15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa Học chuẩn cấu trúc của bộ giáo dục (Đề số 6)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Cho các dung dịch riêng lẻ mỗi chất sau : KCl, CuSO4, Al(NO3)3, Pb(NO3)2, HCl, Fe(NO3)3, HNO3 loãng, (NH4)2SO4, H2SO4 đặc nóng. Nếu cho một ít bột Fe lần lượt vào mỗi dung dịch thì tổng trường hợp có phản ứng tạo ra muối Fe2+ là
A. 5
B. 6
C. 7
D. 4
Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là ?
A. Al3+, PO43-, Cl-, Ca2+
B. K+, Ba2+, OH-, Cl-
C. Ca2+, Cl-, Na+, CO32-
D. Na+ , K+ , OH-, HCO32-
Cho các chất C6H6, C2H2, HCHO, C2H5OH. Số chất ở trạng thái khí ở điều kiện thường là:
A. 2
B. 5
C. 4
D. 3
Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (electron, proton, nơtron) cấu tạo nên nó là 34. Trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là ?
A. 14
B. 12
C. 11
D. 23
Phát biểu sau đây là đúng :
A. Trong hợp chất, tất cả các kim loại kiềm đều có số oxi hoá +1
B. Tất cả các kim loại nhóm IIA đều có mạng tinh thể lập phương tâm khối
C. Tất cả các hiđroxit của kim loại IIA đều dễ tan trong nước
D. Trong nhóm IA, tính khử của các kim loại giảm dần từ Li đến Cs
Amino axit mà muối của nó được dùng để sản xuất mì chính (bột ngọt) là ?
A. valin
B. lysin
C. axit glutamic
D. alanin
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Z từ dung dịch X và chất rắn Y:
Hình vẽ trên minh hoạ cho phản ứng nào sau đây:
Đốt cháy hoàn toàn một ancol X thu đuợc CO2 và H2O có tỉ lệ mol 3:4. Thể tích khí CO2 thu được khi đốt cháy bằng 0,75 lần thể tích oxi cần dùng để đốt (ở cùng điều kiện ). CTPT
A. C3H4O
B. C3H8O
C. C3H8O3
D. C3H8O2
Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “gạch cua” nổi lên là do
A. phản ứng thuỷ phân protein
B. sự đông tụ lipit
C. sự đông tụ protein
D. phản ứng màu của protein
Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là?
A. NH3
B. H2O
C. NaCl
D. HCl
Cho các chất: axit glutamic, saccarozơ, metylamoniclorua, vinylaxetat, phenol, glixerol, Gly-Gly. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH loãng, nóng là
A. 6
B. 3
C. 5
D. 4
Thuỷ phân hoàn toàn 4,34 gam tripeptit mạch hở X (được tạo nên từ hai α – amino axit có công thức dạng H2NCxHyCOOH) bằng dung dịch KOH dư, thu được 7,34 gam muối. Mặt khác thuỷ phân hoàn toàn 6,51 gam X bằng dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 9,825
B. 10,875
C. 7,250
D. 7,605
Cho 21,6 gam hỗn hợp gồm ancol etylic, axit fomic và etylenglicol tác dụng với kim loại Na dư thu được 0,3 mol H2. Khối lượng của etylenglicol trong hỗn hợp là
A. 6,2 gam
B. 15,4 gam
C. 12,4 gam
D. 9,2 gam
Cho các chất sau: etilen glicol, hexametylenđiamin, axit ađipic, phenol, axit ε-amino caproic, axit ω-amino enantoic. Hãy cho biết có bao nhiêu chất có thể tham gia phản ứng trùng ngưng?
A. 6
B. 4
C. 5
D. 3
Ion R3+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3d5. Vị trí của R trong bảng tuần hoàn là
A. Chu kì 4, nhóm IIB
B. Chu kì 3, nhóm VIIIB
C. Chu kì 4, nhóm VIIB
D. Chu kì 4, nhóm VIIIB
Ancol X no, đa chức, mạch hở, có 4 nguyên tử cacbon trong phân tử. Biết X không tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là
A. 2
B. 4
C. 5
D. 3
Số đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C8H10O, chứa vòng benzen, tác dụng được với Na, không tác dụng với dung dịch NaOH là
A. 4
B. 5
C. 3
D. 6
Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:2 vào nước (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (ở đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 7,8
B. 5,4
C. 43,2
D. 10,8
Trung hoà 7,76 gam hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở bằng dung dịch KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 12,32 gam muối khan. Nếu đốt cháy hoàn toàn 3,88 gam X thì thể tích oxi (đktc) cần dùng là
A. 5,60 lít
B. 3,36 lít
C. 4,48 lít
D. 6,72 lít
Hoà tan hết 5,16 gam oleum có công thức H2SO4.nSO3 vào nước dư. Trung hoà dung dịch thu được cần 60ml dung dịch KOH 2M. Giá trị của n là
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng?
(1) Khí CO2 thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với cacbon.
(2) Khí CO2 có trong khí quyển là nguyên nhân chính của hiện tượng mưa axit.
(3) Khí CO2 không duy trì sự sống và sự cháy thông thường.
(4) Khí CO2 được làm lạnh đột ngột ở tạo thành nước đá khô.
(5) Không được dùng cát khô hoặc khí CO2 để dập tắt đám cháy kim loại.
(6) CO2 là phân tử không phân cực, trong phân tử có 2 liên kết π.
(7) Trong phân tử CO2 liên kết ba phân cực mạnh nên CO tan nhiều trong nước.
(8) Khí CO không màu, mùi hắc, rất độc.
(9) Dung dịch các muối hiđrocacbonat đều có môi trường kiềm.
(10) NaHCO3 được dùng làm thuốc trị bệnh đau dạ dày, làm bột nở.
A. 3
B. 5
C. 4
D. 6
Cho dãy các chất: NaOH, HCl, CH3OH, NaCl và alanin. Trong điều kiện thích hợp, số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch muối mononatri glutamat là
A. 5
B. 3
C. 4
D. 2
Thủy phân hoàn toàn a mol peptit X mạch hở trong môi trường axit thu được 2a mol axit glutamic và 3a mol glyxin. Số nguyên tử oxi có trong peptit X là
A. 10
B. 12
C. 8
D. 6
Trong các nhận định sau, có mấy nhận định đúng?
(1) Photpho trắng tan nhiều trong benzen, CS2, ete.
(2) Photpho đỏ có cấu trúc polime.
(3) Photpho đỏ hoạt động hóa học yếu hơn photpho trắng.
(4) Khi làm thí nghiệm với photpho trắng, cần chú ý dùng kẹp gắp nhanh mẫu photpho trắng ra khỏi lọ và ngâm ngay vào bình đựng đầy nước khi chưa dùng đến.
(5) Photpho tác dụng dễ dàng với các hợp chất có tính oxi hóa mạnh như: HNO3 đặc, KClO3, K2Cr2O7.
(6) Phần lớn photpho sản xuất ra được dùng để sản xuất axit photphoric, phần còn lại chủ yếu dùng trong sản xuất diêm.
(7) Khi đốt nóng trong không khí, photpho trắng chuyển thành photpho đỏ là dạng bền hơn.
(8) Để bảo quản photpho đỏ, người ta ngâm chìm trong nước.
(9) Photpho tác dụng được với nhiều phi kim và thể hiện tính oxi hóa.
(10) Tương tự HNO3, dung dịch H3PO4 đặc có tính oxi hóa mạnh.
A. 5
B. 4
C. 3
D. 6
Cho các phát biểu sau:
(1) Photpho trắng có cấu trúc tinh thể phân tử, photpho đỏ có cấu trúc polime.
(2) Trong tự nhiên không có Si ở trạng thái tự do.
(3) NaHCO3 được dùng trong công nghiệp thực phẩm, thuốc chữa đau dạ dày do thừa axit.
(4) Kim cương được dùng làm đồ trang sức, mũi khoan, dao cắt thủy tinh, bột mài.
(5) H2SiO3 là axit rất yếu, yếu hơn cả axit cacbonic.
(6) CO cháy trong oxi hoặc không khí cho ngọn lửa màu lam nhạt, tỏa nhiều nhiệt.
Số phát biểu đúng là:
A. 3
B. 5
C. 4
D. 6
Thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột glucozơ ancol etylic. Lên men m gam tinh bột theo sơ đồ chuyển hóa trên, thu được 92 gam ancol etylic. Giá trị của m là:
A. 500
B. 225
C. 250
D. 450
Cho sơ đồ phản ứng sau:
Anđehit no, mạch hở X1 X2 X3 cao su buna
Anđehit no, mạch hở X4 X5 X3 cao su buna
Hãy cho biết: khi cho X1 và X4 với khối lượng bằng nhau tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, chất nào tạo ra lượng Ag nhiều hơn?
A. X1
B. bằng nhau
C. X4
D. không xác định được
X, Y là 2 axit cacboxylic đều mạch hở, Z là ancol no, T là este hai chức, mạch hở được tạo bởi X, Y, Z. Đun 38,86 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 400 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được ancol Z và hỗn hợp F gồm hai muối có tỉ lệ mọl 1:1. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khổi lượng bình tăng 19,24 gam, đồng thời thu được 5,824 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 15,68 lít O2 (đktc), thu được CO2, Na2CO3 và 7,2 gam H2O. Phần trăm khối lượng của T trong E gần nhất với
A. 48,88%
B. 26,44%
C. 33,99%
D. 50,88%
Dung dịch X gồm NaOH x mol/l và Ba(OH)2 y mol/l và dung dịch Y gồm NaOH y mol/l và Ba(OH)2 x mol/l. Hắp thụ hết 0,04 mol CO2 và 200 ml dung dịch X, thu được dung dịch M và 1,97 gam kết tủa. Nếu hấp thụ hết 0,0325 mol CO2 vào 200 ml dung dịch Y thì thu được dung dịch N và 1,4775 gam kết tủa. Biết hai dung dịch M và N phản ứng với dung dịch KHSO4 đều sinh ra kết tủa trắng, các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x và y lần lượt là:
A. 0,1 và 0,075
B. 0,05 và 0,1
C. 0,075 và 0,1
D. 0,1 và 0,05
Để 17,92 gam Fe ngoài không khí một thời gian thu được hỗn hợp X. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl loãng dư thu được 2,016 lít khí H2 (đktc) và dung dịch có chứa 22,86 gam FeCl2. Mặt khác hòa tan hết X trong 208 gam dung dịch HNO3 31,5% thu được dung dịch Y (không chứa ion NH4+). Để tác dụng hết với các chất có trong Y cần dùng dung dịch chứa 0,88 mol NaOH. Nồng độ Fe(NO3)3 trong dung dịch Y là
A. 26,56%
B. 25,34%
C. 26,18%
D. 25,89%
Cho m gam bột Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và NaHSO4 kết thúc phản ứng, thấy thoát ra hỗn hợp khí gồm NO và 0,04 mol H2; đồng thời thu được dung dịch X chỉ chứa các muối sunfat có khối lượng 64,68 gam và 0,6m gam hỗn hợp rắn không tan. Biết rằng khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của m là:
A. 23,6 gam
B. 25,2 gam
C. 26,2 gam
D. 24,6 gam
Đốt cháy 14,56 gam bột Fe trong hỗn hợp khí gồm O2 và Cl2 (tỉ lệ mol 1:1), sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp rắn X gồm các muối và các oxit (không thấy khí thoát ra). Hòa tan hết X trong dung dịch HCl thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Y thu được 109,8 gam kết tủa. Giá trị m là
A. 26,31 gam
B. 26,92 gam
C. 30,01 gam
D. 24,86 gam
Nung nóng hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 trong bình kín chứa không khí (gồm 20% thể tích O2 và 80% thể tích N2) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được Fe2O3 duy nhất và hỗn hợp khí Y gồm N2, SO2 và O2 có tỉ lệ mol tương ứng 16:2:1. Phần trăm khối lượng của FeS trong X là
A. 59,46%
B. 42,31%
C. 68,75%
D. 26,83%
Cho các phát biểu sau:
(1) Kali và natri được dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một vài lò phản ứng hạt nhân.
(2) Các kim loại khác nhau đều thể hiện tính chất hóa học khác nhau.
(3) Phương pháp điện phân dùng để tinh chế một số kim loại như Cu, Zn, Pb, Fe, Ag.
(4) Kim loại beri được dùng làm chất phụ gia để chế tạo các hợp kim bền chắc, không bị ăn mòn.
(5) Thạch cao sống dùng để sản xuất xi măng.
(6) Bột Al2O3 có độ cứng cao được dùng làm vật liệu mài. Số phát biểu đúng là
A. 6
B. 4
C. 3
D. 5
Hỗn hợp E gồm peptit X (CnH2n-1O4N3); peptit Y (CmH2m-3O6N5) và este Z (CnH2nO2). Đổt cháy hoàn toàn 20,99 gam E cần dùng 1,1425 mol O2 sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua nước vôi trong lấy dư, thu được 90,0 gam kết tủa. Nếu đun nóng 20,99 gam E cần dùng vừa đủ 250 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp T gồm 4 muối: trong đó có 3 muối của glyxin, alanin và valin. Phần trăm khối lượng của Y trong E là
A. 19,10%
B. 17,77%
C. 19,77%
D. 15,78%
Hỗn hợp X chứa ba peptit đều mạch hở, có tổng số nguyên tử oxi trong ba phân tử của ba peptit không quá 12. Khi đốt cháy mỗi peptit đều thu được CO2 có số mol nhiều hơn H2O là a mol. Đun nóng m gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 39,96 gam hỗn hợp X gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Nếu đốt cháy m gam X cần dùng 1,35 mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Giá trị của m là:
A. 25,56
B. 27,75
C. 26,28
D. 27,00
Cho a gam hỗn hợp A gồm Fe2O3, Fe3O4, Cu vào dung dịch HCl dư thấy có 1 mol axit phản ứng và còn lại 0,256a gam chất rắn không tan. Mặt khác, khử hoàn toàn a gam hỗn hợp A bằng H2 dư thu được 42 gam chất rắn. Tính phần trăm về khối lượng Cu trong hỗn hợp A?
A. 50%
B. 25,6%
C. 32%
D. 44,8%
Dung dịch X gồm Cu(NO3)2 aM và KCl bM
- Điện phân dung dịch X với điện cực trơ, dòng điện một chiều sau t giây thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và dung dịch X. Cho Fe dư vào dung dịch X thấy khối lượng thanh Fe giảm 0,6 gam.
- Điện phân dung dịch X trong điều kiện như trên sau 2t giây thu được dung dịch Y. Cho Fe dư vào dung dịch Y thì khối lượng thanh Fe giảm 2,1 gam.
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn và NO là sản phẩm khử duy nhất của HNO3.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. tỷ số b:a = 0,75
B. tại thời điểm 2t giây cả hai muối đều bị điện phân hết
C. tại thời điểm 1,8t giây thì thể tích khí (đktc) ở anot là 1,232 lít
D. tại thời điểm 1,5t giây muối Cu(NO3)2 bị điện phân chưa hết
Hòa tan hết hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 trong dung dịch chứa 0,6 mol HCl, thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ với cường độ dòng điện không đổi. Quá trình điện phân được biểu diễn theo đồ thị sau:
Nếu cho dung dịch AgNO3 đến dư vào X, kết thúc phản ứng thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất của N+5) đồng thời thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là.
A. 90,42 gam
B. 89,34 gam
C. 91,50 gam
D. 92,58 gam
Hỗn hợp E chứa hai hợp chất hữu cơ gồm chất X (C2H7O3N) và chất Y (CH6O3N2). Đun nóng 18,68 gam E với 400 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 4,48 lít (đktc) một khí duy nhất có khả năng mà quì tím ẩm hóa xanh và hỗn hợp Z gồm các hợp chất vô cơ. Nung nóng Z đến khối lượng không đổi, thu được m gam rắn khan. Giá trị m là
A. 27,22 gam
B. 21,44 gam
C. 22,72 gam
D. 24,14 gam