15 câu trắc nghiệm Hiện tượng quang, phát quang cực hay, có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Chọn phát biểu đúng về sự phát quang.

A. Sự phát quang của các chất lỏng và chất rắn đều là huỳnh quang.

B. Sự phát quang của các chất lỏng và chất rắn đều là lân quang.

C. Sự phát quang của chất lỏng là huỳnh quang, của chất rắn là lân quang.

D. Sự phát quang của chất rắn là huỳnh quang, của chất lỏng là lân quang.

Câu 2:

Chọn phát biểu đúng.

A. Sự phát sáng của đèn ống là một hiện tượng quang – phát quang.

B. Hiện tượng quang - phát quang là hiện tượng phát sáng của một số chất.

C. Huỳnh quang là sự phát quang của chất rắn, ánh sáng phát quang có thể kéo dài một khoảng thời gian nào đó sau khi tắt ánh sáng kích thích.

D. Ánh sáng phát quang có tần số lớn hơn ánh sáng kích thích.

Câu 3:

Biết ánh sáng phát quang của một chất có bước sóng 0,50 μm. Khi chiếu vào chất đó ánh sáng có bước sóng nào dưới đây thì chất đố sẽ không thể phát quang?

A. 0,30 μm.

B. 0,40 μm.

C. 0,48 μm.

D. 0,60 μm.

Câu 4:

Một chất phát quang có khả năng phát ra ánh sáng màu lục khi được kích thích phát sáng. Khi chiếu vào chất đó ánh sáng đơn sắc nào dưới đây thì nó có thể phát quang?

A. cam.

B. vàng.

C. chàm.

D. đỏ.

Câu 5:

Trong hiện tượng quang – phát quang, sự hấp thụ một photon có thể làm

A. phát ra một photon khác.

B. giải phóng một photon cung tần số.

C. giải phóng một êlectron liên kết.

D. giải phóng một cặp êlectron và lỗ trống.

Câu 6:

Chọn phát biểu đúng về hiện tượng huỳnh quang và lân quang.

Ánh sáng phát ra

A. do hiện tượng huỳnh quang và lân quang đều tắt rất nhanh sau khi tắt ánh sáng kích thích.

B. do hiện tượng huỳnh quang và lân quang đều kéo dài thêm một khoảng thời gian khi tắt ánh sáng kích thích.

C. do hiện tượng lân quang tắt rất nhanh, hiện tượng huỳnh quang còn kéo dài thêm một khoảng thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích.

D. do hiện tượng huỳnh quang tắt rất nhanh, hiện tượng lân quang còn kéo dài thêm một khoảng thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích.

Câu 7:

Ánh sáng huỳnh quang là ánh sáng phát quang

A. kéo dài trong một khoảng thời gian nào đố sau khi tắt ánh sáng kích thích.

B. có bước sóng nhỏ hơn bước sóng ánh sáng kích thích.

C. hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích.

D. khi được kích thích bằng ánh sáng có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng phát quang.

Câu 8:

Ánh sáng lân quang là ánh sáng phát quang

A. tồn tại một thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích.

B. hầu như tắt ngày sau khi tắt ánh sáng kích thích

C. có bước sóng nhỏ hơn bước sóng ánh sáng kích thích.

D. có tần số lớn hơn tần số ánh sáng kích thích.

Câu 9:

Tìm phát biểu sai.

A. Sự phát huỳnh quang hay sự phát lân quang được gọi chung là sự phát quang hay sự phát sáng lạnh.

B. Các bức xạ có bước sóng nhỏ hơn 0,4 μm đều có thể kích thích sự phát quang.

C. Trong sự phát quang, ánh sáng phát ra có bước sóng λ' nhỏ hơn bước sóng λ của ánh sáng kích thích

D. Hiện tượng phát quang của các chất rắn được ứng dụng trong các đèn ống.

Câu 10:

Vật trong suốt có màu đỏ là những vật:

A. không bị hấp thụ ánh sáng đỏ.

B. không phản xạ ánh sáng màu đỏ.

C. chỉ cho ánh sáng màu đỏ truyền qua.

D. hấp thụ hoàn toàn ánh sáng màu đỏ.

Câu 11:

Tìm phát biểu sai.

A. Sự phát quang của các chất chỉ xảy ra khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.

B. Sự phát quang của các chất lỏng và khí là lân quang.

C. Tần số của ánh sáng phát quang bao giờ cũng lớn hơn tần số của ánh sáng mà chất phát quang hấp thụ.

D. Thời gian phát quang của các chất khác nhau có giá trị khác nhau.

Câu 12:

Những vật không hấp thụ ánh sáng và không phản xạ ánh sáng đáng kể trong miền nhìn thấy của quang phổ là

A. vật trong suốt không màu

B. vật trong suốt có màu

C. vật có màu đen

D. vật phát quang

Câu 13:

Khi chiếu ánh sáng đỏ vào vật sơn màu xanh, vật sẽ có

A. màu đỏ

B. màu đen

C. màu tổng hợp của màu đỏ và màu xanh

D. màu xanh

Câu 14:

Chiếu ánh sáng có bước sóng 0, 32 μm vào một chất thì thấy chất đó phát ra ánh sáng bước sóng 0,60 μm. Biết rằng số photon của ánh sáng phát quang chỉ bằng 0,4% số photon của ánh sáng kích thích. Tỉ số giữa công suất của áng sáng phát quang và công suất của ánh sáng kích thích là

A. 3,5.10-3

B. 3,5.10-2

C. 1,5.10-3

D. 2,1.10-3

Câu 15:

Hiện tượng quang – phát quang là

A. sự hấp thụ điện năng chuyển hóa thành quang năng.

B. hiện tượng ánh sáng giải phóng các electron liên kết trong khối bán dẫn.

C. sự hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác.

D. hiện tượng ánh sáng làm bật các electron ra khỏi bề mặt kim loại.