15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết (đề số 10)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Ở nhiệt độ thường, kim loại Ba phản ứng với nước tạo thành

A. Ba(OH)2 và H2.

B. Ba(OH)2 và O2.

C. BaO và H2.

D. BaO và O2.

Câu 2:

Trùng hợp chất nào sau đây tạo thành polime dùng để sản xuất tơ?

A. CH2=CH2.

B. CH2=CH–CN.

C. CH2=CH–Cl.

D. CH2=CH–CH=CH2.

Câu 3:

Trong các dung dịch có cùng nồng độ 0,1 M sau đây, dung dịch nào có giá trị pH nhỏ nhất?

A. KOH.

B. H2SO4.

C. HCl.

D. Ba(OH)2.

Câu 4:

Sục khí nào sau đây vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được kết tủa trắng?

A. CO2.

B. N2.

C. CO.

D. H2.

Câu 5:

Số nguyên tử hiđro trong phân tử anlyl propionat là

A. 6.

B. 8.

C. 10.

D. 12.

Câu 6:

Kim loại nào sau đây không phản ứng được với dung dịch H2SO4 (loãng, nguội)?

A. Fe.

B. Zn.

C. Ag.

D. Mg.

Câu 7:

Trong quá trình luyện gang, người ta thường sử dụng chất nào sau đây để loại bỏ tạp chất SiO2 ra khỏi gang?

A. CaCO3.

B. CO.

C. Ca.

D. CO2.

Câu 8:

Trong môi trường kiềm, Cl2 oxi hóa ion Cr3+ thành

B. Cr2+.

Câu 9:

Để tăng cường sức chống rét, chống sâu bệnh và sức chịu hạn của cây, người ta dùng

A. phân đạm.

B. phân lân.

C. phân kali.

D. phân vi lượng.

Câu 10:

Chất nào sau đây là đồng phân của CH3COOCH3?

A. CH3COOC2H5.

B. C2H5COOH.

C. C2H5CHO.

D. C2H5COOCH3.

Câu 11:

Axit nào sau đây làm mất màu nước brom?

A. Axit axetic.

B. Axit acrylic.

C. Axit ađipic.

D. Axit oxalic.

Câu 12:

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố thuộc chu kì 3, nhóm IIIA là

A. Al.

B. Cu.

C. Ba.

D. Zn.

Câu 13:

Thể tích dung dịch glucozơ 0,4M tối thiểu cần dùng để hòa tan hoàn toàn 4,9 gam Cu(OH)2 là

A. 250 ml.

B. 500 ml.

C. 400 ml.

D. 125 ml.

Câu 14:

Cho 12 gam hỗn hợp X gồm Zn và Si tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 9,408 lít H2 (đktc). Phần trăm số mol của Si trong X là

A. 33,75%.

B. 27,00%.

C. 55,56%.

D. 66,25%.

Câu 15:

Cho các chất sau: tinh bột, triolein, saccarozơ, vinyl axetat, phenyl axetat, Ala–Val. Số chất tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit là

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 16:

Thủy phân hoàn toàn 13,72 gam este đơn chức, mạch hở X trong dung dịch KOH vừa đủ, thu được ancol Y và 15,12 gam muối, số nguyên tử H trong phân tử X bằng

A. 4.

B. 6.

C. 8.

D. 10.

Câu 17:

Este X có công thức phân tử C5H10O2. Thủy phân X trong dung dịch NaOH, thu được ancol Y. Đun Y với H2SO4 đặc (ở nhiệt độ thích hợp), thu được hỗn hợp 3 anken. Tên gọi của X là

A. sec–butyl fomat.

B. tert–butyl fomat.

C. etyl propionat.

D. isopropyl axetat.

Câu 18:

Cho 0,8 mol Ba vào 500 ml dung dịch CuSO4 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng dung dịch giảm m gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của m là

A. 56,9.

B. 57,5.

C. 56,7.

D. 55,9.

Câu 19:

Tiến hành các thí nghiệm như hình vẽ sau.

Nhận xét nào sau đây sai?

A. Sau khi kết thúc các phản ứng, cả hai ống nghiệm đều thu được dung dịch có màu xanh.

B. Ống nghiệm (1) có khí màu nâu đỏ bay lên.

C. Ống nghiệm (2) có khí không màu bay lên, sau đó chuyển nhanh sang màu nâu đỏ.

D. Cả hai ống nghiệm đều có khí không màu thoát ra.

Câu 20:

Cho các phản ứng sau:

(1) P + 5HNO3(đặc) t0 H3PO4 + 5NO2↑ + H2O;

(2) Ca3(PO4)2 + 3H2SO4(đặc)t0  2H3PO4 + 3CaSO4↓;

(3) Ca3(PO4)2 + 2H2SO4(đặc) t0 Ca(H2PO4)2 + 2CaSO4↓;

(4) Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 t0 3Ca(H2PO4)2.

Các phản ứng xảy ra trong quá trình sản xuất supephotphat kép là

A. (1), (3).

B. (2), (4).

C. (2), (3).

D. (1), (4).

Câu 21:

Cho 9,44 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được 15,28 gam muối, số amin thỏa mãn tính chất của X là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 22:

Cho m gam P2O5 tác dụng với 440 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 2m gam hỗn hợp chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 26,98.

B. 15,62.

C. 39,76.

D. 17,85.

Câu 23:

Hòa tan hoàn toàn a mol FeS2 và b mol FeCO3 vào dung dịch HNO3, thu được dung dịch chứa một muối duy nhất và hỗn hợp khí gồm CO2 và NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Tỉ lệ a : b bằng

A. 3 : 1.

B. 1:2.

C. 2:l.

D. 1 : 3.

Câu 24:

Cho năm hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm hai chất rắn có số mol bằng nhau: K2O và Al2O3; Cu và Fe2(SO4)3; CaCl2 và K2CO3; Na và Al2O3; Ca và KHCO3. Số hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ tạo ra dung dịch là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 25:

Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: CuSO4, FeCl2, Al2(SO4)3, Na2CO3, (NH4)2SO4, NH4NO3, có thể dùng thuốc thử nào sau đây?

A. Kim loại K.

B. Dung dịch NaOH.

C. Dung dịch BaCl2.

D. Kim loại Ba.

Câu 26:

Sục 3,92 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa Ca(OH)2 0,012M và NaOH 0,027M. Sau phản ứng, thu được dung dịch chỉ chứa hai chất tan có cùng nồng độ mol và a gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của a là

A. 7.

B. 8.

C. 9.

D. 10.

Câu 27:

Từ chất X (C9H16O4), thực hiện các phản ứng theo sơ đồ sau:

+NaOH,t0 X1 +H2SO4 loãngX2 +X3 (t0,p,xt)Nilon - 6,6.

Số công thức cấu tạo phù hợp của X là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 28:

Cho a mol hỗn hợp X gồm ba ancol mạch hở tác dụng vừa đủ với kali, thu được 26,28 gam hỗn hợp muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z cần vừa đủ 10,976 lít O2 (đktc), thu được K2CO3 và 0,6 mol hỗn hợp CO2 và H2O. Giá trị của a là

A. 0,16.

B. 0,18.

C. 0,20.

D. 0,22.

Câu 29:

Cho X, Y, Z và T là các chất khác nhau trong số 4 chất: ancol metylic, anđehit fomic, axit fomic và metylamin và các tính chất sau:

Chất

X

Y

Z

T

Nhiệt độ sôi (°C)

64,7

–19

100,8

–33,4

pH (0,001 M)

7,00

7,00

3,47

10,12

Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Chất T là CH3OH.

B. Chất Z là HCOOH.

C. Chất X là HCHO.

D. Chất Y là CH3NH2.

Câu 30:

Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

Y  

Mỗi mũi tên là một phản ứng hóa học. Các chất X, Y, Z lần lượt là:

A. CrO3, K2CrO4, K2Cr2O7.

B. Cr, Cr(OH)3, K2CrO4.

C. Cr2O3, KCrO2, K2CrO4.

D. Cr(OH)3, K2CrO4, K2Cr2O7

Câu 31:

Tiến hành các thí nghiệm sau ở nhiệt độ thường:

(a) Cho nhôm cacbua (Al4C3) vào nước dư.

(b) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.

(c) Cho từ từ dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2.

(d) Sục khí CO2 dư vào dung dịch Na2SiO3.

(e) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch (NH4)3PO4.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 32:

Cho các phát biểu sau:

(a) Etyl butirat và etyl propionat đều có mùi thơm của dứa.

(b) Đốt cháy hoàn toàn tristearin, thu được khối lượng CO2 nhiều hơn khối lượng H2O.

(c) Khi có mặt axit vô cơ hoặc kiềm làm xúc tác, dung dịch saccarozơ bị thủy phân.

(d) Hợp chất H2N–CH2CONH–CH(CH3)–COOH là một đipeptit.

(e) Nhựa novolac là chất rắn, dễ nóng chảy, dễ tan trong một số dung môi hữu cơ.

(f) Etyl aminoaxetat và α–aminopropionic là đồng phân cấu tạo của nhau.

Số phát biểu đúng là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 33:

Hỗn hợp X gồm glyxin, valin và một axit cacboxylic đa chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 0,69 mol O2, thu được CO2, 13,32 gam H2O và 2,24 lít N2 (đktc). Phần trăm khối lượng của glyxin trong X là

A. 40,94%.

B. 43,67%.

C. 54,05%.

D. 34,06%.

Câu 34:

Cho 125 ml dung dịch Ba(OH)2 0,04M vào dung dịch chứa KHCO3 và Na2CO3. Sau phản ứng, lọc tách kết tủa, thu được dung dịch X chứa m gam chất tan. Cho từ từ dung dịch HCl 0,1M vào X, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau.

Giá trị của m là

A. 2,182.

B. 1,798.

C. 1,862.

D. 2,054.

Câu 35:

Cho ba peptit X, Y, Z  đều mạch hở. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm X (x gam), Y (y gam), Z (z gam) trong 80 gam dung dịch NaOH 30% (vừa đủ), thu được  gam hỗn hợp muối của glyxin, alanin và valin. Biết phân tử X, Y, Z có cùng số nguyên tử hiđro và có tổng số nguyên tử oxi bằng 15. Tỉ lệ x : z có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 1,5.

B. 1,6.

C. 1,7.

D. 1,8.

Câu 36:

Nung m gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, Fe(OH)2, MgCO3 và CuO trong bình chân không. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y gồm ba oxit; hỗn hợp khí và hơi Z gồm NO2, CO2 và H2O, có tỉ khối so với H2 là 19,25. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch chứa 0,2 mol H2SO4 và 0,6 mol HCl, thu được dung dịch chỉ chứa 60,5 gam muối trung hòa. Số mol của CuO trong m gam X là

A. 0,06 mol.

B. 0,08 mol.

C. 0,10 mol.

D. 0,12 mol.

Câu 37:

Hiđro hóa hoàn toàn 30,6 gam hỗn hợp E gồm hai este mạch hở X và Y (X đơn chức, Y hai chức) cần vừa đủ 0,15 mol H2. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol E, thu được 23 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Đun nóng 0,1 mol E trong dung dịch KOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp hai ancol đơn chức và m gam hỗn hợp muối của các axit cacboxylic. Biết trong E, nguyên tố cacbon chiếm 47,06% về khối lượng. Giá trị của m là

A. 13,8.

B. 11,4.

C. 10,1.

D. 12,5.

Câu 38:

Hòa tan hoàn toàn 18,85 gam hỗn hợp X gồm Al, FeS và Cu(NO3)2 trong 680 ml dung dịch HNO3 1M, thu được dung dịch Y chỉ chứa 51,53 gam muối trung hòa và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O, có tỉ khối so với He là 8,5. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH (loãng, đun nóng) thì số mol NaOH phản ứng tối đa 0,83 mol. Phần trăm khối lượng của Al trong X là

A. 21,49%.

B. 14,32%.

C. 22,92%.

D. 17,19%.

Câu 39:

Cho m gam dung dịch muối X vào m gam dung dịch muối Y, thu được 2m gam dung dịch Z (chỉ gồm hai chất tan). Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Z, kết thúc các phản ứng, gạn bỏ dung dịch, thu được hỗn hợp T gồm hai loại kết tủa. Cho T vào dung dịch HCl (loãng, dư), thu được kết tủa màu trắng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Các dung dịch X và Y lần lượt là:

A. KHSO4 và KHSO3.

B. Na2CO3 và KHSO4.

C. KHSO4 và K2HPO4.

D. Na2SO4 và NaHSO4.

Câu 40:

Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg và Al vào dung dịch chứa FeCl2 16,51% và CuCl2 12,15%. Sau phản ứng, thu được 3m gam hỗn hợp kim loại và dung dịch Y. Cho Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được 134,92 gam kết tủa. Mặt khác, cho Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 11,2 gam hỗn hợp rắn. Bỏ qua sự thủy phân của muối trong dung dịch. Nồng độ phần trăm của AlCl3 trong Y là

A. 10,31%.

B. 8,63%.

C. 11,51%.

D. 8,45%.