15 Bộ đề thi minh họa môn Hóa Học cực hay có lời giải (Đề số 15)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Hỗn hợp X gồm Al, Fe. Cho m gam X vào dung dịch KOH dư, thu được 6,72 lít H2(đktc). Biết m gam X phản ứng tối đa với 0,45 mol Cl2. Cho m gam X vào dung dịch chứa 0,4 mol AgNO3và 0,15 mol Cu(NO3)2thu được x gam chất không tan. Các phản ứng hoàn toàn. Giá trị tương ứng của m và x là
A. 11 và 55,6
B. 14,2 và 55,6
C. 13,7 và 47,2
D. 11 và 47,2
Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và độ tan trong nước của ba chất hữu cơ X,Y,Z được trình bày trong bảng:
|
Nhiệt độ sôi (℃) |
Nhiệt độ nóng chảy (℃) |
Độ tan trong nước (g/100ml) |
|
20℃ |
80℃ |
|||
X |
181,7 |
43 |
8,3 |
|
Y |
Phân hủy trước khi sôi |
248 |
23 |
60 |
Z |
78,37 |
-114 |
|
|
X,Y,Z tương ứng là:
A. glyxin, phenol, ancol etylic
B. ancol etylic, glyxin, phenol
C. phenol, ancol etylic, glyxin
D. phenol, glyxin, ancol etylic
Hỗn hợp X gồm axit glutamic và lysin. Biết:
- Cho m gam X phản ứng vừa đủ với V lit dung dịch HCl 1M.
- Cho m gam X phản ứng vừa đủ với V/2 lit dung dịch NaOH 2M. Phần trăm khối lượng của axit glutamic trong X là:
A. 35,08%
B. 66,81%.
C. 33,48%
D. 50,17%
Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc hai?
A. CH3CH2NH2
B. C6H5NH2
C. CH3NHCH2CH3
D. (CH3)2NCH2CH3
Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai ?
A. SiO2 + 4HCl → SiCl4 + 2H2O.
D. SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O
Hai hợp chất hữu cơ X, Y đơn chức có cùng CTĐGN là CH2O, đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Tên gọi của X, Y là
A. axit acrylic và axit fomic
B. Anđehit fomic và metyl fomiat
C. Anđehit fomic và axit fomic
D. Axit fomic và anđehit axetic
Có 4 ống nghiệm, mỗi ống đựng một chất khí khác nhau trong các khí: Hidro clorua (HCl), metyl amin (CH3NH2), lưu huỳnh dioxit (..), etan(CH3−CH3)
Ban đầu các ống nghiệm được úp trên các chậu nước (hình vẽ)
Xác định mỗi khí trong từng ống nghiệm. Và cho biết mực nước trong ống nghiệm B thay đổi như thế nào (so với mực nước trong ống nghiệm B ban đầu) khi cho thêm vài giọt NaOH vào chậu B?
A. SO2, CH3−CH3, HCl, CH3−NH2 Mực nước trong ống B giảm xuống
B. CH3−CH3, HCl, CH3−NH2,SO2. Mực nước trong ống B không thay đổi
C. CH3−CH3 , SO2 , CH3−NH2 , HCl. Mực nước trong ống B tăng lên
D. CH3−CH3, CH3−NH2, SO2, HCl. Không nhận xét được mực nước trong ống B
Sản phẩm thu được khi điện phân dung dịch Cu(NO3)2(màng ngăn điện cực trơ) là
A. Cu, O2và HNO3
B. Cu,NO2và H2
C. CuO,H2và NO2
D. CuO,NO2và O2
Hòa tan hết 6,4 gam Cu trong lượng dư H2SO4 đặc nóng thu được sản phẩm khử duy nhất là bao nhiêu lít SO2ở đktc
A. 2,24
B. 4,48
C. 3,36
D. 5,6
Cho 3,48 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm HCl (dư) và KNO3, thu được dung dịch X chứa m gam muối và 0,56 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm N2 và H2 . Khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11,4. Giá trị của m là
A. 16,085
B. 14,485
C. 18,035
D. 15.037
Dạng tơ nilon phổ biến nhất là nilon –6,6 có 5 khối lượng các nguyên tố là: 63,68% C; 12,38% N; 9,8%H; 14,4% O. Công thức thực nghiệm của nilon –6,6 là:
A. C6N2H10O
B. C6NH11O
C. C5NH9O
D. C4NH7O
Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch NaOH loãng, vừa phản ứng với dung dịch HCl?
A. CrCl2
B. Cr(OH)3
C. NaCrO4
D. CrCl3
Este A điều chế từ ancol metylic có tỉ khối so với oxi là 2,3125. Công thức của A là
A. C2H5COOCH3
B. CH3COOC2H5
C. C2H5COOC2H5
D. CH3COOCH3
Axit cacboxylic X mạch hở, chứa 2 liên kết π trong phân tử. X tác dụng với NaHCO3 (dư) sinh ra nCO2 = nX. X thuộc dãy đồng đẳng
A. no, đơn
B. no, hai chức
C. không no, đơn
D. không no, hai chức
Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức của X là
A. C2H3COOC2H5
B. CH3COOC2H5
C. CH3COOCH3
D. C2H5COOCH3
Cho ba dung dịch có cùng nồng độ mol: (1) H2NCH2COOH, (2) CH3COOH, (3)CH3CH2NH2. Dãy xếp theo thứ tự pH tăng dần là:
A. (2), (1), (3).
B. (2), (3), (1).
C. (3), (1), (2).
D. (1), (2), (3).
Tách nước hỗn hợp gồm ancol etylic và ancol Y chỉ tạo ra 2 anken. Đốt cháy cùng số mol mỗi ancol thì lượng nước sinh ra từ ancol này bằng 5/3 lần lượng nước sinh ra từ ancol kia. Ancol Y là
A. CH3−CH2−CH(OH)−CH3
B. CH3−CH2−CH2−CH2OH
C. CH3−CH(OH)−CH3
D. CH3−CH2−CH2OH
Dẫn 3,584 lít khí CO2 (đktc) qua bình đựng V ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được 7m gam kết tủa. Nếu dẫn 4,48 lít CO2 (đktc) qua bình trên thì thu được 5m gam kết tủa. Giá trị của V là :
A. 140
B. 170
C. 150
D. 160
Tách nước hoàn toàn hỗn hợp X gồm 3 ancol A, B, C thu được hỗn hợp Y gồm các anken. Nếu đốt cháy hết hỗn hợp X thì thu được 1,76 gam CO2. Khi đốt cháy hết Y thì tổng khối lượng nước và CO2 sinh ra là
A. 2,94 gam
B. 2,48 gam
C. 1,76 gam
D. 2,76 gam
Khi cho 0,25 mol P2O5 vào dung dịch chứa x mol KOH. Để thu được 2 muối K2HPO4 và KHPO4 thì giá trị x phải thuộc khoảng
A. 0 < x < 0,5
B. 0,5 < x < 1
C. 0,25 < x < 0,5
D. 1 < x < 1,5
Cho khí CO lấy dư đi qua một ống chứa (0,4 mol Fe3O4; 0,2 mol Al2O3; 0,3 mol K2O; 0,4 mol CuO) nung nóng đến phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được x gam chất rắn trong ống. Giá trị của x là
A. 166,2
B. 141,4
C. 173,1
D. 154,6
Có các nhận xét sau về kim loại và hợp chất của nó:
1; Các kim loại nhẹ hơn H2Ođều tan tốt vào dung dịch Ba(OH)2.
2; Độ dẫn điện của Cu lớn hơn của Al.
3; Tất cả các kim loại nhóm IA; IIA đều là kim loại nhẹ.
4; Na, Ba có cùng kiểu cấu trúc tinh thể.
Trong các nhận xét trên số nhận xét đúng là:
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
Axit cacboxilic đơn chức mạch hở G có công thức phân tử dạng CnH2n−2O2. Biết rằng 3,6 gam chất G phản ứng vừa đủ với 8 gam brom trong dung dịch. Vậy chất G là
A. axit oleic
B. axit linoleic
C. axit metacrilic
D. axit acrylic
Gluxit là hợp chất tạp chức trong phân tử có nhiều nhóm -OH và có nhóm
A. anđehit
B. amin
C. cacboxyl
D. cacbonyl
Phát biểu không đúng là
A. Tính oxi hóa của các ion tăng theo thứ tự: Fe2+,H+,Cu2+,Ag+
B. Fe2+ oxi hoá được Cu
C. Fe khử được Cu2+ trong dung dịch
D. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+
Este etyl fomiat có công thức là
A. HCOOCH3
B. HCOOC2H5
C. CH3COOCH3
D. HCOOCH=CH2
Cho dung dịch Ba(HCO3)2lần lượt vào các dung dịch: CaCl2,Ca(NO3)2, NaOH,Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là
A. 6
B. 7
C. 4
D. 5
Anđehit X có chứa 4 nguyên tử C trong phân tử. Khi cho 0,1 mol X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 43,2 gam Ag↓. Mặt khác 0,15 mol X làm mất màu vừa đủ 200 ml dung dịch Br2 1,5M. X là
A. C2H4(CHO)2
B. C3H7CHO
C. O=HC-C≡C-CHO
D. O=CH-CH=CH-CHO
Dung dịch X chứa m (g) hỗn hợp glucozo và saccarozo. X tráng gương thì thu được 0,02 mol Ag. Nếu đun nóng X trong H2SO4 loãng, trung hòa dung dịch rồi tráng gương thì thu được 0,06 mol Ag. Giá trị của m là
A. 5,22
B. 10,24
C. 3,60
D. 8,44
Nguồn chứa nhiều photpho trong tự nhiên là:
A. Quặng xiđerit
B. Quặng apatit
C. Protein thực vật
D. Cơ thể người và động vật
Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp chứa MgCO3 và CaCO3 có cùng số mol, thu được khí X và chất rắn Y. Hòa tan chất rắn Y vào nước dư, lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch D. Hấp thụ hoàn toàn khí X vào bình chứa dung dịch D, sau phản ứng trong bình chứa
A. CaCO3,Ca(HCO3)2
B. MgCO3,Mg(HCO3)2
C. Ca(HCO3)2
D. Mg(HCO3)2
Hoàn tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X gồm NO và NO2 và dung dịch Y chỉ chứa hai muối và axit dư. Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Gía trị của V là
A. 4,48
B. 3,36
C. 5,6
D. 2,24
Hòa tan Fe3O4trong dung dịch H2SO4loãng, dư thu được dung dịch X. Cho dung dịch X lần lượt phản ứng với các chất sau: KMnO4,Cl2,NaOH,Cu(NO3)2,Cu,Na2CO3,NaNO3. Số phản ứng xảy ra là
A. 6
B. 4
C. 7
D. 5
Cặp chất nào sau đây phản ứng với nhau cho sản phẩm khí?
A. NaHSO4 và BaCl2
B. NaHCO3 và NaOH
C. NH4Cl và AgNO3
D. Na2CO3 và AlCl3
Trộn 300ml dung dịch HCl 0,05M với 200ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l thu được 500ml dung dịch có pH = x. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 1,9875 gam chất rắn. Giá trị của a và x lần lượt là
Cho các dung dịch có cùng nồng độ: Na2CO3 (1), H2SO4 (2), HCl (3), KNO3 (4). Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng từ trái sang phải là:
A. (2), (3), (4), (1).
B. (1), (2), (3), (4).
C. (4), (1), (2), (3).
D. (3), (2), (4), (1)
Cho hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức. Đem đốt cháy m gam X thì cần vừa đủ 0,465 mol O2sản phẩm cháy thu được chứa x mol CO2.Thủy phân hoàn toàn m gam X trong 90ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ) thì thu được 8,86 gam hỗn hợp muối Y và một ancol Z no đơn chức, mạch hở . Đem đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối Y thì cần dùng 7,392 lit ( đktc) khí O2. Giá trị của x là:
A. 0,335
B. 0,245
C. 0,29
D. 0,38
Hỗn hợp X gồm 3 peptit được tạo bởi Gly, Val và Ala. Người ta lấy 0,08 mol X cho vào dung dịch chứa KOH dư thì thấy có 0,4 mol KOH tham gia phản ứng, đồng thời dung dịch có chứa m gam muối . Mặt khác, lấy 81,95 gam X rồi đem đốt cháy hoàn toàn thì cần 4,5375 mol O2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 57,62
B. 55,88
C. 59,48
D. 53,74
Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2đến dư vào dung dịch hỗn hợp Na2SO4,Al2(SO4)3ta có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo số mol Ba(OH)2như sau
Dựa vào đồ thị hãy xác định giá trị của x là
A. 0,20 (mol)
B. 0,25 (mol)
C. 0,30 (mol)
D. 0,40 (mol)
Cho 66,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(NO3)2, Al tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 3,1 mol KHSO4. Sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 466,6 gam muối sunphat trung hòa và 10,08 lit đktc khí Z gồm 2 khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỷ khối của Z so với He là 23/18. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X
A. 15%
B. 30%
C. 20%
D. 25%