm -COOH) thu được b mol CO2; c mol H2O và d mol N2. Biết b - c = a. Thuỷ phân hoàn toàn 0,2 mol X bằng dung dịch NaOH (lấy gấp đôi so với lượng cần thiết phản ứng) rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được chất rắn có khối lượng tăng m gam so với peptit ban đầu. Giá trị của m là

A. 76,4

B. 60,4

C. 30,2

D. 28,4

Câu 27:

Cho một mẩu Na vào dung dịch CuSO4, hiện tượng xảy ra là

A. có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan

B. dung dịch mất màu xanh, xuất hiện Cu màu đỏ

C. có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa xanh, kết tủa không tan

D. dung dịch có màu xanh, xuất hiện Cu màu đỏ

Câu 28:

Để hồi phục thể lực cho bệnh nhân, bác sĩ thường cung cấp một loại đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là loại đường nào sau đây?

A. Glucozơ

B. Fructozơ

C. Saccarozơ

D. Mantozơ

Câu 29:

Hoá chất nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt 3 dung dịch sau: NaCl,ZnCl2,AlCl3?

A. Dung dịch NaOH

B. Dung dịch NH3

C. Dung dịch Na2SO4

D. Dung dịch H2SO4loãng

Câu 30:

Cho hỗn hợp A gồm hai chất hữu cơ mạch hở X, Y (chỉ chứa C, H, O và MX<MY) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 0,2 mol một ancol đơn chức và 2 muối của hai axit hữu cơ đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Mặt khác, đốt cháy 20,56 gam A cần 1,26 mol O2 thu được CO2 và 0,84 mol H2O. Phần trăm số mol của X trong A là

A. 80%

B. 20%

C. 40%

D. 75%

Câu 31:

Cho 3,72 gam hỗn hợp gồm Mg và Al vào V ml dung dịch chứa AgNO3 x (mol/l) và Cu(NO3)2 y (mol/l). Sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X và 20,0 gam rắn Y. Cho dung dịch NaOH dư vào X, thấy lượng NaOH phản ứng là 18,4 gam. Lọc lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 7,6 gam hỗn hợp gồm hai oxit. Tỉ lệ x : y là

A. 1 : 3

B. 1 : 1

C. 2 : 3

D. 4 : 5

Câu 32:

Một este có công thức phân tử là C3H6O2 có phản ứng tráng bạc với dung dịch AgNO3trong NH3 . Công thức cấu tạo của este đó là công thức nào?

A. HCOOC2H5

B. CH3COOCH3

C. HCOOC3H7

D. C2H5COOH

Câu 33:

Đun nóng tristearin trong dung dịch NaOH dư, thu được sản phẩm gồm glixerol và chất có công thức nào sau đây?

A. C17H35COOH

B. C17H33COONa

C. C17H35COONa

D. C17H31COONa

Câu 34:

Cho các phát biểu sau:

Số phát biểu không đúng là

(a) Trong 4 kim loại: Ba, Sn, Cr, Cu chỉ có 2 kim loại có thể được điều chế bằng phản ứng nhiệt nhôm.

(b) Phenol không tác dụng được với dung dịch NaOH.

(c) Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, kim loại có tính dẻo nhất là Au.

(d) Propan-1,3-điol tác dụng với Cu(OH)2 tạo phức đồng màu xanh thẫm.

(e) Để làm mềm nước cứng tạm thời, ta có thể đun nóng nước cứng đó.

(g) Thành phần chính của phân bón supephotphat kép là Ca(HPO4)2 và CaSO4

A. 4

B. 2

C. 3

D. 5

Câu 35:

Tơ nào sau đây thuộc tơ nhân tạo?

A. Tơ visco

B. Tơ tằm

C. Tơ nilon-6,6

D. Tơ olon

Câu 36:

Cho các dung dịch loãng sau: (1) AgNO3, (2) FeCl2, (3) HNO3 , (4) FeCl3, (5) hỗn hợp gồm NaNO3 và HCl. Số dung dịch phản ứng được với Cu là

A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 37:

Cho 10 ml dung dịch CaCl2 tác dụng với lượng dư dung dịch Na2CO3, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được 0,28 gam chất rắn. Nồng độ mol của CaCl2 trong dung dịch ban đầu là

A. 0,05M

B. 0,70M

C. 0,5M

D. 0,28M

Câu 38:

Cho 8,8 gam hỗn hợp 2 kim loại kế tiếp thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 6,72 lít H2 (đktc). Hai kim loại đó là

A. Mg và Ca

B. Sr và Ba

C. Be và Mg

D. Ca và Sr

Câu 39:

Glucozơ lên men thành ancol etylic theo phương trình phản ứng sau:

C6H12O6men,30-352C2H5OH+2CO2

Để thu được 92 gam C2H5OH cần dùng m gam glucozơ. Biết hiệu suất của quá trình lên men là 60%. Giá trị của m là

A. 360

B. 300

C. 108

D. 270

Câu 40:

Biết X, Y là hai amin no, đơn chức, mạch hở, cùng dãy đồng đẳng liên tiếp; Z, T là hai ankin MT = MZ =28 Đốt cháy hoàn toàn 16,24 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T, thu được 36,96 gam CO2 và 20,16 gam H2O. Biết số mol Z lớn hơn số mol T, X và Y có tỉ lệ mol tương ứng là 5: 2. Dẫn 16,24 gam E qua lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đến khi các phản ứng kết thúc, thu được m gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của m là

A. 31,00

B. 21,42

C. 25,70

D. 30,44