15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa Học chuẩn cấu trúc của bộ giáo dục (Đề số 4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Oxi (Z=8) thuộc nhóm

A. IVA

B. VA

C. VIA

D.VIIA

Câu 2:

Hiđrat hóa 2-metylbut-2-en thu được sản phẩm chính là

A. 1-metylbutan-l-ol

B. l-metylbutan-2-ol

C. 2-metylbutan-l-ol

D. 2-metylbutan-2-ol

Câu 3:

Chất nào không thuộc dãy đồng đẳng của ankan

A. CH4

B. C2H4

C. C3H8

D. C4H10

Câu 4:

Este X mạch hở có công thức phân tử C5H8O2, được tạo bởi một axit Y và một ancol Z. Vậy Y không thể là

A. C3H5COOH

B. CH3COOH

C. HCOOH

D. C2H5COOH

Câu 5:

Chất X được sử dụng trong quá trình sản xuất nhôm trong công nghiệp để giảm nhiệt độ nóng chảy của nhôm oxit, tăng khả năng dẫn điện của hỗn hợp nóng chảy. X là

A. Bôxit

B. Criolit

C. Manhetit

D. Đôlômit

Câu 6:

Cho 0,4 mol H3PO4 tác dụng hết với dung dịch chứa m gam NaOH, sau phản ứng thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được 2,51m gam chất rắn. X có chứa

A. Na2HPO4, Na3PO4

B. NaH2PO4, Na2HPO4

C. Na3PO4, NaOH

D. NaH2PO4, Na3PO4

Câu 7:

Đường mía, đường phèn có thành phần chính là đường nào dưới đây?

A. Glucozơ

B. Fructozơ

C. Saccarozơ

D. Mantozơ

Câu 8:

Trong tự nhiên Cu có 2 đồng vị bền là 63Cu và 65Cu. Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,54 đvC. Thành phần phần trăm tổng số nguyên tử của 63Cu là

A. 73%.

B. 27%.

C. 54%.

D. 50%.

Câu 9:

Cho các phản ứng sau:

(1) 2HCl + Sn → SnCl2 + H2.

(2) 16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.

(3) 8HCl + 2NaNO3 + 3Cu → 3CuCl2 + 2NaCl + 2NO + 4H2O.

(4) 2HCl + K2CO3 → 2KCl + CO2 + H2O.

Phản ứng HCl thể hiện tính oxi hóa là:

A. (4).

B. (2).

C. (3).

D. (1).

Câu 10:

Hòa tan hỗn hợp X chứa 12 gam Fe và Cu vào dung dịch HCl loãng dư thu được 4,48 lít H2 (đktc). % Khối lượng Fe trong X là

A. 6,67%.

B. 46,67%.

C. 53,33%.

D. 93,33%.

Câu 11:

Chất hòa tan được Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường thu được phức chất màu tím là

A. glixerol

B. gly-Ala

C. lòng trắng trứng

D. Glucozơ

Câu 12:

Phát biểu không đúng là

A. CrO3 bốc cháy khi nhỏ ancol etylic vào

B. Cr2O3 tan trong dung dịch NaOH loãng, đun nóng

C. Nhỏ H2SO4 vào dung dịch Na2CrO4 dung dịch chuyển màu vàng sang màu cam

D. Cho CrO3 vào H2O luôn thu được hỗn hợp 2 axit

Câu 13:

Chất nào dưới đây không làm mất màu nước brom?

A. C6H5OH (phenol).

B. CH2=CH-COOH

C. CH3COOH

D. CHCH

Câu 14:

Ong đốt hoặc kiến đốt gây cảm giác ngứa hoặc đau nhức, trong thành phần nước bọt của côn trùng trên có chứa axit fomic. Để giảm đau nhức do vết đốt nên dùng

A. muối ăn

B. giấm ăn

C. cồn iot

D. vôi bột

Câu 15:

Hình vẽ trên minh họa phản ứng nào sau đây

A. Na2SO3 + H2SO4 to  Na2SO4 + SO2↑ + H2O

B. NaNO3rắn + H2SO4đặcto  HNO3 + NaHSO4

C. NaClkhan + H2SO4đặc to  NaHSO4 + 2HCl↑

D. MnO2 + 4HClđ to MnCl2 + Cl2 + 2H2O

Câu 16:

Hidrocacbon X ở điều kiện thường là chất khí có cấu tạo mạch hở có phản ứng với AgNO3/NH3 cho kết tủa Y. biết  đvC. Số cấu tạo X thỏa mãn là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 17:

Cho sơ đồ phản ứng sau: Al → X → Y → AlCl3. X, Y có thể lần lượt là cặp chất nào sau đây?

A. Al(OH)3, Al(NO3)3

B. Al2(SO4)3, Al2O3

C. Al(OH)3, Al2O3

D. Al2(SO4)3, Al(OH)3

Câu 18:

Để điều chế 26,73 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 60%) cần dùng ít nhất V lít axít nitric 94,5% (D = 1,5 g/ml) phản ứng với xenlulozơ dư. Giá trị của V là

A. 20

B. 18

C. 30

D.12

Câu 19:

Hỗn hợp X gồm 0,15 mol axetilen, 0,1 mol vinylaxetilen, 0,1 mol etilen và 0,4 mol hiđro. Nung hỗn hợp X với niken xúc tác, một thời gian được hỗn hợp khí Y có tỉ khối đối với hiđro bằng 12,7. Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol Br2. Giá trị của a là

A. 0,35 mol

B. 0,65 mol

C. 0,45 mol

D. 0,25 mol

Câu 20:

Nhiệt phân 30,225 gam hỗn hợp X gồm KMnO4 và KClO3, thu được O2 và 24,625 gam hỗn hợp chất rắn Y gồm KMnO4, K2MnO4, KClO3, MnO2 và KCl. Toàn bộ Y tác dụng vừa đủ với dung dịch cha 0,8 mol HCl, đun nóng, sau phản ứng thu được x mol khí Cl2. Giá trị x gần nhất với?

A. 0,1.

B. 0,2.

C. 0,3.

D. 0,4.

Câu 21:

Đốt cháy hết 0,2 mol hỗn hợp X gồm amin Y (CnH2n+3N) và amino axit Z (CmH2m+1O2N) cần dùng 0,45 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Số đồng phân cấu tạo của Z là

A. 2

B. 4

C. 3

D. l

Câu 22:

Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3 và Fe3O4 với tỉ lệ mol tương ứng 8 : 2 : 1 tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc nóng. Sau phản ứng thu được dung dịch Y chứa 2 muối và 2,6544 lít hỗn hợp khí Z gồm CO2 và SO2 (đktc). Biết dung dịch Y phản ứng được tối đa với 0,2m gam Cu. Hấp thụ hoàn toàn khí Z vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là

A. 11,82

B. 12,18

C. 13,82

D. 18,12

Câu 23:

Cho dung dịch muối X (dùng dư) vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch T có khối lượng tăng chính bằng lượng Z cho vào. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hai muối X và Y lần lượt là

A. AgNO3 và FeCl2

B. NaHSO4 và BaCl2

C. Na2CO3 và BaCl2

D. FeCl3 và Na2CO3

Câu 24:

Điện phân nóng chảy 816 gam Al2O3 bằng điện cực than chì, sau một thời gian thu được 324 gam Al và 224 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm CO, CO2 và O2 có tỉ khối so với He bằng 8,55. Dẫn 1/10 hỗn hợp khí X qua nước vôi trong lấy dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị m là

A. 36

B. 20

C. 25

D. 24

Câu 25:

Đốt cháy 13,92 gam hỗn hợp gồm Al, Zn và Mg trong 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm O2 và Cl2, thu được hỗn hợp rắn X (không thấy khí thoát ra). Cho toàn bộ X vào dung dịch chứa a mol HCl loãng (dùng dư), thấy thoát ra 0,12 mol khí H2; đồng thời thu được dung dịch Y chứa các chất tan có cùng nồng độ mol/l. Giá trị của a là

A. 0,72

B. 0,84

C. 0,76

D. 0,64

Câu 26:

Đun nóng 0,1 mol hỗn hợp X gồm tripeptit X và pentapeptit Y (đều mạch hở) cần dùng 360 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 38,0 gam hỗn hợp gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Số nguyên tử hiđro trong một phân t pentapeptit Y là

A. 31

B. 27

C. 25

D. 29

Câu 27:

Cho hỗn hợp bột chứa các chất rắn có cùng số mol gồm BaCl2, NaHSO4 và Fe(OH)2 vào lượng nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Nung Y ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được rắn Z. Nhận định nào sau đây là sai?

A. Cho dung dịch NaNO3 vào X, thấy thoát ra khí không màu, hóa nâu ngoài không khí

B. Rắn Z chứa Fe2O3 và BaSO4

C. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được hai loại kết tủa

D. Cho dung dịch Na2CO3 vào X, thu được kết tủa

Câu 28:

Cho sơ đồ phản ứng sau (đúng với tỉ lệ mol các chất):

(1) X (C7H10O4) + 2NaOH to  X2 + X3 + X4

(2) X2 + H2SO4 → X5 + Na2SO4

(3) 2X3 H2SO4,140oC  C2H6O + H2O

(4) X5+HBr

Biết X4 là hợp chất hữu cơ và X6, X7 là đồng phân của nhau. Điều khẳng định nào sau đây là sai?

A. Trong phân tử chất X chứa 2 nhóm –CH3

B. Đun nóng chất X4 với H2SO4 đặc ở 170°C thu được một anken duy nhất

C. Chất X không tồn tại đồng phân hình học

D. Chất X2 có công thức phân tử C5H4O4Na2

Câu 29:

Cho các phát biểu sau:

(a) Gang là hợp kim của sắt có chứa từ 0,01–2% khối lượng cacbon.

(b) Tính cứng tạm thời của nước cứng là do các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2 gây ra.

(c) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Na2Cr2O7, thu được dung dịch có màu da cam.

(d) Tecmit là hỗn hợp gồm Al2O3 và Fe được dùng hàn đường ray xe lửa.

(e) Gang xám cứng hơn và có hàm lượng cacbon cao hơn gang trắng.

(f) Magie nhẹ, bền; hợp kim magie được dùng nhiều trong công nghiệp hàng không vũ trụ. 

(g) Dãy các kim loại: Li, Na, Ca, Al, Ba, Fe được sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng riêng.

(h) Không thể nhận biết hai dung dịch NaCl và KCl.

(i) Kim loại có đ tinh khiết càng cao thì càng khó bị ăn mòn.

(j) Nhôm là kim loại phổ biến nhất trong vỏ Trái đất.

(k) Các loại kim loại quý hiếm như Au, Pt chỉ tồn tại ở dạng tự do trong thiên nhiên.

Số phát biểu đúng:

A. 8

B. 5

C. 6

D. 7

Câu 30:

Đun nóng 24,88 gam hỗn hợp E gồm chất X (C2H8O2N2) và đipeptit Y (C5H10N2O3) cần dùng 320 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 1 khí Z duy nhất (có khả năng làm quỳ tím ẩm hóa xanh) và hỗn hợp T gồm hai muối. Nếu lấy 24,88 gam E tác dụng với dung dịch HCl lõang dư, thu được dung dịch chứa x gam muối. Giá trị của x là

A. 41,64 gam

B. 37,36 gam

C. 36,56 gam

D. 42,76 gam

Câu 31:

Hỗn hợp X gồm Fe, Mg, MgO, FeO, Fe2O3, Fe3O4 trong đó oxi chiếm 23,43% về khối lượng. Hòa tan hết 19,12 gam X trong dung dịch chứa HCl và KNO3 thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa và 0,56 lít (dktc) hỗn hợp N2 và N2O. Cho từ từ dung dịch AgNO3 1M vào Y, đến khi kết tủa đạt cực đại thì vừa hết 940 ml, cô cạn dung dịch thu được m gam rắn, nung phần rắn này trong chân không thấy khối lượng giảm 51,62 gam và thóat ra 27,72 lít hỗn hợp khí và hơi ở đktc. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với:

A. 80 gam

B. 85 gam

C. 90 gam

D. 95 gam

Câu 32:

Cho các phát biểu sau:

(a) Dung dịch các peptit đều bị thủy phân trong môi trường axit hoặc môi trường kiềm.

(b) Nhỏ dung dịch iot vào dung dịch hồ tinh bột, thấy xuất hiện màu xanh tím.

(c) Hợp chất NH2-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH thuộc loại đipeptit.

(d) Đốt cháy một đipeptit mạch hở luôn thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol 1 : 1.

(e) Glucozơ làm mất màu dung dịch nước brom.

(f) Tinh bột không tan trong nước lạnh, tan ít trong nước nóng tạo dung dịch keo nhớt.

(g) Phân t xenlulozơ không thẳng mà xoắn lại như lò xo.

(h) Các chất béo đều bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm khi đun nóng.

(i) Theo nguồn gốc, người ta chia polyme thành 2 loại: polyme trùng hợp và polyme trùng ngưng.

(j) Polyme là hợp chất có phân tử khối rất lớn, do nhiều phân tử nhỏ (monome) liên kết với nhau tạo nên. Số phát biểu đúng về polyme là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 2

Câu 33:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(l) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.

(2) Cho Ba vào lượng dư dung dịch CuSO4.

(3) Điện phân Al2O3 nóng chảy.

(4) Đốt cháy Ag2S trong khí oxi dư.

(5) Cho dung dịch NaI vào dung dịch FeCl3.

(6) Đun sôi đến cạn dung dịch nước cứng toàn phần.

(7) Dẫn khí amoniac vào ống đựng CrO3 ở nhiệt độ thường.

(8) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, không có màng ngăn.

(9) Cho bột nhôm vào dung dịch NaNO3 dư trong NaOH.

(10) Cho KMnO4 vào dung dịch FeCl2 dư trong H2SO4. Số trường hợp luôn tạo ra đơn chất là:

A. 8

B. 7

C. 9

D. 6

Câu 34:

Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm CuO, Fe3O4 và Al2O3 trong dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào X (không có mặt oxi), phản ứng được biểu diễn theo sơ đồ sau:

Giá trị m là

A. 28,48

B. 31,52

C. 33,12

D. 26,88

Câu 35:

Đun nóng hỗn hợp etylen glicol và -amino axit X (CnH2n+1O2N) với xúc tác HCl, thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ, trong đó có chất hữu cơ Y mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 12,45 gam Y cần dùng 0,35 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O, HCl và N2 được dẫn qua dung dịch KOH đặc, dư thấy khối lượng dung dịch tăng 22,25 gam. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Tổng số nguyên tử hidro trong hai phân tử X, Y bằng 15

B. Y tác dụng tối đa với NaOH trong dung dịch theo tỉ lệ mol 1: 4

C. X có tên gọi là -aminopropionic

D. Y tác dụng tối đa với NaOH trong dung dịch theo tỉ lệ mol 1: 2

Câu 36:

Hòa tan hết hỗn hợp rắn X gồm Al, Fe(NO3)2, Fe vào dung dịch cha 0,5 mol HCl và 0,03 mol NaNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa 25,13 gam các muối (không chứa ion Fe3+) và thoát ra 0,05 mol hỗn hợp khí T có tỉ khối so với H2 bằng 10,6 (trong T có chứa 0,02 mol H2). Dung dịch Y phản ứng tối đa với 0,58 mol NaOH (không có không khí). Phần trăm khối lượng Fe đơn chất có trong X là

A. 19,07%.

B. 31,78%.

C. 25,43%.

D. 28,60%.

Câu 37:

Đốt cháy hoàn toàn 17,44 gam hỗn hợp X gồm ba este đều đơn chức (trong đó có hai este là đồng phân của nhau) cần dùng 0,76 mol O2, thu được CO2 và 10,08 gam H2O. Mặt khác đun nóng 17,44 gam X với 300 ml dung dịch NaOH 1M (dùng dư), thu được một ancol Y duy nhất và 22,25 gam hỗn hợp rắn Z. Phần trăm khối lượng của muối có khối lượng phân t lớn nhất trong hỗn hợp Z là

A. 18,2%.

B. 20,4%.

C. 3,2%.

D. 9,7%.

Câu 38:

Có các nhận định về polyme:

(a) Hầu hết các polyme ở thể rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định;

(b) Bông, len, tơ tằm, xenlulozơ, tristearin là các polyme thiên nhiên;

(c) Có thể phân loại polyme theo nguồn gốc, theo cấu trúc hay theo cách tổng hợp;

(d) Các polyme như nilon-6,6; tơ lapsan; tơ olon đều được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

(e) Nilon-6 do các mắt xích H2N[CH2]5COOH tạo nên.

(f) Etylamoni axetat và etyl amino axetat có cùng số nguyên tử hiđro.

Số nhận định đúng là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 2

Câu 39:

Hòa tan hết 27,88 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 0,98 mol NaHSO4 loãng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa có khối lượng là 134,26 gam và 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm hai khí không màu, tỉ khối so với He là 6,1 (biết có một khí không màu hóa nâu ngoài không khí). Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong X là:

A. 20,8%.

B. 24,96%.

C. 16,64%.

D. 29,1%.

Câu 40:

Tiến hành điện phân dung dịch chứa x mol Cu(NO3)2 và y mol NaCl bằng điện cực trơ, với cường độ dòng điện không đổi I=5A trong thời gian 5790 giây thì dừng điện phân. Cho 0,25 mol bột Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng, thấy thoát ra 0,045 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5; đồng thời còn lại 10,86 gam rắn không tan. Tỉ lệ x : y gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 1,80

B. 1,90

C. 1,75

D. 1,95